Chùa Kim Liên – Cổ tự được mệnh danh Bông sen vàng trên mặt nước Tây Hồ

Thủ đô Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước mà còn là nơi lưu giữ số lượng lớn những ngôi chùa mang giá trị tâm linh Phật giáo lâu đời. Trong hành trình hành hương về Hà Thành, du khách và Phật tử gần xa không thể bỏ qua cổ tự mang tên chùa Kim Liên. Được đánh giá là một trong 10 di tích kiến trúc cổ đặc sắc nhất Việt Nam, chùa Kim Liên Hà Nội không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc uy nghiêm mà còn cả về bề dày lịch sử hơn 500 năm từ thời nhà Lý, nhà Trần.

NỘI DUNG

Chùa Kim Liên – Đôi nét về lịch sử cổ tự linh thiêng bậc nhất Hà Nội

Chùa Kim Liên (Tên chữ: 金蓮寺 – Kim Liên tự) là ngôi chùa nằm tại địa phận phố Từ Hoa, làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Vị trí chùa nhìn được ra Hồ Tây thơ mộng, kết hợp với quang cảnh linh thiêng chốn cửa thiền khiến ngôi chùa này được mệnh danh là “Bông sen vàng trên mặt nước Tây Hồ”.

chùa kim liên tây hồ hà nội

Lịch sử hình thành và phát triển chùa Kim Liên được ghi lại rằng: Trước đây vào thời Lý, vua Lý Thần Tông (1128-1138) đã cho lập ở vị trí này một cung điện mang tên Từ Hoa. Từ Hoa công chúa, con gái vua Lý Thần Tông cùng các cung nữ đã trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải tại đây. Khi công chúa qua đời, tại nền cũ của cung điện được dựng lên một ngôi chùa.

Đến Trần, trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên, ngôi chùa này cũng được mang tên là Đống Long. Sang thời Lê, chùa đổi tên thành Đại Bi. Tấm bia trong chùa dựng thời vua Lê Nhân Tông ghi rõ: “năm Thái Hòa thứ nhất (tức năm 1443) dựng chùa, gọi là chùa Đại Bi”.

Năm 1771 đời Lê Cảnh Hưng, chùa được tu bổ trên quy mô lớn và được đổi thành Kim Liên Tự (chùa Kim Liên).

Năm 1792 đời vua Quang Trung, chùa được xây dựng lại một số hạng mục. Sau 1 năm thì hoàn thiện với diện mạo cơ bản giống như hiện nay.

Xem thêm: Tổng hợp thông tin về di tích lịch sử Phật giáo chùa Cổ Lễ nổi tiếng bậc nhất Nam Định  

Chùa được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 28 tháng 4 năm 1962. Vẻ đẹp của chùa Kim Liên đã được ghi lại trong Tang thương ngẫu lục của Danh sĩ Phạm Đình Hổ rằng: 

“…chùa xoay lương ra sông Nhị, hồ Tây quanh trước mắt, khói sóng man mác, trời nước một màu…”, 

“… phía bên trái có mấy gò nổi, tháp gạch xây ở trên, khóm trúc, cội tùng phơ phất…”

Tham quan kiến trúc độc đáo của chùa

Đến địa phận làng Nghi Tàm, du khách rất dễ dàng nhận ra vị trí chùa Kim Liên. Phong cách kiến trúc chùa ảnh hưởng từ nguồn cội là một cung điện và thờ một tôn thất nhà Lý, nên mang nhiều dáng vẻ của một cung đình. 

chùa kim liên tây hồ hà nội

Cổng Tam quan chùa Kim Liên được đánh giá là bề thế và độc đáo so với những cổng chùa khác cùng thời. Kiến trúc Tam quan nổi bật lên những hình chạm nổi với hình rồng, hình hoa lá tinh tế trên mặt gỗ. Tổng thể gồm một hàng bốn cột gỗ tròn, bên trên có hệ con sơn đua rộng ra phía tầng dưới, thu hẹp dần ở tầng tên đỡ bộ vì mái với những tàu đao vút cong. Đầu đao có gắn hình tứ linh bằng gốm nung tinh xảo. Chính giữa cửa chùa là ba chữ sơn son “Kim Liên Tự” nghĩa là chùa Kim Liên.

chùa kim liên hà nội
Cổng Tam quan chùa Kim Liên được đánh giá là độc đáo và đặc biệt trong số các ngôi chùa. Tại đây có tấm bia đá được đánh giá là cổ nhất Hà Nội

Bố cục các hạng mục từ ngoài vào trong được sắp xếp đối xứng nhau qua trục ở chính giữa. Bước qua cổng Tam quan, du khách sẽ được tham quan chiêm ngưỡng những tấm bia đá tại khuôn viên chùa. Bia đá chùa Kim Liên có kích cỡ khoảng 0,8×1,2m, bề mặt có nhiều hình chạm nổi. Theo các nhà nghiên cứu, tấm bia chùa nằm tại phía bên phải cổng chùa được dựng vào đời vua Lê Nhân Tông (năm 1443). Đây là tấm bia cổ nhất ở Hà Nội cho đến hiện nay.

Xem thêm: Thư viện Phật giáo nổi tiếng nhất Hà Thành mang tên chùa Tứ Kỳ có gì đặc biệt? 

Đối diện cổng Tam quan là chính điện gồm ba nếp chùa xếp song song theo hình chữ “tam” (三). Ba nếp chùa lần lượt là chùa Hạ, chùa Trung quay mặt về hướng Tây và chùa Thượng quay mặt về phía Đông, được liên kết với nhau bằng tường gạch để trần có trổ cửa sổ tròn lồng chữ nhà Phật. Mỗi chùa đều gồm hai tầng tám mái kiểu chồng diêm, ngói vảy, đầu đao bằng gỗ mềm mại, chạm khắc tinh xảo. Giữa các nếp chùa có một khoảng trống để ánh sáng tự nhiên chiếu rọi vào.

chùa kim liên hà nội
Khuôn viên chùa rộng rãi, thanh tịnh

 

chùa kim liên hà nội
Tiền đường chùa Kim Liên

 

chùa kim liên hà nội
Khuôn viên kiến trúc chùa

chùa kim liên tây hồ hà nội

Hai bên tại trung đường đều có cửa ngách thông sang sân sau. Khoảng sân này dẫn đến các dãy nhà khách, nhà Ni, nhà Tổ.

chùa kim liên
Bên trong khu vực nhà tổ

Tượng Phật tại chùa Kim Liên

Bên trong chùa Kim Liên Tây Hồ Hà Nội hiện còn lưu giữ rất nhiều pho tượng quý. Các pho tượng tại chùa đều mang phong cách điêu khắc thế kỷ 18-19, mang nhiều điểm giống chùa Tây Phương (Hà Tây)..

Phật điện tại hậu cung được bài trí các pho tượng Phật thành hai lớp. Trên cùng gồm: bộ Tam thế, tượng A-di-đà, tượng Quan Thế Âm và tượng Đại thế Chí ngồi hai bên, tượng A Nan Đà và Ca diếp đứng chắp tay. Lớp dưới là tượng Quân âm chuẩn đề, tượng Ngọc Hoàng và tòa Cửu Long. Bên trái là ban thờ tượng Quan Âm Tống Tử.

Xem thêm: Hành trình tìm hiểu ngôi chùa trong động núi đá – chùa Tam Thanh (Lạng Sơn) 

chùa kim liên
Chính điện chùa

 

chùa kim liên
Phật điện

chùa kim liên

Trong chùa còn có một pho tượng Tôn Ngộ Không, nhìn từ phía nào cũng thấy hình như không đứng im. Ngoài ra, chùa Kim Liên còn có tượng Tĩnh đô vương Trịnh Sâm có hình dạng như một người trung niên, râu ba chòm, mình mặc áo cà sa, tay cầm hốt, đầu lại đội mũ miện. Ngài là người đã cấp tiền hưng công và tu tạo chùa vào năm 1771. Nhưng cũng có người cho rằng đó là tượng của một vị hòa thượng coi giữ chùa nguyên là nội thị trong phủ chúa Trịnh.

Lễ chùa Kim Liên cần chú ý điều gì?

Là ngôi chùa mang nhiều giá trị tâm linh Phật giáo bậc nhất Hà Thành, lại nằm cạnh Hồ Tây thơ mộng và thanh tịnh, chùa Kim Liên luôn thu hút hàng ngàn người tới hành hương và dừng chân tham quan vãn cảnh. Đồng thời thành tâm lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe. 

Tới chùa Kim Liên Hà Nội lễ bái, mọi người nên ăn mặc lịch sự, không hở hang. Qua Tam quan đến Tam bảo về nhà Tổ lễ tạ, khi lễ đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị tiền lẻ và sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. 

Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.

chùa kim liên
Oản Tài Lộc là vật lễ trang trọng, ý nghĩa mà lại không kém phần chỉn chu để chiêm bái cửa Phật
chùa kim liên
Với sự am hiểu về tâm linh, các nghệ nhân tại Oản cô Tâm luôn sáng tạo ra những mẫu Oản lễ thiết kế độc, đẹp và ý nghĩa

Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ