Phụ nữ đến tháng có nên đi chùa hay không là câu hỏi băn khoăn của rất nhiều chị em phụ nữ khi muốn tới chốn linh thiêng nhà Phật.
NỘI DUNG
Những quan niệm dân gian liên quan tới phụ nữ tới tháng
Vào thời xa xưa, chỉ riêng con gái, phụ nữ khi tới tháng đã được dạy bảo rằng:
- Không vào Hậu cung của Đình, Đền, nghè, miếu
- Không được vén y môn đứng trước bàn Thờ họ, nhà Thờ chi……
- Không được vào trong Đình làng, chỉ được đứng ngoài giọt gianh, trừ khi bê cỗ phục vụ.
- Vào đền thờ chùa chiền hay miếu thờ ngày sóc vọng để làm lễ thì đi thẳng, đứng lễ cũng phải đứng tránh không trực diện.
- Nếu là cô Đồng nghiêm cấm khi xin đài hoặc kêu khấn trên Sập mà ngồi xếp chân, phải buộc quỳ. Khi ra khỏi đền chùa hay miếu… là phải đi giật lùi đến thềm ngoài mới được quay ngược lại.
Xem thêm: Tất tần tật về Chú Đại Bi và nghi thức trì tụng
Những phong tục này bắt nguồn từ hiện tượng không giải thích được sau đây:
– Nếu nhà có chum tương mà phụ nữ đến tháng chỉ cần múc nước tương chum tương sẽ hỏng.
– Có giàn trầu không, phụ nữ đến tháng chỉ cần ra hái là chỉ ngày một ngày hai giàn trầu sẽ nổ đốt rụng hết lá như gặp kỳ sương muối.
– Nếu phụ nữ đến tháng mà bẻ cau thì buồng cau non sẽ rụng hết thì thôi.
– Xưa kia nếu phụ nữ đến tháng mà mang quần áo (dù không phải của mình) ra giếng làng hay ao làng giặt thì 100% một lúc sau ao làng (hoặc giếng làng) sẽ nổi váng vàng đen và có mùi tanh khó ngửi.
Phụ nữ tới tháng có đi chùa được không?
Với những lý do trên, phụ nữ tới tháng thời xưa sẽ bị cấm đến khu vực đền chùa. Bởi chốn nhà chùa vốn là nơi các vị Phật, Bồ Tát, các đấng Chí Tôn hiện diện. Trong chùa còn có Hư không, có Pháp, nơi đây tỏa ra nguồn năng lượng vô cùng sạch sẽ, tinh tươm.
Thời nay, nhiều người vẫn thắc mắc tới tháng có đi chùa được không do vẫn ảnh hưởng suy nghĩ và quan niệm của phong tục xưa.
Tuy nhiên ta cần phải hiểu rõ được hành kinh mỗi tháng là chu trình sinh lý bình thường của phụ nữ. Đó là một định lý tự nhiên mà không người phụ nữ nào tránh khỏi.
Ngày xưa, khi những điều kiện vệ sinh chưa phát triển, trong những ngày hành kinh người phụ nữ cần hết sức ý tứ, giữ gìn đề phòng có thể gây ô uế mọi lúc, mọi nơi nên hình thành tập tục kiêng kỵ không đi đến đền, chùa, bàn thờ, những chốn linh thiêng nói chung.
Ngày nay các thiết bị vệ sinh và y tế đã phát triển, đảm bảo cho người phụ nữ luôn sạch sẽ trong những ngày hành kinh để tham gia mọi sinh hoạt cuộc sống bình thường. Nên thiết nghĩ những tập tục có tính kiêng kỵ này không còn phù hợp nữa.
Xem thêm: Kinh Phật là gì? Hiểu rõ về Kinh Phật
Theo Phật giáo, cơ thể con người vốn dĩ bất tịnh, không sạch sẽ. Ngay cả khi chúng ta tự nhận là sạch sẽ nhất cũng ô uế vô cùng. Nên trong những ngày hành kinh, nếu tuân thủ các điều kiện chuẩn về vệ sinh, người phụ nữ vẫn có thể tham gia các sinh hoạt bình thường, kể cả các hoạt động tôn giáo mà không kiêng kỵ gì cả.
Trong các chùa viện của chư Ni hay các khóa tu có nữ giới tham dự hiện nay, những vị đang hành kinh thường được miễn giảm chấp tác, công phu, lễ bái, hành thiền (hoặc tu tập tự do, không theo thời khóa, không phải lên chánh điện hay thiền đường với đại chúng) là vì lý do sức khỏe hơn là vì “ô uế”.
Từ những lý giải trên, chúng ta đều hiểu rằng, không có bất kỳ ai cấm cản chị em đến chùa, dù là vào thời điểm nào. Đặc biệt khi chị em cùng đường đau khổ, cửa Phật luôn rộng mở như một chốn về để chị em nương tựa.
Tuy nhiên, Phật tử cũng nên cân nhắc khi đến chùa ngày đến tháng. Việc các nữ phật tử lễ chùa trong những ngày đó không có gì bất kính với Phật. Nhưng lúc này cơ thể sẽ yếu hơn bình thường, tại đền chùa luôn tồn tại các vong linh xấu tìm cách xâm nhập, làm hại dẫn đến bệnh tật hoặc những điều không hay về sau.
Những lưu ý khi đi chùa ngày “đèn đỏ”
Bên cạnh thắc mắc tới tháng đi chùa được không thì những lưu ý khi đi chùa ngày này cũng là điều cần ghi nhớ:
- Trước khi đến chùa cụ thể trước khi cúng bái, niệm Phật nên rửa tay, súc miệng, giữ vệ sinh thân thể thân thể sạch sẽ, y phục nghiêm trang để thể hiện nhất tâm thành kính.
- Mặc quần áo tối màu hoặc đồ lam đi chùa, những trang phục này vừa thuận tiện, thoải mái khi quỳ lạy và cũng toát lên sự trang nghiêm, nghiêm túc của chính chị em với đạo.
- Mặc dù không có nhiều kiêng kỵ đối với phụ nữ thời kỳ hành kinh đến chùa, nhưng chị em vẫn phải tinh tế, nhìn trước ngó sau, để tâm kỹ về tình trạng hiện tại của mình, đừng để vấy bẩn trước mặt nhiều người và trước đấng thần linh, đó là mang tội.
- Thật kính cẩn trước điện thờ, không nên quay lưng về phía các vị Phật, Bồ Tát mà phải đi lui, cúi đầu. Đây không phải là quy tắc mà là thể hiện sự tôn kính đối với các bậc Chí Tôn Vô Thượng.