Thông tin về chùa Tứ Kỳ – Thư viện Phật giáo nổi tiếng tại Hà Nội

Có lẽ nhiều du khách và Phật tử gần xa không hề biết rằng, ngay tại quốc lộ 1A gần trung tâm Hà Nội có một ngôi chùa mang tên chùa Tứ Kỳ. Ngôi chùa này có gì đặc biệt? Vị trí, kiến trúc ngày nay và kinh nghiệm đi lễ chùa Tứ Kỳ được cập nhật đầy đủ tại bài viết này

NỘI DUNG

Đôi nét về chùa Tứ Kỳ (Hà Nội

Xưa kia, làng Tứ Kỳ (tên Nôm: Đình Gạch) nằm ngay phía Nam kinh thành Thăng Long, có vị trí địa lý án ngữ đường thủy vào kinh thành. Chính vì vậy, đây cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước và dân tộc. Địa lý lịch sử và cảnh quan thiên nhiên đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển những di tích lịch sử văn hóa của làng Tứ, trong đó có ngôi chùa Tứ Kỳ.

Chùa Tứ Kỳ (tên chữ: Linh Tiên tự) ngày nay nằm tại địa phận thôn Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Chùa được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa vào năm 1995.

Lịch sử hình thành và phát triển

Dựa vào tấm bia tại chùa khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa (1687), có thể cho rằng chùa được xây dựng trước năm này. Đồng thời được trùng tu quy mô lớn vào thời Nguyễn dựa vào những kiến trúc và vật chất còn lưu giữ đến ngày nay.

Chùa và đầm sen sau chùa từng là nơi hoạt động bí mật của cán bộ Đảng và chính quyền các cấp trong thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy nhiên, vào thời gian này chùa đã bị quân giặc phá hủy để tiêu thổ, do nằm gần vị trí nhà Ga Văn Điển sát đường quốc lộ 1A. Các công trình kiến trúc của chùa bị hư hại nặng nề.

Xem thêm: Chùa Hưng Ký – Lịch sử và kiến trúc đặc biệt của ngôi chùa gốm sứ duy nhất tại Hà Nội 

Sau đó, nhờ nhân dân xung quanh, chính quyền địa phương cùng các nhà hảo tâm gần xa, chùa đã được phục dựng tôn tạo lại để phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh của cộng đồng.  Song bằng chứng của tội ác chiến tranh vẫn còn đó, tiêu biểu là trụ biểu bên phải tiền đường bị bom phá cụt phần búp sen. Các vị sư trụ trì chùa đều là những người có tâm huyết, đạo pháp và lòng yêu nước. Sư cụ Đàm Dần trụ trì tại chùa đã tham gia đóng góp vào hoạt động cách mạng và được chính phủ tặng thưởng huy chương kháng chiến. 

Kiến trúc chùa

Chùa Tứ Kỳ có quy mô bề thế khang trang so với một số ngôi chùa khác trong vùng. Với không gian rộng rãi, thanh tịnh, các hạng mục công trình kiến trúc tại chùa đều được quy hoạch tập trung theo chiều sâu bao gồm Cổng Tam quan, Tiền đường, Thượng điện, nhà bia, hai nhà dải vũ, tháp Phật, điện thờ Mẫu. Chùa hiện có khoảng hai chục pho tượng tròn được tạo tác từ thế kỷ XVII đến nay.

chùa tứ kỳ hà nội
Toàn cảnh chùa Tứ Kỳ nhìn từ trên cao

Chùa quay mặt về hướng Đông nhìn ra đường quốc lộ 1A, phía đông hồ Linh Đàm. Cổng tam quan được xây hai tầng, kiến trúc tầng dưới theo kiểu ba cửa vòm cuốn còn tầng trên là chồng diêm bốn mái. Cổng được trang trí bởi các hình đắp lưỡng long chầu nguyệt, hình rồng đuôi xoắn hay hình bốn chim phượng đầu quay bốn hướng, đuôi chụm vào nhau,… Thân trụ được tạo gờ nổi, trên ghi đôi câu đối chữ Hán. Cổng chùa được tôn tạo lần gần nhất vào năm 2013.

Xem thêm: Những lý do khiến chùa Cổ Lễ (Nam Định) là địa điểm hành hương tâm linh nổi tiếng nhất định phải ghé tới 

chùa tứ kỳ hà nội
Cổng chùa Tứ Kỳ được sang sửa bề thế, khang trang

Qua cổng tam quan, du khách sẽ thấy hai bên tả hữu là lối vào hai nhà bia. Nhà bia chùa được xây kiểu mặt bằng hình vuông với mái chồng diêm, trụ là bốn cột tròn. Tại mỗi nhà bia đặt một tấm bia dẹt được dựng trên lưng rùa được khắc vào năm 1687. Tại đây nhìn về bên phải sân chùa sẽ thấy đầu hồi của đình làng Tứ Kỳ. Bên trái sân có một ngọn tháp đá nhỏ cao 4 tầng và tượng Quán Thế Âm Bồ Tát bằng đá trắng.

Ra khỏi nhà bia đi theo con đường được lát đá phẳng phiu, du khách sẽ tiến về khu chùa chính. Nhà tiền đường gồm 5 gian quay về  hướng Đông Bắc, kiến trúc cũng xây kiểu chồng diêm hai tầng 8 mái phân thượng tứ – hạ tứ. Điều đặc biệt là Tiền đường được xây trên nền cao hơn mặt sân 1m.

chùa tứ kỳ

chùa tứ kỳ
Khuôn viên chùa Tứ Kỳ

chùa tứ kỳ hà nội

Các bộ vì kèo kết cấu kiểu “chồng rường giá chiêng”, các cột gỗ đỡ mái tạo tròn kiểu “thượng thu – hạ thách “ được đặt trên chân tảng trên tròn dưới vuông. Sát tường hậu tiền đường, bên phải đặt tượng Thánh Hiền, bên trái là tượng Đức Ông. 

chùa tứ kỳ
Bên trong chùa

Tòa thượng điện cao nhất gồm 3 tầng 12 mái, bao gồm một đầu nối với gian giữa tiền đường theo kiến trúc hình chữ Đinh. Dọc gian giữa thượng điện là hệ thống bệ thờ xây gạch bày các bộ tượng: Quan Âm Nam Hải ở giữa, hai bên là 2 vị Bồ Tát, sau đó là bộ tượng A Di Đà tam tôn, trong cùng phía trên cao nhất là bộ tượng Tam thế. Ra tới phía sau chùa là tới nhà Tổ thờ hai pho tượng Tổ của chùa trong tư thế ngồi. Kiến trúc nhà Tổ theo kiểu đầu hồi bít đốc khá đơn giản do mới do tu sửa năm 1993.

Xem thêm: Tham quan chùa Long Tiên –  Kiến trúc Phật giáo đẹp nhất Quảng Ninh 

Điện thờ Mẫu có mặt bằng hình chữ Đinh gồm 5 gian tiền bái và hai gian hậu cung. Gian giữa chính điện là ban thờ Ngũ Vị Tôn Ông, phía trong ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, gian bên trái thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo, Quan hoàng,… 

Phía bên phải toà bảo tháp đáy rộng hình bát giác cao 9 tầng với các hoa văn và đầu đao làm theo kiểu hiện đại. Đây cũng đồng thời là thư viện để Phật tử và nhân dân đến tu tập. Tại đây cũng đặt 1 quả chuông khá lớn có khắc chữ “Linh Tiên tự Chung” được đúc năm Thiệu Trị 1 (1841).

chùa tứ kỳ
Tòa bảo tháp tại chùa, cũng là thư viện Phật giáo nổi tiếng tại Hà Nội

 

chùa tứ kỳ
Chuông Linh Tiên tự

Chùa Tứ Kỳ – Thư viện Phật giáo nổi tiếng tại Hà Nội

Không những là một ngôi chùa cổ đại diện cho lịch sử dân tộc, chùa Tứ Kỳ còn là không gian sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo độc đáo của quận Hoàng Mai và Thủ đô Hà Nội. Chùa có thư viện với quy mô kinh sách, băng đĩa Phật giáo lớn nhất tại thủ đô Hà Nội, với  2.148 đầu sách và hơn 500 đầu băng đĩa. Nội dung bao gồm về Phật pháp căn bản, kinh tạng, luật, luận; tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông; phim Phật giáo, sách nói, bài giảng pháp… Thư viện chùa Tứ Kỳ mở cửa vào các ngày thứ Bảy, chủ Nhật và các ngày Rằm, mùng Một để nhân dân và phật tử có thể đọc tại chỗ hoặc mượn về.

Đồng thời, nhà chùa cũng thường xuyên tổ chức các khóa tu tập cho nhân dân và Phật tử, tiếp nối văn hóa tâm linh tìm hiểu về Phật giáo đáng quý.

Một số lưu ý khi đi lễ chùa Tứ Kỳ

Với những giá trị tâm linh, văn hóa, tôn giáo lưu giữ trong hơn 300 năm qua, chùa Tứ Kỳ luôn là địa điểm hành hương của rất nhiều du khách và Phật tử gần xa. Chùa luôn thu hút đông đảo nhân dân gần xa tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe. 

Tới chùa Tứ Kỳ Hà Nội lễ bái, mọi người nên ăn mặc lịch sự, không hở hang. Nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị tiền lẻ và  sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. 

Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Nếu lễ đền Mẫu, Thánh ta có thể sắm lễ vật chay mặn tùy tâm nhưng đồ mặn nên là những thức đồ đơn giản như gà, giò.

Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.

đi lễ chùa Tứ Kỳ
Oản Tài Lộc lễ Phật là sản phẩm được thiết kế dưới sự am hiểu kĩ lưỡng về tâm linh của các nghệ nhân Oản cô Tâm

 

đi lễ chùa Tứ Kỳ
Oản lễ chùa thành tâm cầu tài lộc, may mắn và bình an

Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.

Vị trí chùa và lộ trình di chuyển

Ngôi chùa Tứ Kỳ nằm tại số 8 đường Ngọc Hồi, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Vị trí chùa liền kề quốc lộ IA, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. 

Để đi tới chùa Tứ Kỳ từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc xe bus đều thuận tiện. 

Với phương tiện ô tô hoặc xe máy, bạn đi về hướng đường Giải Phóng. Hết đường Giải Phóng là tới đường Ngọc Hồi. Rẽ vào ngõ số 8 Ngọc Hồi là tới chùa. Ngoài ra, có thể đi dọc từ chùa Pháp Vân xuống phía nam theo đường Ngọc Hồi hoặc đi ngang theo đường vành đai 3 nối với cầu Thanh Trì

Với phương tiện xe bus, bạn có thể bắt xe đi về bến xe Nước Ngầm như tuyến số  03b, 04, 06, 08, 12, 21b, 48, 60b, 94, 99, 101.

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ