Với bề dày lịch sử, kiến trúc và những giá trị văn hóa dân tộc, đi lễ chùa Tứ Kỳ không chỉ là di tích danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Nam Định mà còn của cả nước.
NỘI DUNG
Giới thiệu về chùa Cổ Lễ – Di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
Chùa Cổ Lễ (tên chữ: Quang Thần tự) là một ngôi chùa nằm ở thị trấn cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định ngày nay. Ngôi chùa này ngoài thờ Phật còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không – tổ sư nghề đúc đồng – cũng là người đã xây dựng ngôi chùa này.
Chùa được Bộ Văn Hóa xếp hạng “Di tích lịch sử” Quốc gia. Đồng thời, cổ tự này còn là trụ sở Phật Giáo huyện Trực Ninh và là cơ sở trường hạ Phật Giáo của tỉnh Nam Định.
Qúa trình hình thành và phát triển chùa
Theo những ghi chép tồn tại tại chùa ngày nay, chùa Cổ Lễ được xây dựng từ thời vua Lý Thần Tông để thờ phật. Người khởi công xây dựng là Thiền sư – quốc sư Nguyễn Minh Không. Sinh thời, Ngài là một người nông dân sống tại huyện Nam Ninh (nay là Ninh Bình). Đến năm 29 tuổi, Ngài đi tu và trở thành chính quả, đồng thời chữa khỏi bệnh cho hàng nghìn người dân. Ngài cũng là người cứu chữa vua Lý Thần Tông thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo, sau này được vua phong làm “Lý Triều Quốc sư”
Thiền sư Nguyễn Minh Không đã cho xây dựng ngôi chùa đầu tiên bằng gỗ theo lối kiến trúc cổ. Tuy nhiên ngôi chùa này đã bị đổ nát theo thời gian. Đến năm 1902, sư Phạm Quang Tuyên về trụ trì chùa đã thiết kế, kêu gọi phục dựng lại chùa. Kiến trúc mới của chùa có kết hợp thêm những yếu tố kiến trúc gô-tích của Châu, được đánh giá là giống như kiến trúc các nhà thờ Công giáo và xuất hiện khá nhiều ở khu vực lân cận lúc bấy giờ.
Chùa đã trải qua nhiều đợt trùng tu và tôn tạo nhiều lần song vẫn giữ những nét kiến trúc như vậy. Bởi vậy, đây là công trình thờ Phật nhưng đồng thời cũng mang dáng dấp một thánh đường Thiên Chúa giáo.
Các công trình quần thể di tích chùa Cổ Lễ
Đến với chùa Cổ Lễ Nam Định, ta không thể nào bỏ qua việc chiêm ngưỡng tòa Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa đặt tại trước chùa.
Tháp được xây dựng vào năm 1926 – 1927. Đây là công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc gồm 12 tầng với chiều cao 32 mét được đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu quay vào phía chùa. Đế tháp có 8 mặt, trong lòng tháp có một cột trụ rất lớn với có 98 bậc xoắn ốc lên tới đỉnh tháp. Du khách có thể đi vào tòa tháp này để tham quan. Người ta cho rằng, những người lên đến bậc thứ 98 rồi sờ tay vào bức tượng trên đỉnh tháp thì cuộc sống sẽ luôn gặp may mắn. Không chỉ vậy, khi đứng tại vị trí này, du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ phong cảnh trong lành thanh tịnh vùng Cổ Lễ, Nam Định.
Đứng tại tòa Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, ta sẽ trông thấy một chiếc cầu cong ba nhịp dẫn tới tòa kiến trúc mái vòm cao mang tên Phật giáo hội quán (chùa Trình). Chùa Trình được xây vào năm 1936 và trùng tu vào năm 2001. Quả chuông Đại Hồng Chung nằm ngay phía sau chùa Trình.
Đứng tại chùa Trình đi về phía bên trái sẽ đến đền Linh Quang Từ. Đền Linh Quang Từ nơi thờ Trần Hưng Đạo và hai tiến sĩ người làng Cổ Lễ là Bảng nhãn Đào Sư Mỗ và Tiến sĩ đệ tam giáp Đào Toàn Mỗ. Còn phía bên phải chùa Trình là Khánh Quang phủ – nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Hai công trình này đều được xây vào năm 1937.
Xem thêm: Lễ hội chùa Long Tiên (Quảng Ninh) tổ chức khi nào?
Đặc biệt, tại giữa sân chùa có một chiếc chuông lớn nằm sừng sững giữa ao nước phía sau chùa Trình. Chiếc chuông này mang tên chuông Đại Hồng Chung. nặng tới 9 tấn, cao 3.2m, đường kính 2.2 m, thành dày 8 cm. Đây là quả chuông lớn nhất Việt Nam được Hòa thượng Thích Thế Long cho đúc vào năm 1936. Tương truyền, kháng chiến bùng nổ cũng là lúc quả chuông được đúc xong. Đề phòng sự phá hoại của giặc, nhân dân xung quanh đã đem ngâm chuông xuống hồ. Cho đến năm 1954, quả chuông này được trục vớt và được đặt trên bệ đá giữa hồ nước tại nằm phía sau chùa Trình.
Kiến trúc khu Phật điện
Quần thể công trình kiến trúc chùa Cổ Lễ mang giá trị nghệ thuật riêng biệt, nhưng vẫn hòa nhập với tổng thể cảnh quan. Nhìn từ xa, chùa trông giống như như một nhà thờ nhưng nhìn kỹ thì lại thì đây lại là một ngôi chùa mang phong cách “cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, phương Đông kết hợp phương Tây”.
Đứng tại khuôn viên chùa nhìn về phía tay phải, ta sẽ thấy khoảng sân rộng cây cối xanh tốt bao quanh lấy Tháp chuông 3 tầng của chùa. Nơi đây được gọi là “Vườn Quán Âm” lộ thiên.
Đi qua hai chiếc cầu giả như động núi bắc qua hồ nơi đặt chuông Đại Hồng chung, ta sẽ tới khu Phật điện của chùa Thần Quang tự. Chính điện được thiết kế theo kiến trúc hài hòa giữa phong cách truyền thống và hiện đại. Hiện nay, trong chính điện được bài trí tượng Phật sơn son thếp vàng với số lượng lớn. Phía sau là ban thờ với Thiền sư Nguyễn Minh Không. Các hành lang xung quanh điện Phật nối với nhà khách và nhà tổ.
Xem thêm: Chùa Hưng Ký và những điều đặc biệt tại ngôi chùa gốm sứ độc nhất Hà Thành
Phía sau chùa là nhà tổ là nơi thờ tượng Hòa thượng Phạm Quang Tuyên – vị truyền nhân đời 45 dòng Tào Động, đồng thời là trụ trì chùa trước đây. Sau cùng là khu lăng mộ tổ của chùa. Bên trong khuôn viên của chùa còn có Bảo tháp cố Đại lão Hòa Thượng Thích Thuận Đức, hành lang La Hán, động Sơn Trang…
Lễ hội chùa Cổ Lễ Nam Định vào ngày nào?
Nếu bạn muốn có sự trải nghiệm và hòa mình vào không khí lễ hội chùa Cổ Lễ, hãy tới chùa chiêm bái vào khoảng thời gian từ 13 đến 16 tháng 9 âm lịch hằng năm. Lễ hội chùa Cổ Lễ được tổ chức hàng năm, hội chính vào ngày 14/9 nhằm suy tôn Thiền sư, quốc sư Nguyễn Minh Không.
“Dù ai buôn bán trăm nghề
Mười tư tháng chín thì về hội Ông”.
Đối với du khách thập phương, hội chùa Cổ Lễ là một trong những hội chùa nổi tiếng khắp miền Bắc. Còn đối với nhân dân trong vùng, đây còn là cái tết thứ hai trong năm với nhiều ý nghĩa hơn cả.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin về chùa Đồng – biểu tượng Phật giáo trên đỉnh núi Yên Tử
Đến với lễ hội này, mọi người không những được chiêm ngưỡng những giá trị tâm linh Phật giáo mà còn cả về những nghi thức văn hóa cổ truyền của dân tộc. Tiêu biểu như như lễ rước Phật, hội đấu vật, đánh cờ người…, đặc biệt là cuộc thi bơi chải truyền thống tổ chức cạnh chùa.
Nên chuẩn bị gì khi đến chùa
Là ngôi chùa mang nhiều giá trị tâm linh Phật giáo bậc nhất đất Nam Định chùa Cổ Lễ luôn thu hút hàng ngàn người tới hành hương và dừng chân tham quan vãn cảnh. Đồng thời thành tâm lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe.
Tới chùa Cổ Lễ Nam Định lễ bái, mọi người nên ăn mặc lịch sự, không hở hang, Nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị tiền lẻ và sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa.
Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Nếu lễ Thánh tại chùa ta có thể sắm lễ vật chay mặn tùy tâm nhưng đồ mặn nên là những thức đồ đơn giản như gà, giò.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.