“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên Xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em”
Xứ Lạng luôn nổi tiếng với du khách gần xa bởi những điểm du lịch tâm linh tự nhiên, hoang sơ mà không kém phần linh thiêng. Tìm về điểm dừng chân tâm linh Phật giáo tại vùng đất Lạng Sơn này, không thể không nhắc đến ngôi chùa Tam Thanh nổi tiếng là “Đệ nhất bát cảnh xứ Lạng”.
NỘI DUNG
Chùa Tam Thanh – điểm hẹn tâm linh Phật giáo vùng đất Lạng Sơn
Chùa Tam Thanh là ngôi chùa thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng (nay là phường Tam Thanh thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Chùa còn có tên thường gọi là động Tam Thanh do vị trí đặc biệt nằm trong động núi đá giữa lưng chừng núi. Bởi vậy, chùa mang vẻ đẹp tự nhiên độc đáo khác với những ngôi chùa khác bởi những kiến trúc tạo bởi nhũ đá.
Nằm trong chùa là quần thể gồm 3 động với tên gọi là Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh, được gọi chung là động Tam Thanh. Hang động Tam Thanh Lạng Sơn nằm ở lưng chừng núi nhìn về hướng đông. Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1962.
Giải thích tên gọi của chùa
Theo các nhà nghiên cứu, chùa được xây dựng vao thời Lê. Xưa kia, chùa nguyên là nơi thờ tự của Đạo Giáo. Trong đó có ba cung Thanh cao nhất là Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh được coi là ba cung mang cảnh sắc tiên cảnh. Mỗi cung do một vị thần cai quản là Nguyên Thủy Thiên Tôn (Ngọc Thanh Đại Đế), Linh Bảo Thiên Quân (Thượng Thanh Đại Đế), và Đạo Đức Thiên Tôn (Thái thượng Lão Quân). Sau này do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, Đạo Giáo mờ nhạt trong tâm thức dân chúng địa phương, người ta đưa các yếu tố thờ tự của Phật giáo vào thờ ở trong chùa là chính.
Xem thêm: Bạn có biết về chùa Tứ Kỳ – ngôi chùa được mệnh danh Thư viện Phật giáo lớn tại Hà Nội
Hiện nay trong chùa có các cung thờ như: Cung Tam Bảo (thờ Phật), Cung Đức Ông, Cung Công đồng Thánh Mẫu, Cung Ngũ Dinh, Cung Cấm (nơi thờ ADi Đà), Cung Sơn Trang. Các dấu tích của Đạo Giáo chỉ còn lại cái tên Tam Thanh và ngày lễ của chùa được chọn vào ngày lễ lớn trong Đạo giáo.
Tham quan vãn cảnh chùa
Tại cổng tam quan chùa, du khách sẽ được hướng dẫn đi lên dãy núi có hình đàn voi nằm phục trên thảm cỏ xanh. Tới lưng chừng núi, bước qua 30 bậc đá được đục vào sườn núi sẽ tới cửa hang dẫn vào chùa. Cửa hàng cao khoảng 8m, lòng động dài hơn 50m, vòm động rộng 10m, xung quanh cây cối um tùm mát mẻ. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn.
Đi sâu vào trong động, ấn tượng đầu tiên là một hồ nước trong xanh mang tên hồ Cảnh (hay hồ Âm Ty) quanh năm trong xanh và thác nước rả rích đêm ngày. Từng ban thờ Phật được đặt ở nhiều vị trí khác nhau xen lẫn giữa những thạch bàn sơn tạo làm tăng thêm vẻ uy nghiêm, linh thiêng. Tiêu biểu là pho tượng phật A Di Đà mang nhiều giá trị về mặt niên đại và mỹ thuật.
Pho tượng này được tạc thẳng vào vách đá trong tư thế đứng trong hình lá đề. Thân tượng mặc áo cà sa buông dài xuống gót, chân định tuệ, tay chỉ xuống đất trong thế “ấn cam lộ” (ấn cứu giải – ban ân). Tượng cao 202cm, rộng 65cm, mang phong cách kiến trúc và thể hiện một phần nào tư tưởng phật giáo nước ta thời Lê – Mạc.
Xem thêm: Tham quan vãn cảnh chùa Long Tiên – kiến trúc Phật giáo đẹp nhất Quảng Ninh
Chùa Tam Thanh không chỉ có là nơi thờ tôn tượng Thích Ca và chư Phật mà còn từng thờ cả Khổng Tử và Lão Tử trong thời kỳ Tam giáo đồng nguyên. Ngày nay, những dấu ấn văn hóa – lịch sử dân tộc và tôn giáo vẫn còn được thể hiện rõ nét qua nhiều bài thi, phú của các bậc tiền nhân.
Có thể kể đến hệ thống văn bia khá phong phú qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, tấm bia số 4 là tấm bia có niên đại cổ nhất (bia Ma Nhai), được tạc vào thời Lê Vĩnh Trị năm thứ 2 (1677), ghi lại chi tiết việc xây dựng tôn tạo chùa. Bia Tam Thanh ghi: “Động này là kỳ quan do trời đất tạo ra, nơi đây là thắng cảnh của vùng đất thiêng người giỏi, thật khó mà miêu ta, tô vẽ được”
Đi sâu vào trong, du khách sẽ tới vòm động thứ hai – động Nhị Thanh. Nơi đây được Ngô Thy Sĩ phát hiện và tôn tạo bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII trở thành nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân.
Ở gần cửa sau của động có lối dẫn ra cửa Thông Thiên. Đây là nơi thông lên đỉnh núi, cũng là vị trí đón ánh sáng từ trên cao rọi xuống khắp lòng động. Ngoài ra, đứng tại trước cửa chùa nhìn chếch lên sườn núi trước mặt, ta sẽ thấy tượng đá nàng Tô Thị đã đi vào ca dao của dân tộc, là biểu tượng của lòng chung thủy sắt son của người phụ nữ.
Kinh nghiệm đi lễ chùa Tam Thanh
Nếu bạn muốn có sự trải nghiệm và hòa mình vào không khí lễ tết kết hợp lễ hội chùa Tam Thanh, hãy đến chùa vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch. Vào lúc này,chùa tổ chức nhiều nghi lễ truyền thống long trọng và đặc sắc tiêu biểu của nhân dân Lạng Sơn. Phần lễ gồm tế lễ, cầu mưa thuận gió hoà, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Phần hội luôn thu hút nhiều người dân tham gia trong không khí nhộn nhịp như diễn xướng dân gian, hát sli, hát lượn, múa sư tử, ném còn, đánh cờ người…
Tuy nhiên, không chỉ vào ngày lễ mà còn trong những dịp như lễ các ngày hội Phật giáo, ngày thường, chùa cũng đón tiếp rất nhiều du khách tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe.
Tới chùa Tam Thanh Lạng Sơn lễ bái, mọi người nên ăn mặc lịch sự, không hở hang, Do vị trí nằm trên hang động giữa núi, du khách đến chùa nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị tiền lẻ và sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Nếu lễ đền Mẫu, Thánh ta có thể sắm lễ vật chay mặn tùy tâm nhưng đồ mặn nên là những thức đồ đơn giản như gà, giò.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Vị trí chùa và lộ trình di chuyển
Chùa Tam Thanh ở đâu? Vị trí chùa nằm tại núi Tam Thanh thuộc địa phận đường Tam Thanh, phường Tam Thanh thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Vị trí núi cách trung tâm Hà Nội khoảng 150km.
Đến với chùa Tam Thanh từ Hà Nội, du khách và Phật tử nên lựa chọn phương tiện ô tô hoặc xe khách. Lộ trình di chuyển tham khảo: Trung tâm Hà Nội – cầu vượt QL5 hướng về cầu Phù Đổng – ĐCT Hà Nội/Bắc Giang – ĐCT Bắc Giang/Lạng Sơn rồi nhập vào làn QL1A. Đến địa phận thành phố Lạng Sơn rẽ vào đường Hùng Vương bên tay trái. Đi thẳng qua cầu Kỳ Lừa đến đương Tam Thanh. Vị trí chùa cách cầu 1,4km.