Nép mình trong phố phường phồn hoa tại trung tâm Hà Nội, ít ai biết rằng ngôi chùa Bà Ngô đã trải qua gần 900 năm lịch sử. Là một trong những ngôi chùa “Bà” nổi tiếng tại Thủ đô, chùa Bà Ngô là địa điểm hành hương tâm linh của rất nhiều du khách gần xa.
Tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc ngôi chùa cổ Bà Ngô tại bài viết này.
NỘI DUNG
Về ngôi chùa Bà Ngô
Chùa Bà Ngô là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại trung tâm thủ đô Hà Nội với địa chỉ 128 phố Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, quận Đống Đa. Chùa có tên chữ là Ngọc Hồi tự, được xây dựng từ thời Lý đến nay đã gần 900 năm tuổi.
Chùa Bà Ngô là kiến trúc tôn giáo gắn liền với nhiều sự tích và nhân vật trong tiến trình phát triển của lịch sử Thăng Long – Hà Nội. Chùa được công nhận là di tích lịch sử – văn hoá vào năm 1993.
Tìm hiểu lịch sử của chùa
Theo những tư liệu từ cuốn Thăng Long cổ tích khảo có ghi chép lại thì chùa được xây dựng vào thời vua Lý Thần Tông (1127 – 1128).
Còn theo sách La thành cổ tích vịnh thì tại vị trí chùa khi xưa có một gò đất hình cái bầu đựng rượu. Vào năm 1281, Lý Huệ Tông đã cho dựng Ngọc Hồ tự (chùa Bầu Ngọc) tại đây. Tại chùa có một giếng nước trong không bao giờ cạn, nằm ở dưới mé Tam quan. Nước tại đây thường được lấy làm nước cúng và giếng cũng được coi như vật báu của chùa. Sau này, vào thời nhà Lê, phu nhân của một nhà buôn người Hoa giàu có đã bỏ tiền ra tôn tạo lại ngôi chùa này. Do đó, chùa được người dân thường gọi là chùa Bà Ngô (Ngô Khách).
Xem thêm: Ngắm nhìn kiến trúc ngôi chùa Vạn Niên – cổ tự linh thiêng nằm bên bờ Hồ Tây
Lịch sử xây dựng và tôn tạo chùa được ghi chép lại qua nhiều năm. Theo Ngọc Hồ tự bi kí được dựng năm Tự Đức thứ 17 ghi rằng:
+ Năm Tân Dậu (1861) làm mới ngôi nhà tổ 5 gian
+ Các năm Nhâm Tuất (1862), Quý Hợi (1863), Giáp Tý (1864), Ất Sửu (1865) tô tượng, đúc chuông, sửa chữa nhỏ.
+ Năm Ất Hợi vào đời vua Bảo Đại (1935), chùa được tôn tạo và sửa chữa trên quy mô lớn. Nhờ vậy, chùa có được diện mạo với đầy đủ kiến trúc và hạng mục của một công trình thờ Phật: Tam quan, Tiền đường, Hậu đường, Nhà tổ, Điện mẫu và nhiều di vật, tế khí quý,… Do đó, đến ngày nay còn lưu giữ câu đối sau:
”Không nhớ tháng Bà Ngô sửa chữa
Chỉ biết năm Bảo Đại khánh thành”
Tham quan vãn cảnh chùa Bà Ngô
Bước tới cổng Tam quan, ta sẽ thấy công trình gồm 2 tầng, 8 mái với 8 góc đao cong hướng về phía Nam.
Phía tầng trên là gác chuông, chính giữa treo một quả chuông đồng đúc năm 1887 mang dòng chữ Ngọc Hồ tự chung. Tầng dưới gồm 3 cánh cổng, cổng giữa quanh năm đóng nhưng 2 cổng hai bên thường mở với chiều rộng đủ để xe lam đi qua. Gác chuông chùa khi xưa là nơi diễn ra nhiều truyền thuyết kì bí được lưu truyền đến ngày nay.
Xem thêm: Chùa Hiến và những điều đặc biệt của cổ tự linh thiêng đất Hưng Yên
Đến với sân chùa, du khách sẽ thấy tấm bia đá và một cái giếng nhỏ ở ngay dưới gác chuông. Ngày nay, nước giếng thường được bơm lên để dùng để tưới cây, rửa sân chùa.
Tham quan sân chùa xong, du khách sẽ tới toa Tam bảo gồm Tiền đường, Thiêu hương và Hậu cung. Đây là nơi lưu giữ nhiều pho tượng cổ, cửa võng, hoành phi, đại tự, hương án và đồ tế khí quý giá.
Tiền đường chùa Bà Ngô gồm 3 gian, phía bên ngoài tường có gắn hai bia đá. Điều đặc biệt là mái hiên bên trong tiền đường được xây dựng theo dạng vòm cuốn mở rộng, rộng bằng một vì vỏ cua khá phổ biến ở chùa chiền tại Hội An và Huế. Tiền đường kết nối với Hậu cung 4 gian theo kiểu chữ Đinh (丁). Thiêu hương sâu 4 gian, tại gian chính điện gồm nhiều lớp cửa võng, các bệ thờ được xây giật cấp khá cao, đầu ba pho tượng Tam thế Phật gần như sắp chạm nóc.
Nhà Tổ ngoài 2 ban thờ các sư tổ Bồ Đề đạt ma và các sư tổ của chùa đã viên tịch thì còn có bàn thờ đức Văn Xương. Nhà Tổ nối liền nhà khách kéo thành một hành lang thông vào Tam bảo và có cửa sau dẫn sang điện Mẫu.
Điện Mẫu là một dãy nhà gồm hai nóc hình chữ “Nhị”sâu tới 9 gian. Đây là nơi thờ các Mẫu, Ngọc Hoàng và vua Lê Thánh Tông ngồi trên ngai rồng. Hai bên thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo cùng hai gia tướng Yết Kiêu và Dã Tượng. Nửa ngoài của đền Mẫu có hàng hiên mở ra sân trước và sát liền cổng bên trái cổng Tam quan.
Cách sắm lễ dâng chùa
Trong hành trình tâm linh tại Thủ đô, chùa Bà Ngô Hà Nội là địa điểm hành hương vãn cảnh và chiêm bái được nhiều con nhang đệ tử và du khách ghé tới. Đặc biệt trong những dịp đặc biệt như lễ Tết hay các ngày hội Phật giáo, chùa đón tiếp hàng ngàn người dân tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe.
Lúc này, mọi người nên sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Bà Ngô, ta nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Khi dâng lễ đền Mẫu tại chùa, ta có thể sắm sửa lễ chay mặn tùy tâm nhưng nếu là lễ mặn thì chỉ nên dâng đồ mặn đơn giản như rượu, giò, gà.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Vị trí và cách đi tới chùa Bà Ngô
Chùa nằm tại số 128 phố Nguyễn Khuyến, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Vị trí chùa chỉ cách Hồ Gươm khoảng 2km về hướng tây.
Muốn tới chùa Bà Ngô Hà Nội, quý khách có thể sử dụng phương tiện cá nhân hoặc công cộng đều dễ dàng và thuận lợi. Nếu đi bus, quý khách có thể tham khao lộ trình các tuyến bus và điểm dừng bus lân cận: phố Nguyễn Khuyến (xe 38), Nguyễn Thái Học (02, 18, 23, 32, 34, 38, 45).
Những truyền thuyết kì bí liên quan tới chùa Bà Ngô
Truyền thuyết vua Lê Thánh Tông gặp tiên tại chùa Bà Ngô
Ngoài lịch sử gần 900 năm tuổi, chùa Bà Ngô còn đặc biệt hơn khi là nơi khi lưu truyền rất nhiều sự tích và truyền thuyết kì bí.
Tại gác chuông cổng Tam quan chùa Bà Ngô lưu truyền truyền thuyết vua Lê Thánh Tông gặp tiên như sau:
Một lần, vua Lê Thánh Tông tới thăm chùa Bà Ngô. Vua bỗng thấy bóng người đẹp đứng trên gác chuông đang ngâm 2 câu thơ:
“Ở đây mến cảnh mến thầy
Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng người“
Vua bèn gặp hỏi chuyện và muốn cùng nàng xướng họa. Nàng nhường vua làm trước, lấy đề bằng 2 câu thơ nàng vừa ngâm. Vua làm bài thơ Đường luật như sau:
“Ngẫm sự trần chuyện khéo nực cười
Tuy vui đạo Phật chửa khuây người
Chày kình mẩy khắc tan niềm tục
Hồn bướm năm canh lẫn sự đời
Be thẳm muôn tầm mong tát cạn
Sóng ân ngàn trượng dễ khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây chín rõ mười”
Nàng xin phép sửa lại là:
“Gió xuân đưa kệ tan niềm tục
Hồn bướm mơ tiên lẩn sự đời
Be khổ muôn tầm mong tát cạn
Nguồn ân ngàn trượng dễ khơi vơi”…
Vua đem lòng nể phục, mời nàng lên kiệu về cung, nhưng đến cửa Đại Hưng thì nàng biến mất. Vua cho là tiên giáng trần nên dựng lầu Vọng Tiên ờ đó để tưởng nhớ.
Truyền thuyết về Trần Tú Uyên gặp Giáng Kiều
Chùa Bà Ngô cũng là bối cảnh cho câu chuyện Tú Uyên gặp Giáng Kiều trong truyện thơ “Bích Câu kỳ ngộ” của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm . Theo đó, chàng học trò nghèo Trần Tú Uyên một hôm đi xem hội làm chay ở chùa Ngọc Hồ đã gặp người con gái đẹp. Tú Uyên làm quen, bàn chuyện văn thơ rằng:
“Ngọc Hồ có đám chay tăng,
Nức nô cảnh Phật, tưng – bừng hội xuân. ‘
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngổn ngang mã tích xứ trần thiếu ai”…
Xem thêm: Sự tích, lịch sử và lễ hội ngôi chùa Mía – cổ tự linh thiêng vùng đất Sơn Tây
Đối đáp đến lầu Quảng Văn thì cô biến mất. Tú Uyên ốm tương tư phải đến đền Bạch Mã xin quẻ, được thần báo mộng bảo sáng ra chợ Cầu Đông mà tìm. Hôm sau ra đó gặp ông già bán bức tranh tố nữ giống hệt cô gái, bèn mua về treo trong nhà, ngày ngày nhìn ngắm, trò chuyện, mời cơm. Sau đó cứ đi học về lại thấy cơm canh đã sẵn. Tú Uyên rình, thấy người đẹp trong tranh bước ra liền giữ lại, xé tranh đi, hỏi tên thì là tiên Giáng Kiều. Hai người nên vợ nên chồng…