Ngôi chùa Trăm Gian là điểm đến du xuân và trẩy hội đầu năm của rất nhiều du khách gần xa, cũng là cổ tự tiêu biểu cho dấu ấn kiến trúc văn hóa tâm linh của đồng bằng Bắc Bộ.
Tìm hiểu lịch sử, kiến trúc và những kinh nghiệm hành hương tới chùa Trăm Gian có tại bài viết dưới đây.
NỘI DUNG
Chùa Trăm Gian – một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Bắc Việt Nam
Chùa Trăm Gian còn có tên là chùa Tiên Lữ, tên chữ là Quảng Nghiêm tự. Chùa nằm trên ngọn núi Sở cao 50m thuộc địa phận thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Sở dĩ chùa có tên là Trăm Gian vì quần thể kiến trúc chùa có đến 104 gian nhà theo cách tính 4 góc cột hợp thành 1 gian.
Xem thêm:Không gian kiến trúc ngày nay của chùa Vạn Niên – cổ tự thiêng đất Thăng Long
Với lịch sử gần 900 năm tuổi, chùa đã trải qua khá nhiều đợt trùng tu tôn tạo. Lần gần đây nhất là vào năm 2014, các hạng mục tại chùa gồm nhà Tổ, gác Khánh, bậc cấp sân trước tiền đường và nhà Thiêu hương, Thượng điện đã được tu bổ, xây dựng lại.
Chùa Trăm Gian đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam chứng nhận di tích lịch sử quốc gia.
Lịch sử hình thành chùa
Năm 1185, chùa Trăm Gian được khởi công xây dựng dưới thời vua Lý. Lịch sử hình thành chùa gắn liền với truyền thuyết về vị cao tăng tên là Nguyễn Lữ, người làng Bối Khê được người đời tôn là đức Thánh Bối. Truyền thuyết về chùa được lưu truyền rằng:
Vào thời nhà Trần, có một người phụ nữ người làng Bối Khê (thuộc địa phận Thanh Oai, Hà Nội hiện nay) nằm mộng thấy đức Phật giáng sinh. Ít lâu sau bà có mang rồi sinh ra một người con trai. Đến năm lên 9 tuổi, cậu bé đã vào tu ở chùa Đại Bi trong làng. Khi 15 tuổi, trong một lần tới thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, (huyện Chương Mỹ , Hà Nội ngày nay), cậu đã xin ở lại tu hành tại một ngôi chùa trên núi và theo học kinh kệ với vị trưởng lão trong chùa. Mười năm sau, cậu bé ngày nào đã lớn lên trở thành người thấu hiểu mọi phép linh thông và nhiều phép lạ. Vua Trần nghe tiếng liền sắc phong là Hòa Thượng, đặt đạo hiệu Đức Minh và mời về tu ở chùa trong kinh đô. Một thời gian sau, Ngài đã xin vua về làng dựng lên ngôi chùa mới.
Xem thêm: Khám phá kiến trúc đặc biệt của ngôi chùa Tháp Tường Long cao nhất thời Lý
Năm 95 tuổi, Hòa Thượng Đức Minh ngồi vào một cái khám gỗ siêu thoát. Trước đó, Ngài dặn đệ tử một trăm ngày thì mở ra, nếu thấy thơm thì rút mây làm tượng thờ, còn không thì đổ ra sông Cái. Một trăm ngày sau, các đệ tử mở cửa khám, kim quang Ngài mùi thơm nức cả một vùng. Thấy vậy, dân làng và đệ tử liền xây tháp thờ phụng và tôn thờ là đức Thánh Bối.
Khám phá kiến trúc chùa
Đi từ chân núi Sở lên khoảng 3 km, du khách sẽ thấy công trình chùa Trăm gian nằm hướng nam nhưng có cổng mở đầu là hướng đông – nam để giáp đường đi tiện cho du khách thăm chùa.
Cổng chùa công trình kiến trúc xây theo kiểu 4 trụ cột cao gồm có hai trụ lớn có một lối đi ở giữa, hai bên là hai tường nối với hai trụ nhỏ. Trước đây là nơi đánh cờ người trong ngày diễn ra hội. Gần đó là nhà Giá Ngự nhìn ra mặt hồ sen, nơi đặt kiệu thánh để xem trò múa rối nước.
Đi qua cổng là tới một sân gạch với hai dãy hành lang ở hai bên dẫn du khách lên khu vực chùa chính. Đi hết con đường này, nhìn về phía bên trái là gác chuông chùa 2 tầng 8 mái, nơi treo quả chuông có niên đại từ năm Cảnh Thịnh 2 (1794) cao 1.1m, đường kính 0.6m. Gác chuông này được dựng vào năm Quý Dậu 1693, là một trong số ít những gác chuông cổ có nhiều hình chạm rồng xen lẫn mây lửa cùng nhiều hoa đao uốn hắt lên.
Từ gác chuông vượt 27 bậc đá sẽ lên khu vực gian chùa chính. Du khách có thể tham quan khu vực chính điện, hoặc đi theo lối trái sân theo đường dọc hành lang để vào sân trong của chùa với các khu nhà phụ (nhà khách, phòng tăng…) rồi lên khu Tam bảo từ phía sau nhà hậu đường.
Xem thêm: Lý do chùa Dạm (Bắc Ninh) là điểm đến hành hương tâm linh không thể bỏ qua
Khu vực chính của chùa Trăm Gian gồm các tòa Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện Trong cùng là khu vực Nhà tổ, kết hợp với hai dãy hành lang dài hai bên thông với tiền đường và hậu đường tạo thành một kiến trúc thống nhất.
Tòa Tiền đường gồm 7 gian, tòa Hậu đường có cùng chiều dài nhưng được phân thành 9 gian. Thượng điện chỉ gồm 3 gian nhưng có phần mái trước kéo dài và tường bên kéo thẳng sang tiền đường, tại gian giữa có một bệ bằng đất nung đỏ đặt tượng Phật Tam thế. Bệ có hình khối chữ nhật mang phong cách của bệ đá thời Trần với góc của bệ khắc hình chim thần.
Tại chùa có 153 pho tượng được làm từ gỗ hoặc đắp bằng đất phủ sơn, chủ yếu là tượng Phật. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Đức Thánh Bối “Đại thánh Khai sơn Bình đẳng Hành nghĩa tín Bồ tát”. Khu thờ Đức Thánh không xây riêng mà quây ván bưng thành cung thánh nằm phía bên trái thượng điện, tại đây có tượng Đức Thánh Bối đặt trong khám gỗ, tương truyền là tượng bỏ hài cốt của ông. Ngoài ra còn có pho tượng Đô đốc Đặng Tiến Đông là một quan võ ở thời Tây Sơn. Ngài có công lớn trong chiến thắng chống quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu (1789) và những đóng góp to lớn vào việc tu bổ chùa.
Ngoài hệ thống tượng thờ, chùa Trăm Gian hiện nay còn lưu giữ những cổ vật, di vật mang nhiều giá trị về lịch sử. Tiểu biểu là tượng rồng đá thời Trần có thân dài mập nhưng ghép đầu rồng thời Nguyễn được đặt tại lan can thành bậc cửa chùa. Bên cạnh đó còn là những viên gạch có từ thời Mạc được xây bệ tượng Tam thế hay bộ tranh La hán và tranh Thập điện được chạm nổi có kết hợp vẽ vô cùng độc đáo không nơi nào có được…
Tòa Phương đình được xây dựng tại khoảng sân sau thượng điện trước hậu đường, là nơi du khách có thể nghỉ chân và ngắm cảnh toàn bộ không gian chùa.
Lễ hội chùa Trăm Gian vào ngày nào?
Là ngôi chùa mang nhiều giá trị tâm linh Phật giáo, chùa Trăm Gian là địa điểm hành hương tâm linh của rất nhiều du khách gần xa.
Nếu bạn muốn có sự trải nghiệm và hòa mình vào không khí lễ hội tại chùa Trăm Gian, bạn hãy tới chùa vào thời gian mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng. Đây là dịp tưởng nhớ đức Thánh Bối Nguyễn Bình An. Ông là trụ trì chùa Trăm Gian vào cuối đời Trần, cũng là người đón thợ khéo về mở rộng cảnh chùa.
Phần lễ nổi bật là phần rước kiệu thánh cùng rước án, giá cỗ (gồm bánh chưng, bánh dày), giá văn bản cùng mâm ngũ quả và bát nhang. Phần hội có các cuộc thi nấu cỗ chay, múa rối cạn, đánh cờ người, đấu vật,….
Vào khoảng thời gian này, chùa đón tiếp rất nhiều du khách tới du xuân thắng cảnh và chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, cũng như thành tâm lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe.
Tới chùa Trăm Gian lễ bái, mọi người nên ăn mặc lịch sự, không hở hang, Nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị tiền lẻ và sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Vị trí và lộ trình di chuyển tới chùa
Chùa nằm trên ngọn núi Sở thuộc địa phận thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km. Để di chuyển tới chùa, bạn có thể lựa chọn phương tiện cá nhân hoặc xe khách để di chuyển sẽ thuận tiện nhất.
Để tới chùa, bạn di chuyển tới đường Nguyễn Trãi tới quận Hà Đông. Qua cầu Mai Lĩnh đi thẳng theo quốc lộ 6, đi thêm chừng 2km thì rẽ phải, men theo chân núi Sở khoảng 3km sẽ tới chùa Trăm Gian.