Không chỉ nổi tiếng với những bãi tắm trải dài, khu vực Đồ Sơn tỉnh Hải Phòng còn được các con hương đệ tử biết đến là nơi tọa lạc của ngôi chùa Tháp Tường Long nổi tiếng nghìn năm tuổi. Ngôi chùa này là địa điểm hành hương tâm linh nổi tiếng khi đến Đồ Sơn với hình ảnh ngôi chùa tháp uy nghi tráng lệ cùng ngọn tháp “ rồng vàng hạ thế” có 1-0-2 tại nước ta.
NỘI DUNG
Giới thiệu về chùa Tháp Tường Long
Sự ra đời của tháp Tường Long
Tháp Tường Long (tên gọi khác là tháp Đồ Sơn) được xây dựng vào thời Lý trong khoảng thời gian 1057 đến 1058, đời vua Lý Thánh Tông trị vì. Sách Việt sử lược ghi lại rằng, vua Lý Thánh Tông khi ngự ra biển Ba Lộ đã đến nơi đây xây tháp ở Đồ Sơn. Năm sau đó, Vua ban cho tháp tên hiệu là tháp Tường Long.
Xem thêm: Chùa Lân (Yên Tử) – Tổng hợp thông tin về lịch sử, kiến trúc và ngày lễ
Qua các cuộc khai quật và khảo cổ, tìm thấy được những hiện vật như viên gạch in chữ “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình từ niên tạo”, di vật trang trí hình rồng, đầu tượng Phật có bồ đề mang đậm nét nghệ thuật thời Lý.
Từ những di vật này có thể xác định tháp được xây dựng cùng thời với tháp chùa Phật Tích (Bắc Ninh), tháp chùa Đọi Sơn (Hà Nam) và tháp Báo Thiên (khu vực nhà thờ lớn Hà Nội). Tháp Tường Long xây cao khoảng 45m, bao gồm 9 tầng hướng cửa về phía tây. Vị trí xây tháp là một mặt bằng khoảng 2000m2, nằm trên đỉnh núi cao hơn 96m thuộc dãy Cửu Long chạy dọc bán đảo Đồ Sơn. Do đó, ngọn tháp này thuộc loại cao nhất so với các tháp ở Việt Nam thời bấy giờ.
Công trình kiến trúc Phật giáo đồ sộ, uy nghi này có thể là 1 bộ phận của ngôi chùa Vân Bản nổi tiếng trên bờ biển Đông vào thời Lý, Trần mà minh chứng chính là quả chuông quý Vân Bản mà thời Trần tìm thấy dưới biển Đồ Sơn vào năm 1958.
Xem thêm: Tìm hiểu về cổ tự linh thiêng mang tên chùa Long Đọi Sơn tỉnh Hà Nam
Tuy nhiên, vào năm 1804 thì triều Nguyễn đã cho phá hủy tháp Tường Long để lấy gạch xây thành Hải Dương. Phế tích của ngọn tháp cũ còn sót lại đến nay chỉ là nền móng tháp hình vuông, lòng tháp rỗng cùng những viên gạch cổ thời Lý.
Lịch sử chùa Tháp Tường Long và việc phục dựng lại tháp
Chùa Tường Long nằm trên núi Ngọc Sơn thuộc phường Ngọc Xuyên, Quận Đồ Sơn, tỉnh Hải Phòng. Ngôi chùa được xây dựng năm 1990 ngay cạnh phế tích của tháp Tường Long khi xưa nên chùa còn có tên gọi là chùa Tháp Tường Long.
Trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, quần thể kiến trúc chùa Tường Long đã được xây mới hoàn toàn, nằm cạnh di tích chùa Tường Long được xây năm 1900.
Chùa mới gồm 3 tầng đồ sộ với thế dựa vào vách núi, do hòa thượng Thích Quảng Tùng trụ trì. Năm 2014, tượng đài Phật Quan Âm cùng tháp Tường Long mới đã được phục dựng ngay tại quần thể này và hoàn thiện vào năm 2017. Trong đó, tháp Tường Long được phỏng dựng lại cao 9 tầng với hoa văn biểu hiện đặc trưng nghệ thuật thời Lý.
Lòng tháp rỗng và là nơi đặt pho tượng A Di Đà cao 1,86m làm bằng ngọc thạch nguyên khối. Pho tượng này có kích thước, hình dáng và các hoa văn họa tiết của tượng Phật A Di Đà thời Lý tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh).
Chùa Tường Long là ngôi chùa tiêu biểu của văn hóa Việt Nam thời Lý – Trần trên đất Hải Phòng.
Xem thêm: Chùa Hiến và những điều đặc biệt của cổ tự linh thiêng đất Hưng Yên
Ngôi chùa được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Hiện nay, ngành Văn hóa & Thông tin đã phát hiện nền tháp Tường Long cũ và cho xây khu bảo tồn hiện vật lịch sử quý này phía sau chùa.
Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa có 1-0-2 tại Việt Nam
Kiến trúc bên ngoài
Với khuôn viên rộng tới 2000m2, chùa Tháp Tường Long đứng uy nghi sừng sững với các công trình hạng mục bề thế.
Cổng tam quan ngoại của chùa được thiết kế theo lối kiến trúc mở với 4 trụ cổng bằng đá đục chạm hoa văn tinh xảo. Các bậc thang nhỏ sẽ dẫn đến cổng tam quan nội bao gồm 3 cửa chính với khung bằng gỗ lim chắc chắn. Khu chính của chùa là tháp và quần thể chùa Tường Long gồm 3 Phật điện gần nhau.
Đặc biệt, chuông chùa nặng 1 tấn được mô phỏng chuông chùa Vân Bản nổi tiếng của Đồ Sơn. Chiếc chuông này đúc trực tiếp trên đỉnh núi Ngọc từ sự đóng góp của hàng nghìn tăng ni, phật tử. Bên cạnh tháp là nhà văn bia và nhà che hố khảo cổ, nơi lưu giữ nhiều hiện vật vô cùng giá trị.
Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm bái của du khách, khuôn viên chùa được bày trí thêm nhiều hạng mục nhỏ như: cây điều ước cạnh tháp , khu vực chụp ảnh quanh chùa, mô hình ngọn tháp Tường Long thu nhỏ,…Các công trình như tháp chuông, tháp trống, nhà La Hán cũng đang được triển khai xây dựng thêm.
Kiến trúc bên trong
Cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh về điện thờ cùng các pho tượng bên trong điện Phật chùa Tường Long:
Chùa mới được khánh thành hoàn thiện vào năm 2017. Cho đến nay, chùa Tường Long luôn tiếp đón hàng nghìn du khách và con hương đệ tử tới chiêm bái những giá trị tâm linh tại nơi đây. Cũng là để cầu may mắn, bình an và cùng nhau vãn cảnh, vui xuân.
Lúc này, mọi người nên sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Tường Long, ta nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Vị trí chùa
Chùa nằm tại núi Ngọc Sơn thuộc phường Ngọc Xuyên, Quận Đồ Sơn, Hải Phòng và cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 20km về hướng đông nam. Còn đối với trung tâm thành phố Hà Nội thì chùa cách khoảng 120km. Dự kiến thời gian di chuyển từ trung tâm Hà Nội tới chùa khoảng 2 tiếng.
Để di chuyển tới chùa, bạn có thể lựa chọn phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy) hoặc xe khách đều tiện và có chỗ gửi xe tại chân núi.