Lên đồng và những điều chưa tỏ

 Hầu đồng hay lên đồng là một nghi lễ quan trọng trong Đạo Mẫu Tứ Phủ. Nghi lễ này được thực hiện nơi cửa Thánh và là một hình thức để thể hiện phép thánh anh linh. Từ khi được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể, nghi lễ hầu đồng lại càng trở nên nổi tiếng và phổ biến hơn bao giờ hết. Do đó, hẳn có nhiều người đã từng tiếp xúc qua nghi lễ này nhưng chưa hiểu hết được tường tận. Vậy trong bài viết này hãy cùng Oản Cô Tâm điểm qua những điều chưa tỏ về nghi lễ lên đồng và hiểu hơn và nghi thức đẹp này trong Đạo Mẫu Tứ Phủ nhé.

NỘI DUNG

Tìm hiểu về nghi lễ lên đồng

Lên đồng hay hầu đồng là gì?

Lên đồng, hầu đồng còn được gọi là hầu bóng, đồng bóng là một nghi thức được thực hiện trong hoạt động tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu. Về bản chất, lên đồng là nghi lễ con người giao tiếp với thần linh thông qua các đồng nam, đồng nữ. Trong quá trình thực hiện nghi lễ này, có rất nhiều nghi thức được thực hiện để làm phép giao tiếp với thần linh. Đồng thời, trước, trong và sau nghi lễ cũng có rất bước, rất nhiều phép tắc mà các thanh đồng phải thực hiện để có thể đảm bảo một buổi hầu đồng thành công.

Thanh đồng là gì? Ai mới được làm lễ lên đồng?

Nhân vật chính trong buổi hầu là các thanh đồng hoặc thầy đồng. Thanh đồng hoặc thầy đồng sẽ là người đứng giá hầu và thực hiện nghi lễ hầu đồng.

Thanh Đồng là nam giới thì được gọi là “cậu đồng”. Thanh Đồng là nữ giới thì được gọi là “cô đồng”. Người có căn tu cao hơn thì sẽ được gọi là thầy đồng.

Những người ra hầu đồng thường là những người có căn cao số nặng. Họ bị ốp, bị nhập hoặc bị cơ hành hoặc được người có đức báo cho thì mới tìm đến con đường tu tập Đạo Mẫu và ra hầu đồng. Có trường hợp có người có căn nhưng họ không phải hầu vì bản chất căn số họ phải mang không nhất thiết phải ra hầu đồng.

lên đồng

Để tìm hiểu kỹ hơn về căn số mời đọc: Căn là gì?

Thành phần tham gia buổi hầu đồng?

Người thứ 2 tham gia buổi chầu đó là các phụ đồng. Thường có hai hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng). Những người này sẽ ngồi hai bên Thanh Đồng và giúp đỡ các công việc như chuẩn bị phục trang, dâng trà rót nước, dâng hương, chuẩn bị lễ lạt, … 

Để giúp việc hầu đồng được thuận lợi, âm nhạc cũng là một thành phần không thể thiếu. Những người cầm đàn ca sáo nhị hát văn bên cạnh sập hầu được gọi là các cung văn. Mỗi  vị thánh sẽ có một bài văn hầu riêng, các cung văn sẽ quan sát xem vị thánh nào ngự về để thay đổi lời hát cho phù hợp. 

Ngoài ra, trong buổi hầu còn có các cử tọa là người ngồi xem buổi hầu. Các cử tọa là con nhang đệ tử ngồi xung quanh sập hầu. Họ thường thể hiện sự tôn kính với mỗi vị thánh ngự, đôi khi họ còn hòa theo điệu múa, điệu hát và được Thánh ban phát lộc.

Cần chuẩn bị gì cho một buổi lên đồng

Để chuẩn bị cho một vấn hầu, Thanh Đồng cần chuẩn bị rất nhiều công đoạn.

  1. Đền, điện thờ

Đền điện để thực hiện vấn hầu là điều đầu tiên mà Thanh Đồng cần quan tâm. Đối với các đền phủ lớn, Thanh Đồng cần phải liên hệ trước với thủ nhang để sắp xếp lịch vì không phải lúc nào muốn hầu là có thể hầu được.

  1. Chọn ngày lành

Làm việc ngày lành tháng tốt thì ắt mọi việc hanh thông, đặc biệt trong những việc tâm linh như hầu đồng thì điều này càng quan trọng hơn bao giờ hết.

  1. Cung văn

Gồm có 1 đàn nguyệt, 1 đàn nhị, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 cảnh đôi, 1 phách. Tùy từng địa phương, tùy hoàn cảnh hành lễ mà người ta có thể thêm bớt nhạc cụ này hoặc nhạc cụ khác, nhưng người ta không thể bớt đi đàn nguyệt, trống nhỏ, cảnh đôi vì đây là những nhạc cụ nòng cốt, nhạc cụ tính cách của dàn nhạc hầu bóng.

  1. Nhân sự cho buổi hầu đồng

Thanh đồng cũng cần có các phụ đồng phụ giúp mình các công việc bên cạnh vấn hầu. Do đó trước mỗi buổi hầu cần sắp xếp từ 2 đến 4 phụ đồng để giúp buổi hầu được thành công và thuận lợi.

  1. Phục trang

Phục trang cũng là một trong những thành phần hết sức quan trọng trong giá hầu. Thông thường sẽ có 36 giá hầu tương ứng với 36 vị thánh về ngự đồng. Tương tự như vậy Thanh Đồng sẽ phải chuẩn bị 36 bộ y phục tương ứng. 36 giá hầu này là những giá nào và màu sắc trang phục như thế nào sẽ được viết ở phần sau.

Ngoài phục trang thì một số đạo cụ cũng cần thiết trong buổi hầu đồng như:

  • khăn đỏ phủ điện
  • 5 chiếc áo dài màu sắc khác nhau và một quần dài trắng
  • Khăn tấu hương và một số loại khăn khác
  • Nước hoa, quạt, son phấn, thuốc lá, … tùy mỗi giá hầu.
  1. Lễ dâng khi lên đồng

Để có thể thực hiện được lễ hầu đồng, không phải cứ lên hầu là được. Trước đó Thanh Đồng cũng phải chuẩn bị lễ lạy, vật phẩm đầy đủ. Ví dụ như mâm lễ chay lễ mặn.

Ngoài ra tại sập hầu còn phải chuẩn bị đũa bạc, đĩa và cốc pha lê. Chính giữa có gương phủ điện khăn thêu. Hai bên bực và trước kỷ bày bốn mâm lễ Tứ Phủ mỗi mâm có chín quả trứng, một cái lược, một cái quạt, một đôi guốc, chín vuông vải màu phủ lên trên. Màu phải là màu chính của Tứ Phủ (xanh, đỏ, trắng và vàng). Bên cạnh mâm lễ có một cái chung nhỏ, một cái thau nhỏ. Cứ mỗi lễ phải thay một hình nhân (nộm) và bốn lốt. Bên cạnh mâm lễ Tứ phủ là mâm lễ sơn trang, mà bất cứ thứ lễ gì cũng phải chia ra làm 13 phần. Một phần lớn bày ở giữa còn 12 phần nhỏ bày xung quanh. Ngay cạnh đó là một mâm hài sơn trang (hoặc giống) màu. Mũi hài có thêu hình chim phượng. Một trăm vàng thoi (giấy vàng xếp thành thoi). 

Ngoài ra, Thanh Đồng có điều kiện hơn có thể sắm nhiều lễ mã lớn hơn và đầy đủ hơn. Lễ mã thường là y phục và phụ kiện dâng nhà ngài. Tùy vào buổi hầu hoặc tâm ý của thanh đồng mà sắm lễ mã cho phù hợp. Thanh Đồng có thể chuẩn bị một đến hai hoặc thậm chí là nhiều hơn để thành kính dâng lên thánh thần.

Tại Oản Cô Tâm luôn có sẵn các mẫu lễ mã dành cho các Thanh Đồng muốn dâng Tiên Thánh lễ sang, lễ đẹp. Từ đó giúp buổi hầu đồng thêm uy linh tố hảo.

Các mẫu hộp mã cao cấp hay hộp mã xiêm y đều được nghiên cứu tín ngưỡng Đạo Mẫu và thể hiện trong từng đường nét thiết kế. Các chi tiết đều được làm bằng chất liệu cao cấp và phù hợp với mọi không gian tâm linh thờ tự.

hộp mã cao cấp 01
Hộp mã dâng Cô Chín
Oản Tài Lộc 122
Oản mã dâng Ông Hoàng Mười

36 giá hầu đồng là gì? Trang phục các giá hầu đồng

Theo dân gian, với một buổi hầu đầy đủ, Thanh Đồng sẽ phải hầu 36 giá hầu đồng tương ứng với 36 vị Thánh. Trang phục các giá hầu đồng cũng sẽ khác nhau theo mỗi giá hầu như vậy. Cụ thể:

Thỉnh Tam Tòa Quốc Mẫu

  • Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên Liễu Hạnh Công Chúa
  • Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn Quế Hoa Mỵ Nương Công Chúa
  • Mẫu Đệ Tam Thoải Cung Xích Lân Long Nữ*: Quốc Mẫu Đệ Tứ(Mẫu Địa)

Nhà Trần

  • Đức Ông Trần Triều Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương
  • Vương Mẫu Trần Triều
  • Đệ Nhất Vương Tử Hưng Vũ Vương
  • Đệ Nhị Vương Tử Hưng Hiến Vương
  • Đệ Tam Vương Tử Hưng Nhượng Vương
  • Đệ Tứ Vương Tử Hưng Trí Vương
  • Vương Tể Phò Mã Phạm Ngũ Lão
  • Đệ Nhât Vương Cô Quyên Thanh Công Chúa
  • Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa
  • Ông Tả Yết Kiêu
  • Ông Hữu Dã Tượng
  • Cô Bé Cửa Suốt
  • Cậu Bé Cửa Đông

Hội đồng Thánh Chúa

  • Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
  • Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
  • Chúa Đệ Tam Lâm Thao
  • Chúa Thác Bờ
  • Chúa Long Giao
  • Chúa Cà Fê
  • Chúa Năm Phương
  • Chúa Mọi

Tứ Phủ Vương Quan

  • Vương Quan Đệ Nhất Thượng Thiên
  • Vương Quan Đệ Nhị Giám Sát
  • Vương Quan Đệ Tam Thỏai Phủ
  • Vương Quan Đệ Tứ Khâm Sai
  • Vương Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh
  • Tôn Quan Điều Thất*:Quan Bản Đền (Hầu sau các giá quan lớn)

Tham khảo: Hệ thống thần linh Tứ Phủ Đạo Mẫu và màu sắc dâng lễ của từng vị Thánh

Lên đồng và những điều chưa tỏ

Thần linh không nhập hồn vào Thanh Đồng.

Nhiều người nghĩ rằng khi thực hiện nghi lễ hầu đồng, Thanh Đồng sẽ được các vị thần linh nhập hồn vào thân xác của họ và đưa ra lời phán truyền. Thực tế không phải vậy. Linh hồn của các vị thánh không bao giờ nhập vào thân xác của người trần mắt thịt. Việc Thanh Đồng có các phong thái của một vị thánh khi vào giá hầu là vì họ được ứng bóng của nhà ngài. Tùy vào hồng phúc của mỗi người mà họ sẽ cảm nhận được sự rung động riêng biệt. Bởi vật mới có danh từ đồng bóng hay hầu bóng là như vậy.

Người mới ra đồng một năm thì không được tự phủ khăn cho mình

Nguyên tắc chung trong việc hầu đồng là những Thanh Đồng mới ra hầu một năm thì chưa được phép tự mình phủ khăn cho mình. Có nơi khoảng hơn một năm có thể tự phủ khăn cho mình, có nơi thì khoảng 3 năm thì mới được phép. Lúc ấy, Thanh Đồng phải nhờ người thầy của mình phủ khăn cho mình.

Ở lần làm lễ lên đồng đầu tiên bắt buộc phải mặc quần áo bên trong màu trắng

Thanh Đồng luôn mặc một bộ đồ bà ba bên trong. Bộ đồ này sẽ tiện cho việc thay y phục giữa các giá hầu. Trong lần hầu đầu tiên, Thanh Đồng phải mặc y phục màu trắng bởi vì màu trắng là thể hiện sự tinh khiết, thanh cao, một tâm hồn trong sáng.

Không phải cứ ra hầu là sẽ biết vị Thánh nào cầm căn của mình

Hầu hết các Thanh Đồng đều không biết chắc chắn được mình căn của ai bởi căn cứ là không rõ ràng. Bởi vậy họ đều nói chung là mình có căn. Nếu một người có căn riêng thì người đó sẽ được ăn lộc riêng của người đó. Trường hợp những người không thuộc căn của ai thì được coi là Kim Chi Đôi Đước. 

Người có căn số hầu đồng kiêng gì?

Đối với mỗi hình thức đạo giáo sẽ có những quy định kiêng cữ riêng. Đối với đạo mẫu, người có căn số đã ra hầu phải kiêng thịt chó, thịt rắn, thịt thỏ, thịt cá chép vàng, thịt cá sấu, thịt khỉ, thịt hổ trong đời sống hàng ngày. Thứ hai nên hạn chế tham gia vào các đám tang. Bạn có thể thăm viếng bình thường nhưng cần phải đốt sài cẩn thận để tránh khí lạnh vào người. Đặc biệt trước ngày lên sập hầu thì nên kiêng tránh cẩn thận để thân thể được thanh tịnh, sạch sẽ. Điều này cũng thể hiện sự tôn kính với bậc Tiên Thánh bề trên.

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ