Người làm ăn nên đi lễ ở đâu để cầu tài lộc, phát đạt? Top 6 địa chỉ nổi tiếng nhất

Đi lễ đền, lễ chùa đầu năm là phong tục lâu đời của người Việt Nam. Không chỉ là để cầu sức khỏe, bình yên mà những ngôi đền, chùa còn linh ứng với những người trong giới làm ăn cầu công thành danh toại, buôn may bán đắt. Vậy người làm ăn nên đi lễ ở đâu?

Trong chuyến hành hương bái yết dịp đầu năm, Oản Cô Tâm xin giới thiệu tới bạn đọc một số ngôi đền, chùa khu vực miền Bắc được biết đến là địa điểm được nhiều thương nhân tới cầu tài, cầu lộc vào mỗi dịp đầu năm.

NỘI DUNG

Top 3 những ngôi chùa cầu bình an, tài lộc 

Chùa Hương – Hà Nội

Địa chỉ: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ở ven bờ phải sông Đáy.

Chùa Hương có tên đầy đủ là Hương Sơn, là cả một quần thể văn hóa rộng lớn với rất nhiều chùa, đền đình khác nhau. Trong đó chùa Trong, hay vẫn luôn được gọi là chùa Hương là ngôi chùa nằm ở trung tâm của Hương Sơn và được xây dựng từ những năm cuối của thế kỉ 17. 

làm ăn nên đi lễ ở đâu
Di tích chùa Hương

Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết, ở vùng “Linh sơn phúc địa này” đã có công chúa Diệu Thiện, tục gọi là Chúa Ba, ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu hành 9 năm và đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh vào đúng ngày Phật Đản 19 tháng 2 Âm lịch. Bên cạnh đó, quần thể di tích Hương Sơn còn thờ Quan Tư Mã Hùng Lang, Thượng Ngàn Vân Hương công chúa Lê Mai Thánh Mẫu, Thần Ngũ Hổ,…

Kể từ khi Chúa Trịnh Sâm đặt chân tới động Hương Tích, hằng năm cứ vào mùa xuân, du khách gần xa lại kéo tới nơi này rất đông để dâng hương cầu lộc cũng như thăm thú, thưởng ngoạn.

Chùa Bái Đính – Ninh Bình

Địa chỉ: xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách cố đô Hoa Lư 5km về phía Tây Bắc.

làm ăn nên đi lễ ở đâu
Chùa Bái Đính – ngôi chùa được mệnh danh đẹp nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính nằm trên dãy núi Tràng An – Ninh Bình (kinh đô Hoa Lư xưa) là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam và hiện đang nắm nhiều kỷ lục của châu Á. Không chỉ thu hút khách bởi vì bề dày những kỷ lục của mình mà chùa Bái Đính còn được biết đến với bề dày lịch sử và sự trang nghiêm, linh thiêng của mình. Cũng bởi vậy, ngôi chùa được biết đến như 1 nơi cầu may đầu năm yêu thích của nhiều doanh nhân, người làm ăn tới xin tài lộc.

Chùa Quán Sứ

Địa chỉ: Số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Chùa Quán Sứ là ngôi chùa nổi tiếng lâu đời nổi tiếng thiêng liêng, thanh tịnh. Đây là nơi được rất đông người dân, Phật tử và người làm ăn về đây để đi lễ đầu năm cầu mong may mắn, bình an và thuận lợi trong công việc. 

làm ăn nên đi lễ ở đâu
Chùa Quán Sứ nằm tại nội thành thủ đô Hà Nội

Chùa là một quần thể kiến trúc độc đáo với sự kết hợp hài hòa của các tầng mái và lầu chuông trong một khuôn viên tương đối rộng rãi. Đây là nơi lưu trữ rất nhiều tài liệu, thư tịnh Phật giáo và là một trong những trung tâm nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá Đạo Phật lớn nhất trong cả nước.

Hiện nay, chùa có giảng đường, thư viện, là nơi đặt văn phòng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam).

Top 3 những ngôi đền cầu bình an, tài lộc 

Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)

Địa chỉ: Cổ Mễ, Vũ Ninh, Thành phố Bắc Ninh

Bà Chúa Kho là nhân vật lịch sử có đóng góp lớn trong chiến thắng Như Nguyệt và gắn liền với sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. 

làm ăn nên đi lễ ở đâu
Đền Bà Chúa Kho nổi tiếng với nghi thức “vay vốn”

Nghi thức “vay vốn” đã tồn tại và duy trì từ lâu tại đền Bà Chúa Kho. Người ta quan niệm rằng, muốn làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió, có tiền có của thì đến xin lộc và vay vốn Bà Chúa Kho. Cầu chúa bà phù hộ cho một năm làm ăn thuận lợi. Và tất nhiên, khi đã có vay thì phải có trả. Bạn chỉ cần nhớ rõ trong sớ dâng lên chúa bà là vay bao nhiêu, để làm gì, cùng với đó là thời gian hứa trả (tạ lễ). Có thể là một năm, hai năm hoặc năm năm. Quan trọng là bạn phải làm đúng theo những gì đã hứa dù có làm ăn được hay không.

Nghi thức “vay vốn” diễn ra tại đền Bà Chúa Kho xuất phát chủ yếu từ sự tích Bà Chúa Kho và quan niệm của khách hành hương xin lộc chúa bà. Theo lưu truyền thì bà là thủ kho vô cùng tài giỏi và sắc sảo. Có thể nói bà là người nắm giữ “nguồn sống” của mọi người. Người ta muốn đến trước cửa chúa bà để xin tài lộc, của cải. Nhưng rõ ràng của cải là thứ mình làm ra chứ không thể đi xin. Do đó, thay vì xin lộc bà, người ta đến “vay” vốn làm ăn đầu năm. Vay bao nhiêu, trả bấy nhiêu. Nhưng cũng có người thành tâm, vay 1 trả 3 hoặc vay 1 trả 10. Từ đó, theo quan niệm này, cứ đến dịp đầu năm người ta lại đến đền Bà Chúa Kho “vay” vàng bạc, tiền tài từ chúa bà để về làm ăn cho thuận lợi, tươi tốt.

Xem thêm: Kinh nghiệm đi lễ và sắm lễ Bà Chúa Kho

Phủ Tây Hồ (Hà Nội)

Địa chỉ: 52 Đặng Thai Mai, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội

Phủ Tây Hồ là địa điểm hành hương nổi tiếng tại thủ đô của nhiều con nhang đệ tử và du khách gần xa. Đây là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh tại gian chính điện. Bên cạnh là đền thờ ban Sơn Trang gồm Chúa Sơn Trang, Bát bộ Sơn trang, thập nhị Tiên Nàng…cùng các vị chư Tiên chư Thánh.

làm ăn nên đi lễ ở đâu
Phủ Tây Hồ là địa điểm hành hương nổi tiếng tại thủ đô

Không chỉ vào các dịp đầu năm mà vào ngày rằm, mùng 1 hàng tháng, người dân sẽ đến lễ tại Phủ Tây Hồ vô cùng nhộn nhịp. Khách thập phương khi đến lễ Phủ thường cầu bình an cho năm mới, cầu cho vận hạn tai qua nạn khỏi, gặp được quý nhân phù hộ. Đặc biệt với người kinh doanh sẽ ghé vào ban Sơn Trang xin lộc đồng ngân đồng xuyến, được mở kho vàng kho bạc, xin trí tuệ anh thông để có những quyết định sáng suốt trong suốt 1 năm.

Đền ông Hoàng Bảy – Lào Cai

Địa chỉ:  chân đồi Cấm, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

“Cầu tài ông Bảy, cầu quan ông Mười”

Câu nói này được truyền tai nhau với ý nghĩa là ai muốn cầu tài lộc thì đến đền ông Hoàng Bảy, còn ai muốn cầu quan lộ thì đến đền ông Hoàng Mười.

Xem thêm: Ông Hoàng Bảy là ai? Lễ đền Ông Hoàng Bảy cần chuẩn bị những gì? 

Đền Ông Hoàng Bảy phối thờ các Phúc Thần như: Tứ Phủ Ông Hoàng, Ngũ Vị Tôn Ông, Lầu Cô, Lầu Cậu,… 

làm ăn nên đi lễ ở đâu
Đền Bảo Hà nổi tiếng linh thiêng trong việc cầu công danh và cả tiền tài

Tương truyền, ông là con Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Theo lệnh Vua Cha, ông đã giáng trần vào cuối thời Lê, trở thành con trai thứ Bảy trong dòng họ nhà Nguyễn. vào một trận đánh, ông đã bị giặc bắt và tra khảo dã man. Tướng Nguyễn Hoàng Bảy nhất quyết không chịu khuất phục dưới tay giặc nên đã bị chúng sát hại rồi ném xuống sông. Di quan ông theo dòng sông Hồng trôi đến Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại. Nhân dân đã an táng và lập đền thờ mang tên Bảo Hà ở nơi đây để tưởng nhớ công ơn của Ngài. 

Từ đó đến nay, người dân truyền tai nhau vì sự linh ứng của Đền Bảo Hà. Vậy nên nhất là dịp đầu năm, người dân khắp nơi đổ về đây xin công danh và cả tiền tài, cũng như làm sớ cầu bình an cho năm mới.

Sắm lễ khi đi lễ cầu tài lộc, may mắn

Khi tới đền, chùa, ta nên sắm sửa lễ lạt dù ít hay nhiều để bày tỏ lòng thành kính với bậc bề trên, đặc biệt là khi tới cầu tài lộc, may mắn. 

Ngoài hương, nhang, trà hay hoa quả, thì những quanh oản là phẩm lễ được con hương đệ tử lựa chọn nhiều nhất. Khác với thức lễ cơ bản khác, oản tài lộc là vật phẩm được thiết kế cầu kỳ, tỉ mỉ nên thường được lưu lại rất lâu trên ban thờ.

Khi dâng lễ Oản Tứ Phủ cần chú ý màu sắc lễ vật. Bởi mỗi vị thánh sẽ chứng mỗi màu sắc lễ vật khác nhau. Ví dụ như với Chúa Đệ Nhất Tây Thiên phải sắm oản màu đỏ, Chúa đệ nhị Nguyệt Hồ phải sắm oản màu xanh, chúa Đệ Tam Lâm Thao phải sắm oản màu trắng,…

Khi sắm lễ đi chùa, cũng như lễ đền có phối thờ Phật, khi đến dâng hương ở ban Phật thì phải sắm các lễ chay tịnh như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực này. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

Những lưu ý quan trọng khi đi lễ đền chùa

Thời gian

Dịp lễ tết là thời điểm mà lượng người đổ về chùa hành hương rất đông; Vì vậy, để tránh tình trạng ùn tắc, chen lấn, các bạn nên tránh khung giờ cao điểm từ 9h – 12h sáng.

Trang phục

Đền chùa là nơi thờ tự linh thiêng, các bạn nên chú ý lựa chọn trang phục trang trọng, phù hợp với thuần phong mỹ tục. Ngoài ra, chất liệu vải cần thấm hút mồ hôi tốt để có thể vận động thoải mái.

Giày dép

Phần lớn đền chùa ở Việt Nam tọa lạc ở nơi núi cao, các bạn phải đi bộ nhiều trong thời gian dài, cho nên các loại giày thể thao mềm, có độ bám tốt, thoáng khí chính là sự lựa chọn lý tưởng để không bị đau chân.

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ