Tìm hiểu tục thờ Xà Thần của người Việt

Trong hệ thống Tứ Phủ, các hàng vị của các vị thần linh trải đều từ Đức Vua Cha, Thánh Mẫu, Hội Đồng Quan Lớn, Thập vị Chầu Bà, Thập vị ông Hoàng, … và cuối cùng là Hạ Ban. Trong ban hạ ban gồm có Quan Ngũ Hổ và Xà Thần. Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc về xà thần và giải thích lý do vì sao người Việt lại tôn thờ vị thần rắn này như vậy.

Xem thêm: Những câu chuyện kỳ bí về Quan Ngũ Hổ Tướng trừ tà diệt quỷ.

NỘI DUNG

Tín ngưỡng thờ xà thần ở Việt Nam

Tín ngưỡng thờ xà thần đã tồn tại từ lâu trong đời sống văn hóa của người Việt nói riêng và rất nhiều các nương phương Đông nói chung. Rắn là loài động vật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phong tục, tín ngưỡng của con người. Rắn có điểm tốt, có điểm xấu, nhưng nhìn chung con người vẫn sợ rắn. Vì sợ nên mới thần thánh hóa loài rắn. Rồi lập bàn thờ vị thần rắn này mong thần bảo vệ cho dân chúng. Cũng từ tục thờ rắn từ thời cổ đại này mà những câu chuyện tâm linh về rắn xuất hiện rất nhiều trong đời sống hàng ngày như chuyện rắn báo oán, nữ thần rắn, … 

Đối với người Việt, nhất là người Việt vùng châu thổ sông Hồng, xuất phát từ môi trường tự nhiên gắn liền với điều kiện sông nước, hình tượng rắn được đồng hóa với thủy thần, đi vào tâm thức người Việt từ rất sớm và gắn với tục thờ các vị thần tự nhiên bên cạnh chú sơn lâm Quan Ngũ Hổ.

Tục thờ rắn gần như phổ biến với mọi vùng miền trên đất Việt. Người M’nông thờ rắn như một vị thần sức mạnh có sức ảnh hưởng to lớn trong cộng đồng. Người Mường ở Thanh Hóa cũng có tục thờ rắn. Ngôi đền ấy hiện nay ở thôn Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy.

Ở đồng bằng sông Cửu Long người ta cực kỳ tín thờ vị thần rắn này. Tại Đình Thủy, Bến Tre còn có một ngôi đình gọi là đình Rắn với truyền thuyết về sôi rắn khổng lồ, hiền lành. Người dân Rạch Giá, Kiên Giang thì luôn có thái độ tôn kính khi nhắc về đôi rắn thần ở đền Vĩnh Hòa. Họ coi việc rắn xuất hiện là điềm lành, báo cho bà con năm nay được mùa.

Xà Thần được thờ hầu hết trong đền điện Tứ Phủ

Trong hệ thống các thần linh Tứ Phủ, thần Rắn thuộc ban hạ ban. Hình tượng thần rắn xuất hiện tại hầu hết các đền điện thuộc Tứ Phủ trên khắp cả nước. 

Không giống như Quan Ngũ Hổ được bài trí tượng thờ bên dưới ban thờ Thánh Mẫu, xà thần thường được bài trí trong điện thờ theo ba cách:

  • Thần Xà được đặt cùng với Ngũ Hổ ở phía gầm ban Công Đồng.
  • Thần Xà được vắt ngang phía bên trên ban Công Đồng.
  • Thần Xà được vắt trên xà nhà của Điện thờ Tứ Phủ. 

Trong đó, Thanh Xà – Thanh Xà Đại Tướng Quân (thần rắn màu xanh) và Bạch Xà – Bạch Xà Đại Tướng Quân (rắn màu trắng) được bài trí cân đối hai bên ban thờ. 

xà thần
Hình ảnh xà thần tại đền điện

Hầu giá Thanh Xà, Bạch Xà

Sau giá hầu Ngũ Hổ Thần Quan là đến cung văn kiều thỉnh Xà Thần lên ngự. Khi về đồng ngài nằm dài ra sập công đồng và úp bụng xuống bất đồng thời quẫy đi quẫy lại mô phỏng động tác loài rắn. Tứ trụ sẽ hộ giá Thanh Xà hoặc Bạch Xà tung khăn bỏ ra một bên. Tứ trụ có thể trùm khăn phủ điện lên lưng của đồng thầy để biểu tượng rằng ngài đang ngự. Hoặc thay vào đó trùm vải trắng để đại diện Bạch Xà, vải xanh đại điện Thanh Xà

Sau đó, tứ trụ sẽ đút bó nhang được gói bằng lá trầu vào miệng ông rắn. Đồng thầy đu đưa lên xuống hình thức bái Vua Mẫu rồi phun rượu vào bốn phương năm hướng để khai quang.

Sau đó tứ trụ sẽ đổ rượu ra đĩa rồi dâng ông rắn. Ông rắn hiến tửu bằng cách liếm đĩa. Rồi cuối cùng xa giá hồi cung. Kết thúc giá hầu.

Đền thờ Xà Thần

Xà thần được thờ ở hầu hết tại các đền, các điện Tứ Phủ, tuy nhiên ngài cũng có đền thờ riêng. Nổi tiếng là 3 ngôi đền gồm Đền Cấm Tuyên Quang, đền Canh Nghệ An và Miếu xà Thần Gia Lai.

Đền Cấm Tuyên Quang và những câu chuyện kỳ bí về xà thần

Đền Cấm nằm tại địa chỉ xóm 16, xã Tràng Đà, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang chỉ vài km. Đền núp bóng dưới những tán cây rừng của quả núi đá vôi lớn. Khung cảnh đền Cấm những ngày lễ tiết lớn rất tấp nập và đông đúc con hương đến chiêm bái cúng lễ.

Ai lần đầu đến đền cũng sẽ dựng tóc gáy khi nhìn thấy xà thần khổng lồ được tạo hình trên hòn non bộ. Xà thần được làm giả bằng bê tông y như thật với thân to bằng cái phích bành mang với vẩy tua tủa sau đầu, mắt mở thao láo nhìn chằm chằm xuống phía dưới. Thân xà thần quấn quanh mấy khối đá rồi dựng hẳn đầu lên trông rất đáng sợ.

đền cấm
Hình tượng Thần Xà được mô phỏng tại đền Cấm Tuyên Quang

Những câu chuyện tâm linh về rắn tại ngôi đền Cấm này thì rất nhiều, câu chuyện nào cũng có nhiều yếu tố kỳ bí mà khoa học khó giải thích được. 

Theo các cụ kể lại thì “ngài” xuất hiện rất nhiều ở đền Cấm, nhiều người còn được chứng kiến trực tiếp. Hình dạng chung của ngài là có màu đỏ ở đầu và đuôi và chạy dọc sống lưng. 

Bà Tự trong làng kể rằng khoảng chục năm trước, chồng bà lên núi Cấm lấy củi thì gặp con rắn to bằng cái điếu cày, đầu đỏ đuôi đỏ thẫm nằm phơi nắng trên mỏm đá. Chồng bà không mê tín nên không tin chuyện thần xà ở đền Cấm, bèn rút que củi dài ra vụt một nhát mạnh vào sống lưng ngài. Bình thường nếu bị vụt mạnh như vậy, rắn dù to đến mấy cũng sẽ quằn quại hoặc chạy đi hoặc bị gãy xương sống mà không đi được. Đằng này con rắn bình tĩnh như không, chậm chạp bò vào hốc đá rồi mất tích. Đêm hôm ấy, chồng bà về cả đêm không ngủ được cứ mơ thấy rắn quấn mình. Sáng hôm sau ông không dậy nổi toàn thân cứng đờ, lưng đau như sắp gãy. Gia đình đưa ông đi khám nhưng không ra bênh. Lúc ấy ông mới kể chuyện lên núi gặp rắn, bà Tự mới vỡ lẽ toan hoảng hồn khóc lóc nức nở, biết chồng đã phạm phải “thần xà”. Bà Tự tin rằng “ngài” đã “báo oán” nên lập tức sắm lễ lớn đến đền Cấm xin “ngài” thứ lỗi cho ông chồng dại dột của bà. Điều kỳ lạ là khi cúng xong, bà nhận được ngay điện thoại của con cái thông báo chồng bà đã ngồi dậy được như không có chuyện gì.

Lại một câu chuyện khác liên quan đến cái chết của ông S, một thợ bắt rắn trong làng. Ông S sau khi tóm được rắn lạ ở đền Cấm đầu đỏ, đuôi đỏ to bằng cổ tay thì cho ngay vào túi rồi đem ra chợ bán. Khách đến mua rắn, ông S mở túi ra thì người mua và cả ông đều táng đớm kinh hồn khi con rắn đen bỗng chuyển đỏ lòm như máu từ đầu đến đuôi, mắt như hòn than tóe lửa, cái mào mọc lên đỏ lòm như mào gà chọi. Mọi người đều tin rắn đã hóa “thần xà”. Cả chợ cùng ông S và khách bỏ chạy nháo nhào. Lát sau mọi người mò đến thì không thấy rắn đâu nữa. Ngay hôm đó, ông S ốm nặng rồi qua đời. 

Ngoài ra còn rất nhiều câu chuyện khác, đáng sợ và rất ly kỳ đã xảy ra tại ngôi đền thiêng này. 

đền cấm tuyên quang
Đền Cấm Tuyên Quang

Về lịch sử ngôi đền, theo niên lão trong làng kể lại thì ngôi đền được xây vào khoảng thế kỷ 20. Ngày đó rừng núi rậm rạp, thú rừng thường xuyên về quấy phá nhân dân nên ông Nguyễn Hữu Chu đã dựng một ngôi miếu nhỏ dưới chân núi Cấm để thờ thần rừng thần núi cho thú rừng không tấn công con người và mùa màng nữa. Ngôi miếu đơn sơ chỉ gồm 4 cây trẻ và mấy tấm ván gỗ làm mái. Bên trong có bát hương. Điều kỳ lạ là từ khi có ngôi miếu, thú rừng không về phá phách nữa. 

Ông cụ Chu làm nghề bốc thuốc nên mỗi khi có người bệnh tìm đến nhờ ông chẩn bệnh thì lại thắp một nén hương tại ngôi miếu cầu sức khỏe. 

Không biết do tài của cụ Chu hay do miếu thiêng mà ai đến nhờ cụ bốc thuốc thì đều khỏi bệnh cả. Nên về sau càng nhiều người tìm đến ngôi miếu nhỏ chân núi để chữa bệnh.

Thêm một điều kỳ lạ nữa là từ khi có ngôi miếu thì rắn ở khắp nơi tìm về. Rất nhiều rắn mò về nơi miếu trú ngụ gồm hổ mang bành, hổ chúa, hổ đất, … rồi rắn đỏ, rắn trắng, rắn sọc, … Rồi cụ Chu mất, vợ chồng cụ Cự tiếp quản thì xây ngôi miếu được khang trang hơn. Gần như hai cụ ngày nào cũng thấy rắn xuất hiện tại đền, rồi còn vắt vẻ trên vai cụ lúc cụ đang ngồi ăn cơm hay quét dọn. Nhiều hôm nhiều rắn quá, vợ chồng cụ phải bê hẳn chúng vào cung cấm để khách thập phương đến chiêm bái cho đỡ sợ.

Đền Canh Nghệ An

Địa chỉ: Đền Canh Nghệ An thờ thần rắn nằm tại xóm Tây Canh, xã Đức Thánh, huyện Yên Thành, Nghệ An. 

Ngôi đền cổ kính đã bạc màu theo thời gian không biết có từ bao giờ nhưng một điều chắc chắn là chỉ thờ xà thần, theo như ông Từ tại đền khẳng định. Rồi ông còn khẳng định đền lúc nào cũng được các ông rắn tìm đến. 

đền canh nghệ an
Đền Canh Nghệ An

Truyền thuyết được lưu truyền tại đền kể rằng, tại vùng đất Đức Thành có một cặp vợ chồng là Hoàng Phúc Hữu và Vũ Thị Quyên, hai người lấy nhau đã lâu mà vẫn chưa có con. Hai người đi cầu tự. Một hôm bà Quyên tắm tại khe suối tự nhiên thấy trong người khác lạ từ đó bà có thai. Đủ ngày đủ tháng bà lại sinh ra một cái bọc. Vợ chồng bà sợ hãi bỏ vào chậu nước thì bỗng thấy nở ra hai con rắn. Lúc này hai ông bà còn sợ hãi hơn nhưng là giọt máu mình đẻ ra nên đành giữ lại nhà để nuôi đặt tên là Hoàng Cảnh Kỳ và Hoàng Tiến Sơn.

Nuôi được 3 năm thấy rắn con hiền lành ông Hữu bèn cho đi theo ra đồng. Một hôm, ông vác thuổng đi đắp bờ rộng thì hai con rắn bò quanh vướng chân ông. Lúc xắn đất ông vô tình làm đứt đuôi 1 con. Trời ông nổi sấm sét mưa gió kéo đến, ông Hữu không thấy hai con rắn đâu nữa. Khi ông về nhà thì bất thình lình thấy rắn xông vào chực cắn. Ông vội cầu xin thì rắn mang tên Hoàng Cảnh Kỳ bỗng lên tiếng: “Cha đã biết lỗi nỡ nào dứt tình cốt nhục, chúng con là Long xà trên thượng giới vì có duyên nợ kiếp trước nên được đầu thai xuống nhà ta không ngờ cha vô tình chặt đứt đuôi em con, chúng con không thể ở với cha được nữa. Nay con về cư trú tại Bàu canh làm thần ở núi Hạc Linh, em con cư trú ở Bàu Ác, làm thần phù hộ vùng Bàu Ác. Năm nào trời làm hạn hán cha bảo nhân dân thắp hương khấn cầu, chúng con sẽ hiển linh”. Nói xong hai con rắn biến mất. 

Từ đấy nhân gian truyền tụng câu: Ông Lành Bàu Canh, Ông Cụt Bàu Ác. Vừa ám chỉ hình dáng và tính cách của hai ông. 

Ngôi đền không rõ được xây khi nào nhưng ông Từ tại đền khẳng định là chưa hề tu sửa. Mọi nét kiến trúc trong đền vẫn nguyên vẹn như thuở đầu. Đền không thờ người mà chỉ thờ thần rắn hay xà thần tại đền chính. Còn ngôi đền nhỏ ở cạnh gốc cây đa cổ thụ là miếu thờ ông Hoàng Phúc Hữu và bà Vũ Thị Quyên người đã sinh ra hai anh em nhà rắn.

Hàng năm, cứ đến ngày 20 tháng 3 âm lịch là người làng lại tổ chức lễ tế trịnh trọng tế thần rắn. Vào những ngày rằm, mùng 1 cũng rất nhiều con hương đệ tử đến đền dâng lễ chiêm bái.

Miếu Xà Thần Gia Lai

Miếu Xà Thần ở thôn Thượng An 2, xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Ngôi miếu được người dân hết lòng hương khói và thờ phụng vì không những là ngôi miếu thiêng mà còn gắn với giai thoại những ngày đầu kháng chiến của quân Tây Sơn.

miếu xà thần gia lai
Miếu Xà Thần Gia Lai

Theo đó đoàn quân của vua Quang Trung khi tiến quân về đồng bằng thì có một con mãng xà miệng há to đỏ như máu chặn đoàn quân. Nghe tiền quân phi báo, vua Quang Trung đến khấn rằng nếu cho quân ta đi đánh giặc thắng thì xin cà thần cho lui để quân tiến lên. Rắn nghe nói đã quay đầu bỏ đi. Vua Quang Trung lại cho đoàn quân tiếp tục tiến lên. Đi được một đoạn lại thấy rắn thần ngậm một thanh long đao cán màu đen tuyền trao cho vua. Khi đó, vua Quang Trung cầm cây long đao làm lễ thượng cờ cạnh cây ké rồi xuất quân. Mỗi khi ra trận, vua thường dùng cây long đao này và người đời cho đó là long đao của mãng xà dâng cho. Về sau khi thắng trận giòn giã, vua cho người xây miếu xà thần. Vùng Tây Sơn về đây gọi cây ké treo cờ ngày đó là “cây ké phất cờ” còn miếu nằm phía tây cách cây ké gần 1km.

Một số cụ già cho biết, khi xây miếu vua có cho sắc phong hẳn hoi. Có điều khi vua Gia Long lên ngôi, dân làng buộc phải đốt hết toàn bộ sắc phong này đi và gọi là miếu bà thay vì miếu bà để tránh quân Nguyễn trả thù quân Tây Sơn mà phá hủy miếu và làm hại dân làng. Sau này, lính Mỹ khi chiếm Sài Gòn để mở đường đã ủi mất cây ké phất cờ và miếu xà. Sau này người dân hưng công mới phục dựng lại. 

Hằng năm cứ đến ngày 20 tháng 2 âm lịch dân vùng Thượng An 2 xã Song An lại góp tiền làm lễ cúng xà rất long trọng. Một phần để tưởng nhớ vị anh hùng áo vải Quang Trung lẫm liệt năm nào, phần khác cầu cho xà thần ban tài ban lộc, phù hộ cho muôn dân trăm họ được bình an, ấm no, hạnh phúc.

Oản Cô Tâm – Chuyên cung cấp Oản Tài Lộc lễ các vị thần thánh Tứ Phủ linh thiêng

Oản đường là lễ vật truyền thống thường có trên mâm lễ các vị Quan Thánh của ông bà ta xưa nay. Những quanh oản đường trắng tinh thơm mát thanh ngọt dâng lên các vị thần là thức lễ thể hiện lòng kính trọng, thành tâm nhất của con hương. Bởi oản được làm từ những nguyên liệu tự nhiên tượng trưng cho đất trời hoa cỏ, những gì tinh túy và tốt đẹp nhất. Do đó, dù có sắm muôn thức lễ thì cũng không nên quên một quanh oản đường thơm thảo trên mâm lễ dâng thánh được.

Theo nhu cầu và xu hướng hiện nay, người ta khuyến khích dâng oản đường được trang trí cầu kỳ cách điệu vỏ bọc ngoài hơn là những quanh oản bọc giấy bóng kiếng đơn giản khi xưa. Oản đường trên mâm lễ vừa đẹp, vừa sang lại vừa đại diện nhiều ý nghĩa tốt lành giúp gia chủ cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, may mắn.

đi lễ xà thần
Mẫu Oản Tài Lộc tham khảo lễ Thần Xà

Khách hàng muốn tìm mua đơn vị bán oản chuẩn, đẹp chất lượng như vậy thì chỉ có thể tìm đến Oản Cô Tâm. Oản Cô Tâm là đơn vị có uy tín trên thị trường trong ngành hàng cung cấp các sản phẩm oản chuyên biệt. Oản Cô Tâm tạo ra một dòng sản phẩm Oản Tài Lộc vừa đẹp, vừa sang, vừa chất lượng lại mang ý nghĩa tài lộc may mắn phục vụ tối đa nhu cầu cúng lễ của con hương, đệ tử muôn phương. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách dâng Oản Tài Lộc chuẩn nhất không phải ai cũng biết trên mâm lễ Tứ Phủ, Phật, Gia Tiên và Thần Tài.

Với dòng sản phẩm này, chúng tôi cung cấp 4 loại phẩm oản đa dạng cho khách hàng lựa chọn như Oản lễ Phật, Oản Lễ Tứ Phủ, Oản Lễ Gia Tiên và Oản Lễ Thần Tài. Mỗi loại oản phục vụ cho mỗi mục đích khác nhau sẽ mang màu sắc và thiết kế đa dạng khác nhau đem đến sự tốt lành cho gia chủ khi chọn mua oản để dâng tiến.

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng truy cập trang web của Oản Cô Tâm để tham khảo và tìm mua sản phẩm ưng ý nhất.

Oản Cô Tâm rất sẵn lòng phục vụ khách hàng.

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ