Tín ngưỡng Tam Tứ Phủ gắn liền với việc thờ Đức Vua Cha là các vị thần cai quản bốn miền tạo thành cuộc sống của vạn vật. Nếu Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế cai quản vùng trời, Vua Cha Bát Hải cai quản vùng nước, Vua Cha Nhạc Phủ cai quản vùng núi non thượng ngàn thì Vua Cha Địa Phủ là vị Vua Cha còn lại cai quản vùng đất. Vậy Vua Cha Địa Phủ là ai? Những quan niệm về ngôi vị này là gì?
Tìm hiểu sự tích và đền thờ:
NỘI DUNG
Vua Cha Địa Phủ trong quan điểm đạo giáo Trung Hoa
Mặc dù tín ngưỡng Tứ Phủ là tín ngưỡng mang bản sắc của dân tộc Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình hình thành lúc bấy giờ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi Đạo Giáo Trung Hoa du nhập. Bởi vậy, ngôi vị Vua Cha Địa Phủ tại 2 quan điểm tín ngưỡng là khác nhau, song vẫn còn nhiều người nhầm lẫn và coi là một.
Xem thêm: Mẫu Oản Tài Lộc dâng vua cha Địa Phủ đẹp nhất.
Theo quan điểm Đạo Giáo Trung Hoa, Địa phủ là nơi linh hồn con người sau khi chết đi có tội lỗi sẽ bị chịu các hình phạt. Người đứng đầu Địa Phủ là Phong Đô Đại Đế. Dưới Ngài là 10 vị Diêm Vương (Thập Điện Diêm Vương) cai quản 10 Điện ở địa ngục, đó là:
- Nhất Điện” Tần Quảng Vương cầm sổ sinh tử
- Nhị Điện: Sở Giang Vương coi Đẳng Hoạt Địa Ngục
- Tam Điện: Tống Đế Vương coi Hắc Thằng Đại Địa Ngục
- Tứ Điện: Ngũ Quan Vương coi Chúng Điệp Đại Địa Ngục
- Ngũ Điện: Diêm La Vương coi Khiếu Hoán Địa Ngục
- Lục Điện: Biện Thành Vương coi Đại Khiếu Hoán Địa Ngục
- Thất Điện: Thái Sơn Vương coi Nhiệt Não Địa Ngục
- Bát Điện: Đô Thị Vương coi Đại Nhiệt Não Địa Ngục
- Cửu Điện: Bình Đẳng Vương coi A Tỳ Địa Ngục
- Thập Điện: Chuyển Luân Vương cho đi đầu thai
Cũng có ý kiến 10 vị Diêm Vương trên là hiện thân cho Phong Đô Đại Đế. Theo chân mỗi vị lại có Phán Quan đối chất tra khảo âm hồn, Tư Quân lo ghi chép phần công phần tội của mỗi chơn hồn
Sự khác biệt giữa Địa Phủ trong Đạo giáo và Địa Phủ trong Tứ Phủ
Khái niệm Địa Phủ trong tín ngưỡng Tứ Phủ và Đạo Giáo là hai khái niệm riêng biệt. Cụ thể:
- Khác với khái niệm Địa Phủ trong Đạo Giáo Trung Hoa là nơi cõi âm phủ, âm ty, Địa Phủ trong Tứ Phủ là nơi chỉ miền đất, cõi nhân gian nơi mà con người sinh ra, lớn lên và xây dựng cuộc sống trên mặt đất.
- Những vị thánh trong tín ngưỡng Tứ Phủ thuộc Địa Phủ là những người có công phù dân, hộ nước và trở thành vị thần linh được nhân dân thờ tại các đền. Điểm chung của các Ngài là đều ngự áo vàng đặc trưng của Địa Phủ trong lễ hầu đồng (Quan Đệ Tứ, Chầu Đệ Tứ, Quan Hoàng Mười,…). Những vị thánh thuộc Địa Phủ trong Tứ Phủ cũng không cai quản âm phủ hay xét xử các linh hồn có tội giống trong Đạo Giáo.
- Mặt khác, Địa Phủ tượng trưng cho vùng đất trong tín ngưỡng Tứ Phủ và song hành cùng với Thiên Phủ, Nhạc Phủ, Thủy Phủ tượng trưng cho vùng trời, vùng rừng núi và vùng nước. Nếu Địa Phủ là âm ty địa ngục theo quan điểm Đạo Giáo thì khái niệm Địa Phủ sẽ mất đi sự cân xứng và tính logic.
Vua Cha Địa Phủ trong quan điểm tín ngưỡng Tứ Phủ
Do có sự ảnh hưởng từ Đạo Giáo mà người dân đã lần lượt thay thế các vị thánh trong Đạo Giáo bằng các vị thánh của Việt Nam. Với các Vua Cha khác, người ta đã thay thế hoàn toàn thành Vua Cha Thủy Phủ – Long Vương Vĩnh Công Đại Vương (thay thế cho Phù Tang Cam Lâm Đại Đế và Bát Hải Long Vương); Vua Cha Nhạc Phủ – Tản Viên Sơn Thánh (thay thế cho Ngũ Nhạc Thần Vương); các vị quan lớn – Ngũ Vị Tôn Quan (thay thế cho Tam Quan Đại Đế),…
Vua Cha Địa Phủ trong tín ngưỡng Tứ Phủ của người Việt sẽ là vị thánh thay thế Phong Đô Đại Đế và Thập Điện Diêm Vương. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà chưa có ghi chép hay minh chứng nào của việc này, cũng không thể coi 2 người trên là Vua Cha Địa Phủ của dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, các vị Vua Cha tuy ở thứ bậc cao hơn Thánh Mẫu, song lại không có sức ảnh hưởng như các Mẫu trong tâm linh người Việt. Do đó, hiện nay vẫn chưa lựa chọn được vị thánh thay thế trở tạo thành vị trí Vua Cha Địa Phủ trong Tứ Phủ. Câu hỏi vị thánh nào của nước ta phù hợp với ngôi vị Vua Cha Địa Phủ vẫn còn là 1 ẩn số cần những nghiên cứu sâu hơn.