“Sinh ra làm tướng, chết đi làm thần
Tên tuổi Hùng Thắng oai phong linh ứng cùng mặt trời, mặt trăng”
Vi Hùng Thắng là một trong 6 vị danh tướng Trần Triều được sử sách ghi danh. Ông có công không nhỏ trong chiến thắng quân Nguyên Mông thứ 2 và 3 và từng cứu Trần Hưng Đạo trong trận Nội Bàng lừng lẫy sử Việt. Nhân dân đất Việt vô cùng kính trọng và nể phục vị tướng tài Hùng Thắng nên đã lập nơi thờ ông tại quê hương là đền Khánh Vân hay còn gọi là đền Quan Quận.
NỘI DUNG
Lịch sử về Vi Hùng Thắng tướng quân
Vi Hùng Thắng là hậu duệ đời thứ 6 của cụ tổ họ Vi tại làng Vai, xã Kim Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Thân phụ ông là cụ Phúc Tính và thân mẫu là cụ Từ Duyên. Từ nhỏ, ông đã bộc lộ tư chất thông minh, sáng dạ. Lớn lên thì được nhiều người vị nể nên Vi Hùng Thắng đã quy tụ nhiều trai đinh trong vùng say mê tập luyện võ nghệ, sẵn sàng gìn giữ bản làng.
Khi giặc Nguyên Mông lại một lần nữa xâm lược nước ta vào năm 1285, quân dân nhà Trần nhất tề đứng dậy đồng tâm đánh giặc. Vi Hùng Thắng được vua tin dùng, giao nhiệm vụ làm Tướng dân binh của cả một vùng rộng lớn Sơn – Lục. Dân binh của ông có hàng vạn tay kiếm, tay cung dũng mãnh, phối hợp chặt chẽ với quân đội triều đình… từng đánh hàng chục trận ác liệt, cản bước tiến của giặc khi chúng từ cửa khẩu Chi Ma vào nước ta.
Xem thêm: Thần tích và đền thờ Ông Hoàng Báo Đông Cuông – vị thánh anh linh Tứ Phủ.
Đến cuối tháng Giêng năm 1285, Thoát Hoan đem quân tràn vào bờ cõi và quân dân ta đã đánh đuổi giặc tại cửa khẩu Khả Li (Xa Lý). Tại đây, hai tướng nhà Trần là Đỗ Hưng và Đỗ Vũ tử trận. Được đà lấn tới, quân giặc tiếp tục tràn qua vùng biển Động, phòng tuyến của ta càng thêm lung lay khi tướng Trần Sầm hi sinh. Lúc này, biết Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và các quân sĩ đang ở đất Nội Bàng, chúng đã bày binh bố trận vừa dụ hàng vừa bao vây khiên ta gặp không ít khó khăn, tướng Đoàn Thại đã hy sinh. Trước thế trận ngày một yếu, Vi Hùng Thắng đã chỉ huy đạo quân phối hợp đánh chặn, tạo điều kiện để Trần Quốc Tuấn thoát khỏi sự truy sát của giặc, rút xuống thuyền xuôi theo bờ sông Lục.
Sau đó, vào trận đánh Nguyên – Mông lần thứ 3, Hùng Thắng tướng quân tử trận anh dũng tại trong trận Tân Dã vào 20-2-1288.
Đền Khánh Vân – ngôi đền thờ Vi Hùng Thắng tướng quân
Thi hài ông và các tiểu tướng hi sinh tại trận Tân Dã được nhân dân địa phương chôn cất tại nơi hi sinh. Sau đó, nhân dân đã lập đền thờ tưởng nhớ công ơn Hùng Thắng tướng quân cũng tại vị trí đó, lấy tên đền Khánh Vân. Đền còn có tên thường gọi là đền Quan Quận do tướng Hùng Thắng được thiên triều phong sắc tước Quận Công.
Tại đền, tượng ngài được thờ tại gian chính giữa, hai bên là gian thờ các tướng thời Trần Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão đã cùng ông đánh giặc. Hơn 700 năm trôi qua, di vật và những tài liệu của đền không còn nguyên vẹn như trước, nhưng tên tuổi và công trạng của ông vẫn luôn sống mãi và được ghi nhận tại các sách tại đền Kiếp Bạc. Trải qua nhiều lần trùng tu và tôn tạo, ngôi đền Khánh Vân đã trở nên khang trang, uy nghi và trở thành biểu tượng thiêng liêng không thể thiếu tại vùng đất sông Lục này. Đền cũng được tỉnh Bắc Giang công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Dâng lễ Quan Quận – Hùng Thắng tướng quân
Tướng quân Vi Hùng Thắng là vị tướng thân cận với Hưng Đạo Đại Vương và có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, được nhân dân cả nước biết ơn và tôn kính. Bởi vậy, ai hành hương ghé đến vùng đất Chũ, Bắc Giang đều đến đền Khánh Vân để dâng ông nén hương tỏ lòng thành kính. Theo đó là một mâm lễ chỉn chu, thành tâm dâng Ông.
Thông thường, một mâm lễ đủ đầy gồm đồ chay và độ mặn như gà, giò, hoa quả, nhang hương, tiền giấy, trầu cau và oản lễ. Mâm lễ có thể tùy tâm không cần đầy đủ hết nhưng cần sự thành tâm của con hương. Bơi vậy, oản lễ tài lộc thường được nhiều người lựa chọn để sắp lên mâm lễ vật để thêm phần bề thế, trang trọng.
Oản Tài Lộc Nghệ Thuật là sản phẩm cải tiến kiểu dáng từ các quanh oản nhỏ xinh thời xưa và vẫn giữ được nguyên vẹn sự thành kính và thiêng liêng của thứ bánh dân tộc này. Các mẫu oản dâng Hùng Thắng tướng quân nên được trang trí tỉ mỉ, tinh xảo từng chi tiết trong đó tiêu biểu là mẫu Oản nghệ thuật của đơn vị làm oản lễ chuyên nghiệp Oản Cô Tâm.
Oản Cô Tâm – chuyên cung cấp Oản lễ và phụ kiện làm Oản
Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên cung cấp cho thị trường những mẫu Oản Tài Lộc và phụ kiện làm Oản chất lượng, thích hợp để dâng lễ Gia Tiên – Tứ Phủ – Thần Tài – Phật tại đình, đền, chùa và bàn thờ gia đình.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn Oản lễ dâng cúng chuẩn xác 2020
Được tạo ra bởi đôi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân làm oản tài hiểu biết về tín ngưỡng tâm linh cùng chất liệu trang trí cao cấp, bền đẹp, khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm về chất lượng, mẫu mã và giá cả sản phẩm.
Lễ hội đền tổ chức khi nào?
Hằng năm, đền Khánh Vân khai hội vào ngày 18 tháng 2 âm lịch. Lúc này, nhân dân khắp vùng và du khách gần xa lại cùng nhau về đền hành lễ tâm linh, tưởng nhớ công lao anh hùng đánh giặc Nguyên Mông của tướng quân Vi Hùng Thắng.
Tại phần hội, dân làng tổ chức nhiều hoạt động truyền thống như Múa lân, hát quan họ, giao lưu văn nghệ và các trò chơi như cầu lông, cờ tướng, chọi gà,…. Đặc biệt trong phần hội là cuộc thi Tu lễ. Mỗi khu phố trong thị trấn sẽ làm và dâng mâm lễ truyền thống kính dâng người Anh hùng của quê hương, cũng là để giữ gìn và phát huy hào khi thượng võ của người Việt nói chung và người dân thị trấn Chũ nói riêng. Kết thúc là tế lễ và rước hội truyền thống với sự tham gia của già trẻ, gái trai trong làng.
Vị trí và lộ trình di chuyển
Đền tọa lạc tại đồi Tân Dã, thôn Hà Thị, nay là thôn Thanh An, thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm Hà Nội khoảng 100km.
- Ô tô (dự kiến mất khoảng 2h’ di chuyển): từ trung tâm Hà Nội quý khách di chuyển tới cầu Vĩnh Tuy. Sau đó rẽ phải vào đường Cổ Linh – Thạch Bàn rồi nhập làn vào ĐCT Hà Nội – Bắc Giang (đoạn đường có thu phí cầu đường). Tại vòng xuyến cầu vượt QL5 quý khách đi vào làn đường QL1A hướng về sông Đuống. Đến cầu Đại Phúc quý khách tiếp tục rẽ trái đi về hướng sông Cầu vào QL37 đường CT Hà Nội – Bắc Giang. Khi đi qua sông Thương thì rẽ vào đường Lê Lợi tại vòng xuyến Cao Tốc Bắc Giang – Lạng Sơn. Rẽ phải vào đường Hà Thị và đền Khánh Vân cách đó khoảng 1km.
- Xe máy (dự kiến mất khoảng 2h30’ di chuyển): Từ trung tâm Hà Nội quý khách di chuyển tới cầu Vĩnh Tuy. hướng về cầu vượt Aeon Long Biên thì rẽ phải vào đường Cổ Linh – Thạch Bàn rồi nhập làn vào ĐCT Hà Nội – Bắc Giang (đoạn đường có thu phí cầu đường). Tại vòng xuyến cầu vượt QL5 quý khách đi vào làn đường QL1A hướng về sông Đuống và đi với lộ trình như ô tô là tới đền Khánh Vân,
- Xe khách: Tại các bến xe Gia Lâm, Giáp Bát, quý khách bắt xe tới thị trấn Chũ. Xe trả khách tại bến xe khách Lục Ngạn cách đền gần 3km