Hệ thống tượng Phật trong chùa và cách cúng khấn chuẩn

Trong những ngôi chùa tại Việt Nam, tại các ban thường thờ một hoặc nhiều pho tượng như tượng Phật, Bồ Tát, La Hán. Để hiểu rõ về hệ thống tượng Phật trong chùa cũng như cách cúng khấn chuẩn, Oản Cô Tâm xin chia sẻ thông tin tại bài viết dưới đây.

NỘI DUNG

Hệ thống những pho tượng Phật trong chùa của Phật Giáo

Từ khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, Phật giáo đã du nhập vào nước ta, hòa nhập vào từng phong tục lãnh thổ và đã hình thành nên sự phong phú, đa dạng trong cách thờ phụng tại khắp mọi miền. Tuy nhiên, cho dù phương pháp thờ Phật mọi miền tuy khác nhau nhưng biểu tượng và nghĩa lý không khác.

Xem thêm: Đại lễ phật đản ngày nào là ngày chính?

Cụ thể hơn, một ngôi chùa Phật giáo ở miền Bắc phổ biến có 4 khu vực: Chính điện, Tiền đường, Nhà hành lang, Nhà Tăng. Ngoài ra còn có Nhà Tổ và Trai đường. Theo đó, tại mỗi khu vực sẽ có các ban thờ tượng Phật riêng. Vậy ý nghĩa tượng các vị Phật trong chùa là gì?

tượng phật trong chùa
Sơ đồ tượng Phật trong chùa

Khu chính điện

Chính điện hay Tòa Thượng điện còn gọi là Tam bảo hay Đại hùng Bảo điện. Chính điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong chùa.Trong chính điện thờ Phật, triết lý vô thường của Phật giáo được đặt lên hàng đầu thể hiện qua tam thân Phật gồm:

  • Lớp trên cùng: “Pháp thân” – thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ
  • Lớp thứ hai: “Báo thân” – thờ thọ dụng trí tuệ Phật ở cõi Cực Lạc
  • Lớp thứ ba: “Ứng thân” –  thờ Phật đã hoá hiện ra xác thân ở trần thế. 
cúng dường tam bảo
Ban Tam Bảo khu Chính điện

Tam thế Phật hay còn gọi là Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân là ba pho tượng ngồi ngang nhau ở lớp trên cùng, từ trái qua phải lần lượt tượng trưng cho quá khứ, hiện tại thế, vị lai thế. Quá khứ gọi là Trang Nghiêm Đại kiếp, hiện tại gọi là Hiền kiếp, vị lai gọi là Tinh Tú kiếp. Bên cạnh đó, Tam Thế Phật còn có một tên khác là Tam Thế Tam Thiên Phật, có nghĩa là ba nghìn vị Phật nối nhau giáo hóa chúng sinh trong ba đại kiếp.

Tượng Di-Đà tam tôn được đặt ở hàng thứ hai từ trên xuống gồm: Phật A-di-đà (ngồi giữa), Đại Thế Chí (bên trái); Quan Thế Âm (bên phải).  Đây là 2 vị hộ pháp giúp việc cứu độ cho Phật A-di-đà. Phật A-di-đà là Phật được tạc to nhất trong các nhóm tượng tuỳ theo khuôn khổ từng chùa.

Lớp thứ ba là tượng A Nan Đà – Thích Ca thuyết pháp và Ca Diếp.

Ngoài ra, hệ thống tượng thờ khu chính điện còn có lớp thứ 4 là lớp tượng “Di lặc Bồ-tát” và hai vị “Phổ Hiền Bồ-tát” và “Văn thù Bồ-tát” đứng hai bên. Thích Ca ngồi trên tòa sen, còn Văn Thù và Phổ Hiền đứng trên tòa sen. 

Lớp thứ năm trở xuống thường có tượng đức Phật tu khổ hạnh ở chân núi Tuyết Sơn, tượng đức Phật nhập Niết bàn và đức Phật đản sanh. Tòa Cửu Long ở giữa, bên trái là Phạm Thiên và bên phải là Đế Thích.

Tòa Cửu Long được xây dựng theo tích Thích Ca sơ sinh – một trong bốn tích quan trọng trong đời Phật (đản sinh, xuất gia, thành đạo và viên tịch). Trung tâm là Thái tử Tất Đạt Đa đản sinh trong hình dạng chú bé mũm mĩm nhưng vẻ mặt nghiêm trang, tay chỉ lên trời, tay chỉ xuống đất. Xung quanh có chín con rồng liên kết tạo thành một hình khum, hướng phía mặt ra ngoài, mô tả các tầng trời, trên đó có các vị Phật ngồi kết già, các vị Bồ tát, Kim Cương Hộ pháp, các nhạc sĩ thiên thần…

Khu tiền đường

Thông thường nhà Bái đường được xây dựng trước cửa Chính điện nên còn gọi là Tiền đường. Các tượng bày ở Tiền đường gồm: 

Tượng hai vị Hộ Pháp 

Hai bên ở Tiền đường đặt tượng hai vị Hộ pháp, có ý nghĩa khuyến thiện và trừng ác để hộ trì Phật pháp. Tượng Hộ pháp thường được tạc rất to, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ, một vị tay cầm viên ngọc, một vị tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc ngồi trên lưng một con sân (một loại giống sư tử). 

Tượng Thần Thổ Địa – Thánh Tăng

Một bên tượng Thổ địa và một bên tượng Thánh tăng, lấy điển tích về cùng xuất hiện đồng thời chứng minh khi Đức Thích-ca vừa thành đạo. Đây cũng là lời giải đáp cho câu hỏi Đức ông là gì hay Đức ông trong chùa là ai khi là người trần mà được thờ cùng Phật,…

Theo tích lưu truyền, trưởng giả Cấp-cô-độc, một nhân vật thời Thích-ca tại thế là một người giàu có và mộ đạo. Ông đã mua một khu vườn cây xây tịnh xá, ngôi chùa rất to lớn đầu tiên trên thế giới để cúng dường cho Đức Phật và tăng đoàn tới thuyết pháp. Ngài được xem là thí chủ lớn nhất, rộng rãi nhất từ trước đến nay. Sau này ông được coi là người bảo vệ tài sản của nhà chùa. Vì vậy người ta gọi là Đức ông. 

Hai bên Phật điện còn có tượng Thập điện Diêm vương cai quản mười cửa điện. Tạo hình các vị này theo lối Hoàng đế, mũ Bình thiên, áo cổn, đi hia, tay cầm hốt ngồi trên ngai.

Nhà hành lang

Nhà hành lang trong các ngôi chùa tại Việt Nam thường là hai dãy nhà riêng song song ở hai bên nhà Chính diện, hướng vào nhà tăng (hậu đường). Tượng bày ở nhà hành lang là 18 vị La Hán (gọi là thập bát Hán). Tượng tạc kích thước bằng người bình thường với các tư thế khác nhau. Vị ngồi trên tảng đá, vị ngồi trên gốc cây, lưng ngựa, lưng tê giác vẻ mặt suy nghĩ trầm mặc.

tượng phật trong chùa
Tượng La Hán khu Hành lang trong chùa

La Hán là vị quả thánh cao nhất của Tiểu thừa nhưng còn phiền não luân hồi sinh tử. Phật giáo Tiểu thừa cho rằng có 16 vị La Hán vâng lệnh của Phật ở mãi trên thế gian để cứu độ chúng sinh, không nhập diệt. Theo sách Phật, chỉ có 16 vị La Hán nhưng trên thực tế người ta tạo thêm hai vị nữa thành Thập bát La Hán.

Nhà tăng (Hậu đường)

Nhà tăng là khu vực Hậu đường bên trong của chùa, thường xây dựng sau khu chính điện nên còn được gọi là Hậu đường. 

Trong nhà tăng, ở phía trên cao của gian giữa thờ hai tượng Thánh tăng A-nan-đa (có người nói rằng Văn Thù Bồ tát) và sư tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bohhidharma); ngài A-nan-đa thuộc Tiểu thừa; Ngài Văn Thù Bồ tát thuộc Đại thừa; Ngài Bồ-đề-đạt-ma là tổ sư truyền đạo thiền sang Đông Hoa. Dưới là các vị sư tổ đã tu tại chùa. Các vị sư tổ có thể tạc tượng hoặc không. Ở chùa xây dựng một điện riêng để thờ các vị thần thánh này. Ngoài ra, ở nhà tăng trong một số chùa còn thờ tượng Quan Âm Tổng Tử, Quan Âm toạ sơn…

Nghi lễ cúng dường Tam Bảo

Người có tâm hướng Phật luôn hiểu rằng làm việc tốt sẽ nhận được phước báo thiện lành. Cũng như việc cúng dường, trang hoàng cho ngôi Tam Bảo được huy hoàng trang nghiêm là phước báu vô lượng. Bởi vậy, các mùa lễ Phật trong năm đặc biệt là đại Lễ Phật Đản tháng 4 là dịp để con hương đệ tử thể hiện lòng kính dâng lên Chư Phật. Trong đó, Oản Tài Lộc là vật phẩm không thể thiếu tượng trưng cho sự Thuần khiết và Thanh Tịnh.

tượng phật trong chùa
Nghi lễ dâng ban Tam Bảo

Oản Cô Tâm là đơn vị cung cấp các mẫu oản lễ tài lộc dâng ban Tam Bảo tại gia, tại chùa. Với Oản Lễ Phật, trước khi thiết kế các chi tiết trang trí oản, chúng tôi cũng đã nghiên cứu rất kỹ Phật Pháp và những nguyên tắc sắm đồ cúng lễ dâng Phật. Những chú ý quan trọng khi trang trí Oản Lễ Phật có thể kể đến như hoa trang trí trên oản phải là hoa huệ hoặc hoa lan, hoa cúc, hoa sen, hoa mẫu đơn, … là những loài hoa truyền thống của Việt Nam. Oản phải đảm bảo có màu sắc trang nhã không được quá lòe loẹt. Các chi tiết trang trí nhã nhặn, không quá phô trương.

Dưới bàn tay của các nghệ nhân giàu kinh nghiệm, các mẫu oản lễ dâng bái cửa chùa luôn đẹp mắt, ý nghĩa, thành tâm tiếp duyên cho Phật tử hướng về cửa chùa dâng bái nhà Phật. 

oản tài lộc 68
Oản lễ hoa sen thành tâm dâng bái nhà chùa

 

oản tài lộc 260
Mâm oản tạo hình hoa sen dâng ban Tam Bảo

Văn khấn ngày lễ Phật Đản

Văn khấn Phật Thích Ca

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam mô Đông Phương giáo chủ tiêu tai duyên thọ

Nam mô Dược sư Lưu Ly Quang Vương Phật

Nam mô Đại từ Đại bi cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát

Hôm nay ngày…tháng…năm (âm lịch)

Tín chủ con là ….

Ngụ tại ….

Chúng con nhất tâm thành kính, lễ bạc dâng lên trước Phật điện tại chùa ….

Nguyện cầu các chư Phật, chư Đại Bồ Tát, chư vị Hiền thánh, Tăng, Hộ Pháp thiện thần, Thiên Long Bát Bộ,…

Rủ lòng từ bi

Phù hộ độ trì

Chứng minh công đức

Cứu khổ cứu nạn

Ban lộc phát tài

Già trẻ gái trai, bình yên mạnh khỏe

Tâm thành lễ bạc, gặp được thiên duyên

Gia sự chu truyền, ấm êm hạnh phúc

Điều lành luôn tới, điều xấu qua đi

Nhờ lượng từ bi, mong cầu như nguyệt

Cẩn nguyện.

Văn khấn Đức Ông

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Đức Ông Tu Đạt tôn giả, Thập bát Long thần Gia Lam chân tể,

Hôm nay là ngày … tháng … năm … (âm lịch)

Tín chủ con là … đồng gia quyến ngụ tại ….

Kính lạy Đức Ông, gia quyến chúng con, thành tâm kính lễ, hương hoa vật phẩm, gọi chút lòng thành, mong ngày soi xét.

Trộm nghĩ:

Chúng con sinh nơi trần tục,

Tránh sao được sự lỗi lầm.

Trước Phật đường sám hối ăn năn,

Kính mong đức Già lam chân tế

Mở lòng tế độ, che chở chúng con

Làm ăn thuận lợi trong năm

Tiêu trừ bệnh tật tai ương

Vui hưởng lộc tài may mắn.

Cúi mong ngài: Chấp lễ chấp bái, chấp kêu chấp cầu

Dãi tấm lòng thành, xin ngài phù hộ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

(Vái 3 vái) 

Văn khấn Đức Địa Tạng Bồ Tát

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô đại từ, đại bi bản tôn Địa Tạng Vương bồ tát

Hôm nay là ngày … tháng … năm … (âm lịch)

Tín chủ con là … đồng gia quyến đẳng.

Ngụ tại ….

Thành tâm cúi lạy trước Phật đài, kính dâng hương hoa phẩm vật, Cung thỉnh Bồ Tát đại từ, đại bi, giáng lâm giáng phúc cho tín chủ.

Bái đảo đại đức giáo chủ u minh,

Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi.

Chở che cho gia quyến chúng con,

Như mẹ hiền phù trì con đỏ

Nhờ ánh ngọc Minh Châu tiêu trừ hạn ách,

Mây từ che chở trí tuệ hanh thông

Tâm đạo khai hoa não phiền nhẹ bớt.

Lúc đang sống một lòng thiện niêm,

Theo gương Đại sĩ tế độ chúng sinh.

Khi vận hạn được ơn cứu độ,

Của Bồ Tát cùng chư vị Thần linh.

Lúc lâm chung vượt cõi u đồ

Lại được tái sinh, lên cõi thiện.

Cúi mong Bồ Tát tế độ cho Hương linh Gia tiên

Cõi U minh hết thảy đều siêu thoát.

Nhất tâm bày tỏ tấc lòng,

Cung trần cầu xin giảm cách

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

(Vái 3 vái)

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ