Thần Độc Cước là một trong Tám vị thần được phối thờ trong hệ thống Tứ Phủ tại nước ta. Ngài là vị thần có tài có đức, có công lớn giúp các đời vua dẹp giặc giữ gìn bờ cõi và được vua phong là Độc Cước sơn triều. Đền thờ thần Sơn Tiêu Độc Cước tọa lạc tại một số nơi trên cả nước, là địa điểm tâm linh thiêng liêng thu hút hàng ngàn du khách tới hành hương dâng lễ tưởng nhớ.
NỘI DUNG
Sự tích Thần Độc Cước
Tương truyền rằng, có loài Quỷ đỏ mình trùng trục, mõm dài răng nhọn rất thích ăn thịt người, chúng sinh sống ngoài biển khơi và hay về vùng Sầm Sơn, Thanh Hóa làm hại dân. Chúng thường chọn những người ngư dân ra khơi đánh cá để bắt và ăn tươi nuốt sống, khiến dân chúng không khỏi khiếp sợ. Khi không còn dân chài nào dám ra biển, chúng đã mò vào vùng đất liền để tàn sát hàng loạt người dân từ già trẻ, gái trai không tha một ai. Ai nấy đều chỉ còn cách rời làng xóm đi xứ khác, khiến cảnh vật nơi đây vô cùng tan hoang, tiêu điều.
Bấy giờ, có một chú bé mồ côi (theo tương truyền, đây là con của Mẫu Núi) lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh khác người, chẳng bao lâu đã trở thành chàng trai cao lớn lạ thường. Dân làng đang phiêu bạt tứ xứ nghe thấy tiếng chàng trai cất tiếng hú vang trên ngọn núi quê nhà liền rủ nhau về. Mọi người xây dựng lại xóm làng, sửa sang vườn tược trồng trọt chăn nuôi và đàn ông theo chàng khổng lồ ra khơi đánh cá. Cuộc sống chẳng bấy lâu mà trở nên an yên, no đủ.
Lũ Quỷ đỏ biết mình không thể làm gì được với sức mạnh chàng trai đó khi một số tên đã bị băm vằm dưới lưỡi búa sắc của chàng. Nhân lúc chàng và thanh niên trai tráng đi ra khơi đánh cá, chúng vào bờ, lẻn vào vùng dân cư cướp phá và ăn thịt phụ nữ và trẻ con. Về làng nhận được tin, chàng khổng ở lại nhà với những người sống sót, thì hôm sau loài quỷ lại phá ngoài khơi. Chàng quyết chí phải diệt hết loài Quỷ, liền dùng búa tự xẻ đôi thân mình. Một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn canh giữ bản làng, còn một nửa thân và một chân theo thuyền bè hộ vệ dân chài ra khơi.
Từ đó, lũ Quỷ không dám bén mảng đến vùng này hại dân nữa, cuộc sống dân làng lại trở nên yên bình như xưa. Bàn chân đứng trên núi của chàng đã hằn sâu vào đá, lưu lại dấu tích muôn đời. Về sau, Ngọc Hoàng cảm phục tấm lòng của chàng đã phái Thiên Sứ mời chàng trai về trời và phong thần cho chàng với tên gọi là “Thần Độc Cước“, có nghĩa là “Thần một chân”.
Xem thêm: Thần Bạch Hạc là nhân vật lịch sử có thật hay chỉ tồn tại trong lời kể dân gian? Tìm hiểu ngay.
Đền thờ thần Độc Cước
Gắn liền với sự phát triển của nhân dân làng chài đặc biệt là vùng đất Thanh Hóa, thần Độc Cước được thờ phụng tại rất nhiều vùng hải đảo, ven biển dọc từ Quảng Ninh tới Nghệ Tĩnh và các trục đường quốc lộ giao thông chính ở đồng bằng Bắc Bộ. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là đền Độc Cước tại Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Vị trí đền Độc Cước
Đền Độc Cước còn có tên là đền Thượng nằm trên đỉnh núi Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ. Phía đông và tây của đền giáp núi còn phía nam giáp biển Sầm Sơn. Đường lên đền này nằm tại đầu bãi tắm A, phường Trường Sơn, thành phố Sầm Sơn, Thanh Hoá. Được xây dựng vào thời Trần, đến nay đền được cấp chứng nhận Di tích cấp Quốc gia năm 1962, là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, tâm linh vô cùng ý nghĩa.
Kiến trúc đền
Sau khi đi qua 40 bậc đá từ chân núi, ta sẽ đến cửa đền Độc Cước có hai thớt voi chầu. Đền có kiến trúc hình chữ Đinh theo kiểu chuôi vồ với 3 gian Tiểu đường, Trung đường, Hậu Cung.
Trong đền thờ tượng thần Độc Cước một tay một chân, mặc áo võ tướng, mặt nghiêm nghị hiên ngang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra, tại đây còn lưu giữ nhiều câu đối ca ngợi công lao của thần Độc Cước và 8 sắc phong do triều đình các thời ban tặng.
Bên phải đền là tòa Phương Đình hay (Tháp Nghinh Phong) thiết kế theo lối 2 tầng 8 mái, quan niệm là nơi đón gió theo hướng Bắc. Bên cạnh đó còn có Miếu Thổ Thần, Miếu Sơn Thần, và đặc biệt là Phủ Mẫu thờ Tam Tòa Thánh Mẫu là nơi tiến hành các nghi thức hầu đồng cùng với gian đền chính.
Ngoài ra, tại đền Cô Tiên nằm tại cuối dãy Trường Lệ về phía Tây Nam cũng có gian thờ Thần Độc Cước cùng một số vị thần linh Tứ Phủ.
Dâng lễ thần Độc Cước
Đền Độc Cước là điểm dừng chân tâm linh không thể thiếu của hàng nghìn du khách, con nhang đệ tử về vùng đất Thanh Hóa. Với lòng biết ơn và sự thành kính trước đấng linh thiêng, người ta hay sắm sửa một mâm lễ chay mặn tùy tâm dâng đền.
Oản là vật phẩm được nhiều người sử dụng để dâng lễ đền. Oản có mặt trên các mâm lễ từ rất lâu đời, vừa trang trọng, vừa để được trong khoảng thời gian lâu dài. Oản Nghệ Thuật Tài Lộc dâng đền thờ Thần Độc Cước được đơn vị Oản cô Tâm trang trí công phu với nhiều chi tiết bắt mắt được làm từ những chất liệu cao cấp, bền đẹp làm toát lên vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa, phục vụ tối đa nhu cầu cúng lễ của quý con hương đệ tử khắp mọi miền tổ quốc
Quý khách có nhu cầu tìm Oản Tài Lộc dâng đền Độc Cước có thể tham khảo mẫu Oản sau:
Oản Cô Tâm – cung cấp sỉ lẻ Oản Tài Lộc và phụ kiện làm Oản uy tín
Oản lễ là vật phẩm có mặt trên các mâm lễ từ rất lâu đời, thích hợp dâng tiến các đức bề trên anh linh để bày tỏ tấm lòng thành, Ngày nay, oản đã được đầu tư thiết kế và trang trí tỉ mỉ với hoa lụa, lá ngọc cành vàng với tên gọi là Oản Tài Lộc và mang nhiều ý nghĩa tốt lành mà vẫn giữ nguyên phần hồn bánh.
Tất cả mẫu oản lễ tại Oản cô Tâm đều được phát triển bởi các nghệ nhân tài năng thấu hiểu những giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn oản dâng lễ Tứ Phủ – Gia Tiên – Thần Tài – Phật đúng chuẩn 2020.
Lễ hội đền Độc Cước
Câu chuyện thần Độc Cước mang đến niềm tin về sức mạnh vĩ đại của tổ tiên ta cũng như sự anh dũng trong cuộc đấu tranh chống thiên tai ác liệt, xả thân bảo vệ nhân dân, đất nước, biển trời. Lễ hội Đền Độc Cước hay còn có tên là lễ hội Cầu Phúc, được người dân biển Sầm Sơn tổ chức hàng năm từ ngày 14-16/2 ÂL để tưởng nhớ công lao của vị thần Độc Cước. Đây là dịp để người dân địa phương cùng du khách xa gần hành hương về nơi đây cầu nguyện trước Thần Độc Cước phù hộ cho một năm bình an, mọi việc thuận buồm xuôi gió,…
Phần lễ gồm các nghi lễ truyền thống như rước kiệu, tế lễ, dâng cỗ,…và phần hội được tổ chức rất nhiều các trò chơi dân gian khác như kéo co, đẩy gậy, xe đạp đôi,…
Văn luyện thần Độc Cước
Sắc hỡi hỡi Sơn Tiêu Độc Cước. Hồng tao xưa sinh, vị thân mẫu không không sắc sắc. Nhất nhỡn sơn đầu thủ túc chi dị hình.Sơn Tiêu Độc Cước A Lôc đại vương, hiệu Chu Văn Minh thần tướng. Tả tướng độc cước, hữu tướng độc tôn, Độc Cước thiền sư thế tôn Độc Cước đại Tướng. Các đẳng tướng Âm binh vạn vạn hằng hà sa số tật tốc giáng hạ bản Đàn. Nhang hoa thỉnh
Đệ tử tôi nay nhang phần một truyện .
Thủa ban rồi tu luyện Thần binh .
Chiêm Thiên nhung Quốc có danh .
Kể từ hồng tạo mấy sinh kia là.
Càn Khôn nhị Khí sinh ra .
Không không , sắc sắc hóa ra dị hình .
Có Thiên tinh diệu bằng non nước núi .
Dáng cao cao nghìn trượng cao mây .
Phép anh Linh nào có ai tày .
Động chân nở đất , ra tay động rừng .
Mặt đen tựa lửa hòn than
Răng trắng san sát , môi hồng tựa son .
Nguyên giáng sinh Sơn Tiêu núi ấy .
Có uy hùng ai thấy dám đang .
Hiệu là Lốc Tướng Thần Vương .
Bản thân bối Phúc có danh đại Thần .
Khi cơ hàn tần lao chi khổ .
Đến tuần này biến thảo thành nhân .
Hiện lên Mao khổng hóa thân .
Đằng vân Thế giới xa gần mọi nơi .
Cứu nhân gian lại thôi súc vật .
Đả Tà ma , trảm diệt Tà tinh .
Tả thủ cầm cờ Lôi phơi phới .
Hữu thủ cầm búa sắt hăm hăm .
Lại hay phương tiện cứu dân .
Chữa người tật khổ , bệnh nhân mê đồ .
Phá oan gia , đoạn trừ túc trái .
Giết Tà Thần , đẳng chúng Tà tinh .
Trảm Phạm Nhan , Bá Linh phục Quốc .
Tróc mẹ danh Càn sát bà Vương .
Bao nhiêu Tà quỷ chúng bay .
Thu lại nhập Ngục , đả cho tan tành .
Hỡi Già Lô Lốc Tướng kia ơi .
Chính thang nhất vị anh Linh .
Giờ Thày luyện tập về chưng bản Đàn .
Có uy cường đêm ngày ứng hiện .
Nghe Chú Ấn , Quyết gọi là tốc thôi .
Dù chơi non núi xa xôi thời về .
Chớ hoãn trì ngang đường ngang xá .
Chớ cưỡng Phù , cưỡng Chú làm chi .
Thày nay Ấn , Quyết thì về .
Để Thày sai khiển việc gì cho hay ,
Như cờ này hóa ra cờ lệnh .
Chuyển cờ này quân tướng sửa sang .
Uy hùng chính đức nghiêm trang .
Binh quyền kíp phá Quỷ Vương tung hoành .
Khi sai hành bất phân thời khắc .
Chớ lỗi lầm , thét mắng chẳng tha .
Chẳng nên thét mắng đôi lời .
Việc trong cấm giới , việc ngoài cấm ngăn .
Nào khi cứu Thế độ dân .
Dẹp đường mở lối Sư nhân đi về .
Ba hồi Mõ đả thì nghe .
Chơi đâu kíp chóng thì về .
Một là sai khiển việc gì cho hay .
Trước hộ Thày tuế bằng non Nhạc .
Đạo Quân sư chẳng khác Thái sơn .
Tháng ngày bổng lộc thường tuôn .
Đông Tây đem lại Bắc Nam thu về .
Của Thiên Khê bạc tiền vô số .
Lợn cùng gà , vải vóc chứa chan .
Chữ rằng dĩ Đức báo Ân .
Thày toan trợ Tướng , Tướng nay giúp Thày .
Gia trung này đêm ngày tuần thú .
Cắt ba quân canh cổ truyền lao .
Có ai xâm phạm ra vào .
Đả đòn buộc trói , đem giam gia hình .
Trong phép Quan đả là lệnh ước .
Cứ ba hồi mõ đả thì nghe .
Lưng đeo đai bạc hoa cù .
Tay cầm chìa khóa kỳ khu chữa người .
Hoặc ai phải Khí nặng giời .
Đến không cũng khỏi ngồi chơi cũng hèo .
Phép xưa nay vốn vì có khác .
Mõ là sai bắt nhiều điều .
Một đường đường nghiệm trăm chiều chiều hay .
Xưa kia xốc vác Thái sơn .
Nay sao phép đã lên ngàn
Ngao du đón Nguyệt chơi miền Thanh cung .
Nay tôi có việc thì dùng .
Mời ông tốc giáng bản Đàn cho mau .
Là tật tốc giáng .
Nhang hoa thỉnh .