Nhà Trần có 6 danh tướng tài giỏi đánh giặc như thần lừng lẫy sử Việt thì Phạm Ngũ Lão là một trong 6 vị danh tướng tài giỏi ấy. Người đời sau vẫn còn nhắc lại những chiến công hiển hách của ông trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông với niềm tự hào và khâm phục sâu sắc.
NỘI DUNG
Phạm Ngũ Lão là ai? Lịch sử cuộc đời và sự nghiệp Phạm Ngũ Lão
Như đã nói ở trên, Phạm Ngũ Lão là một trong sáu danh tướng tài giỏi nhất dưới thời nhà Trần và góp công lớn và chiến thắng quân Nguyên Mông 3 lần xâm lược nước ta. Riêng với Phạm Ngũ Lão, ngoài là một danh tướng ông cũng là vị phò mã được Hưng Đạo Đại Vương vô cùng yêu quý và tin tưởng gả con gái là quận chúa Anh Nguyên cho. Sau này, con gái ông là Tĩnh Huệ cũng trở thành thứ phi của vua Trần Anh Tông.
Xem thêm: Tìm hiểu sự nghiệp 3 lần chống Nguyên Mông lừng lẫy sử Việt của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Theo sử sách ghi lại, Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) là người làng Phù Ủng huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Ân Thi, Hưng Yên). Ông nổi tiếng với câu chuyện chàng trai làng Phù Ủng được Phạm Đình Hổ kể trong Vũ trung tùy bút về chuyện chàng trai làng đan sọt bên vệ đường được Hưng Đạo Đại Vương chiêu mộ làm tướng. Đại ý Phạm Đình Hổ viết rằng một hôm, Hưng Đạo Vương cùng tùy tùng đi ngang qua Đường Hào thấy một chàng tràng ngồi bên vệ đường đang đan sọt. Quân lính thấy y ngang nhiên chắn đường nên kéo đến dẹp lối đi. Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi thản nhiên như không có chuyện gì. Quân lính bèn lấy giáo đâm vào đùi chàng trai đến nỗi chảy máu nhưng vẫn không thấy phản ứng gì. Thấy vậy, Vương dừng lại hỏi, bấy giờ Phạm Ngũ Lão mới trả lời rằng đang nghĩ một câu trong binh thư nên không để ý. Biết đây là người có tài, Trần Hưng Đạo lập tức cho ông ngồi cùng kiệu và đưa về kinh. Từ đó, Phạm Ngũ Lão trở thành môn khách của Trần Hưng Đạo. Trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông ông trở thành danh tướng tài giỏi dưới trướng Hưng Đạo Đại Vương.
Phạm Ngũ Lão tham gia 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và đều đạt được nhiều công lao to lớn đóng góp vào chiến thắng lớn của dân tộc. Theo đó, năm 1285, thời gian diễn ra kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần hai, ông cùng Trần Quang Khải (cũng là vị tướng tài giỏi đồng thời là con trai của Trần Hưng Đạo) tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền khổng lồ của giặc và tiêu diệt quân Nguyên đang chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão cùng nghĩa quân đã tiêu diệt được hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng khi nhận lệnh phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba, Phạm Ngũ Lão cùng các tướng khác cùng bày trận phục kích trên đường rút lui của địch tại sông Bạch Đằng. Trong trận này, quân nhà Trần đã bắt sống được tướng nhà Nguyên là Phàm Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi. Sau đó, Phạm Ngũ Lão cùng quân đội tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.
Kết thúc kháng chiến, năm 1290, ông được vua Trần Nhân Tông giao cho nhiệm vụ cai quản quân Thánh Dực. Đồng thời thăng chức Hữu Kim Ngô Đại Tướng Quân. Tiếp sau đến đời vua Trần Anh Tông, ông lại được thăng chức Điện súy Thượng tướng quân, tước quan nội hầu. Trong thời gian này, ông cũng nhiều lần cất quân đi trừng phạt xâm chiếm, dẹp loạn ở khắp nơi giữ bình yên đất nước. Tiêu biểu năm 1294, 1927, 1301, ông đi dẹp loạn quân Ai Lao, năm 1312 và 1318, ông vào Nam chính đánh thắng quân Chiêm thành buộc vua Chế Chí phải đầu hàng.
Không chỉ là một danh tướng có tài binh thược thần sầu mà ông còn là một thi ca nổi tiếng với nhiều bài thơ về chí trai và lòng yêu nước. Hiện nay, các tác phẩm của ông đã bị thất lạc gần hết chỉ còn lại hai bài là Thuật Hoài (Tỏ Lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).
Ngày 1 tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão từ trần, hưởng thọ 66 tuổi. Vua Trần Minh Tông đã dành đặc ân nghỉ chầu 5 ngày để tỏ lòng tiếc thương với vị tướng anh dũng, anh tài đã cống hiến nhiều công lao cho tổ quốc.
Sau khi ông mất, vua đã ban phong cho ông là “Thượng đẳng phúc thần” và cho phép dân làng Phù Ủng lập đền thờ tướng Phạm Ngũ Lão ngay trên nền đất cũ của gia đình.
Hầu giá Đức Thánh Phạm
Danh tướng Phạm Ngũ Lão hay còn gọi là Đức Ông Phò Mã Phạm Ngũ Lão là một vị thánh đứng trong hàng ngũ các vị thánh công đồng Trần Triều. Ông được tôn xưng là Đức Thánh Phạm thuộc hàng Lục Tướng Trần Triều. Đức Thánh Phạm cùng 5 vị tướng khác trong Lục Tướng Trần Triều luôn được phối tự tại các đền Trần Triều.
Đức Thánh Phạm cũng rất hay về ngự đồng. Khi về ngự ngài mặc y phục màu đỏ, đeo đai đỏ, đội khăn xếp đỏ. Ngài múa chấp kích hoặc giáo xuyên vào đùi hoặc thanh long đao. Ngài thường về tiễn đàn nhà Trần.
Dâng lễ Đức Thánh Phạm Ngũ Lão
Vào những ngày đầu năm mới hoặc những ngày lễ tiết lớn trong năm đặc biệt là ngày lễ hội và ngày tiệc của Đức Thánh Phạm Ngũ Lão vào ngày 1 tháng 11 nhân dân từ khắp nơi lại mang lễ vật về dâng tiến cúng lễ vị danh tướng lừng danh nhất sử Việt. Cầu ngài phù hộ cho gia quyến bình an, khỏe mạnh, trong ấm ngoài êm, có tài có lộc, làm ăn thuận lợi, buôn may bán đắt.
Xem thêm: Tổng hợp ngày tiệc Tứ Phủ 12 tháng đầy đủ và chi tiết, con hương nhất tâm nên biết.
Một mâm lễ dâng tiến Đức Thánh Phạm cần chuẩn bị một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, một cơi trầu, quả cau, một cút rượu, xôi thịt, tập giấy tiền, thẻ hương và một cánh sớ.
Sau khi dâng những thức lễ này trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.
Quanh oản dâng đến đền thờ đức Thánh Tam nên là oản màu đỏ. Những con hương đến lễ đền thường không sắm oản đường loại bọc giấy kiếng bình thường mà sắm loại Oản Tài Lộc được trang trí cách điệu với nhiều họa tiết, mang ý nghĩa cầu tài lộc. Với loại oản đặc biệt như vậy, khách hàng thường tìm đến đơn vị làm oản lễ chuyên nghiệp Oản Cô Tâm.
Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên cung cấp cho thị trường những mẫu Oản Tài Lộc đẹp với thiết kế trang trọng, lộng lẫy phục vụ nhu cầu cúng lễ, bái thánh Tứ Phủ cùa con hương phật tử cả nước . Những quanh Oản Tài Lộc Cô Tâm đẹp được tạo ra bởi đôi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân làm oản tài năng với những chất liệu trang trí cao cấp, bền đẹp, tạo nên tác phẩm oản nghệ thuật tuyệt đẹp, có 1-0-2 trên thị trường. Do đó, khi chọn mua lễ Oản tại Oản Cô Tâm, khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm về chất lượng, mẫu mã và giá cả tại đơn vị chúng tôi.
Đền Phù Ủng Hưng Yên thờ danh tướng Phạm Ngũ Lão
Kiến trúc
Đền Phù Ủng được nhân dân khắp vùng vô cùng tín thờ, gìn giữ và chăm sóc. Qua bao năm thăng trầm của lịch sử, ngôi đền vẫn giữ nguyên được những nét kiến trúc cổ xưa hòa trong không khí tâm linh tín ngưỡng thiêng liêng. Năm 1988, đền được chính thức công nhận là di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc Gia.
Kiến trúc đền Phù Ủng đậm nét kiến trúc cổ xưa truyền thống với nếp nhà ba gian cửa gỗ đỏ cùng mái hình đao cong lợp ngói vảy cá. Trên đỉnh mái là đôi rồng chầu nhật được đắp nổi vô cùng sống động. Bên trong có đặt tượng thờ tướng quân Phạm Ngũ Lão phối thờ cùng tượng Quận chúa Anh Nguyên tức vợ của Phạm Ngũ Lão.
Bên trái ngôi đền này là lăng Phạm Tiên Công (cha của Phạm Ngũ Lão). Lăng có niên đại từ thời Trần. Phần chính lăng xây hình chóp long đình, phần mộ hình lục lăng, có thềm đá lát xung quanh. Lăng có tác môn, cột đồng trụ và hai tam môn hai bên. Phía trước lăng có sáu cột trụ đá, tượng trưng cho cổng làng. Khu lăng mộ quanh năm mát mẻ do được che phủ bởi cây cổ thụ và ao Tầm Sét cạnh lăng.
Bên phải đền là đền mẫu thờ mẹ của Phạm Ngũ Lão. Mẹ ông là người dũng cảm, trong một lần bị địch bắt cóc để ép Phạm Ngũ Lão ra hàng bà đã tự tử để tỏ rõ khí tiết. Vua đã ban cho bà 4 chữ “Nghiêm ứng thánh Mẫu”. Ngôi đền Mẫu được xây dựng từ thời Nguyễn theo kiến trúc hình chữ đình gồm 3 gian tiền tế và hai gian hậu cung. Đền được che phủ bởi cây xanh cổ thụ có tuổi thọ gần 3 thế kỷ. Sau đền là Giếng ngọc nước trong xanh ngọt mát quanh năm chuyên dùng để tế lễ trong ngày lễ hội. Trong đền hiện có tượng mẹ Phạm Ngũ Lão bằng gỗ được thờ tại chính cung và 4 pho tượng hầu khác bằng đá có niên đại từ thời Trần.
Lễ hội
Lễ hội đền Phù Ủng được tổ chức lớn và là một trong những lễ hội nổi tiếng tại tỉnh Hưng Yên. Ngày hội bắt đầu từ khai mạc từ ngày 11 đến hết ngày 13 tháng giêng âm lịch nhằm tưởng nhớ công lao của tướng quân Phạm Ngũ Lão. Những ngày này, nhân dân trên khắp các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, … đổ xô về đền cúng lễ cầu xin tướng quân chứng giáng cho lời nguyện cầu của con hương đệ tử.
Lễ hội cũng được tổ chức đầy đủ gồm phần lễ và phần hội. Vào ngày hội, dân làng tổ chức các nghi lễ như Đại lễ, lễ nội tán, ngoại tán. Đặc biệt tại lễ rước kiệu công chúa Tĩnh Tuệ từ phủ chúa về lăng Phạm Tiên Công, sau đó rước về đền Phạm Ngũ Lão được nhân dân vô cùng chờ đón. Tham gia đội rước có đội cờ lễ, múa lân, múa rồng cùng đội khiêng kiệu, bài vị công chúa. Kiệu công chúa đi đến đâu là dân làng, du khách chen nhau chui qua gầm kiệu đến đó để thầm mong ước lời nguyện cầu được thành hiện thực.
Trong những ngày lễ hội, bên cạnh họat động tế lễ thì các trò chơi dân gian cũng được diễn ra với vật cù, cờ tướng, chọi gà, đánh cờ người, … thu hút đông đảo quan khách tham dự.
Lễ hội đền Phù Ủng là một cách để nhân dân nhắc nhớ về những công lao to lớn của tướng quân Phạm Ngũ Lão và cũng để lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân làng Phù Ủng nói riêng và người Việt nói chung.
Cách di chuyển đến đền Phạm Ngũ Lão Hưng Yên từ Hà Nội
Địa chỉ: Đền Phù Ủng thuộc xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Đền chỉ cách trung tâm Hà Nội có 45km nên đi lại rất thuận lợi.
Di chuyển bằng phương tiện công cộng
Nếu đi bằng xe khách, bạn bắt xe đi Ân Thi, Hưng Yên tại bến Gia Lâm hoặc Mỹ Đình. Hỏi nhà xe cho xuống tại điểm gần đền Phù Ủng nhất. Giá vé dao động từ 35 đến 50 000đ.
Nếu đi bằng xe bus, bạn có thể đi chuyến xe bus 209 tại Giáp Bát dừng tại điểm QL38 rồi đi bộ khoảng 1km đến đền.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân.
Nếu đi đến đền bằng ô tô, bạn chỉ mất tầm hơn 1 tiếng để đi đến đền. Theo đó, bạn rời Hà Nội theo đường cầu Thanh Trì, đi dọc quốc lộ 5B, rẽ vào QL38 tại quán cơm bình dân Lăng Lựu, đi thẳng là tới đến.
Nếu đi bằng xe máy bạn rời Hà Nội theo hướng đường Cầu Vĩnh tuy, đi dọc quốc lộ 5, rẽ vào QL38 theo các biển báo dành cho Kẻ Sặt/Bắc Ninh, đi thẳng là đến đền.
Đền Phù Ủng Hà Nội – đền thờ vọng vị tướng Phạm Ngũ Lão đời Trần
Ngoài đền thờ chính tại làng Phù Ủng Hưng Yên, tướng quân Phạm Ngũ Lão cũng được thờ vọng tại đền Phù Ủng Vọng Từ tại số 25 Lý Quốc Sư, gần Nhà Thờ Lớn Hà Nội giữa lòng phố cổ. Ngôi đền được nhân dân làng Phù Ủng đến làm ăn tại Hà Nội lập đền thờ nhà ngài. Vì ở Hưng Yên đã có đền chính cùng tên nên nơi đây chỉ được gọi là Phù Ủng Vọng Từ. Tên này được ghi bằng chữ Hán Nôm ngay trên cửa đền.
Theo những ghi chép tại đền, thì Phù Ủng Vọng Từ có niên đại từ thế kỉ 18 và cũng được trùng tu nhiều lần.
Cổng tam quan được xây theo kiểu 2 tầng tách mái nằm ngay sát vỉa hè phố Lý Quốc Sư. Qua khoảng sân hẹp là bái đường và hậu cung. Hậu cung đặt hai bệ thờ tượng Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão cùng hai người con gái của Trần Hưng Đạo và tượng phu nhân Phạm Ngũ Lão.
Bên trong đền còn lưu giữ rất nhiều cổ vật quý. Ngoài các bức tượng cổ hiện đang thờ tự thì còn 7 sắc phong, nhiều hoành phi câu đối khác. Năm 1988 đền cũng được nhà nước sắc phong là di tích lịch sử văn hóa.
Hiện nay, đền là nơi chiêm bái hàng tháng của người dân Hà Nội nói riêng và khách hành hương trên khắp các tỉnh thành nói chung. Ngôi đền thiêng nằm trên phố Lý Quốc Sư cũng là một địa điểm du lịch tham quan tâm linh nổi tiếng tại Hà Nội.