Khi đi qua Đại lộ Thăng Long rẽ vào đường Miếu Đầm (Mễ Trì, Hà Nội), nhiều người sẽ thấy có một ngôi đền lộ thiên nằm trong khuôn viên của Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Đó chính là đền thờ Đức Thánh Đầm hoặc đền thờ Ông Hoàng Ba – được biết tới là nơi ngụ của thần rắn linh thiêng. Dù nép mình trong hàng cây cổ thụ và xung quanh bao bọc bởi đầm nước xanh ít ai biết tới, ngôi đền này vẫn luôn là biểu tượng thiêng liêng của người dân làng Mễ Trì Thượng từ bao đời nay
NỘI DUNG
Kiến trúc ngôi đền
Ngôi đền tọa lạc tại địa phận xã Mễ Trì, tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, ngày nay thuộc xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Đền nằm trên đường phố Miếu Đầm, gần ngay cạnh cổng số 5 của khu Trung tâm Hội nghị Quốc gia với tổng diện tích khuôn viên đền là 2000m2.
Xem thêm: Đền thờ Ông Hoàng Chín ở đâu? Kinh nghiệm dâng lễ cầu tài lộc tại đền Ông Hoàng Chín.
Nhìn từ xa, khuôn viên miếu như một bán đảo tách biệt với các công trình hiện đại và xô bồ tại Hà Nội bởi một đầm nước trong xanh. Ba hướng ngôi đền đều nhìn ra đầm nước này với các hành lang vây quanh. Đi từ cổng đền vào trong, đường được lát gạch đá thẳng tắp, xung quanh là những hàng cây tùng lá kim xanh tốt. Nằm ở vị trí thiên thời địa lợi, nhưng ngôi đền lại không giống như bất kỳ ngôi đền nào khác là nó nằm lộ thiên dưới một gốc cây si cổ thụ. Cổng đền là bốn cột cao có trạm khắc chữ tiếng Hán trên thân. Xung quanh điện thờ chính có thêm sáu cây gạo có tuổi đời lâu năm nhiều 2, 3 người ôm không xuể.
Theo dân gian lưu truyền bao đời nay, ngôi đền đã tồn tại ở làng Mễ Trì Thượng hàng ngàn năm. Đền được ban tổng cộng có 18 sắc phong thời phong kiến.
Đền Ông Hoàng Ba/ Đức Thánh Đầm – Những chuyện chưa kể
Đền Thánh Đầm được cho là một ngôi đền linh thiêng do gắn liền với huyền tích về sự tích ông Hoàng Ba, được cho là thần rắn – con Vua Thủy Tề đi lạc đến vùng này. Có một câu chuyện kể rằng:” Ở trong vùng có cặp vợ chồng già nghèo không có con. Hằng ngày cụ ông đi kéo vó mưu sinh. Một ngày, cụ kéo vó lên được một quả trứng lạ thường, màu sắc long lanh đẹp mắt. Không nỡ ăn nó, cụ liền để xuống một cái chum sau nhà.
Mấy mươi ngày sau, quả trứng nở ra một con rắn màu trắng. Ông lão nửa mừng nửa sợ, không nói với ai và hằng ngày cho rắn ăn, thương con rắn như con mình. Con rắn trắng lớn nhanh như thổi. Một đêm, trời bỗng nổi mưa to gió lớn, rắn quẫy đạp hiện thành thần rắn khổng lồ, chạy ra chỗ đầm cũ lặn mất. Những ngày sau đó, ông lão vô cùng buồn rầu, đi cất lưới nhưng chẳng được con cá nào. Một hôm, nhớ đến con rắn trắng, ông lão khấn vái, mong rắn con phù hộ ta đánh được nhiều cá. Khấn vái xong, ông lão bỗng nhiên thả lưới ở đâu cũng trúng cá to.
Xem thêm: Ông Hoàng Báo Đông Cuông là ai? Sự tích về Ông Hoàng Báo Đông Cuông.
Từ đó trở đi, ông lão khấn vái như vậy đều đánh được nhiều cá to. Những người đi cùng ông lão đến đánh cá ở đầm thả lưới được rất ít cá, chỉ mình ông được nhiều mà lại toàn là cá to. Mọi người lấy làm lạ, hỏi thì ông lão thật thà kể lại chuyện. Thế là dân làng bắt chước lời khấn vái của ông lão, đánh được nhiều cá to. Những người đánh cá trong làng sau đó đã dùng đất, gỗ xây thành một cái bệ cạnh bờ đầm để thờ cúng. Về sau dân làng mới biết, con rắn trắng ấy là con thứ ba của vua Thủy Tề, do đó người dân gọi là cụ Hoàng Ba hay Đức Thánh Đầm và lập bệ thờ cúng vái thần rắn ở mỏm đất cạnh đầm, cứ đi đánh bắt cá là đến đây cầu may mắn.
Sau đó chẳng bao lâu, vùng đất này liên tục bị hạn hán mất mùa, dân chúng lầm than. Các bô lão quyết định ra bệ thờ cụ Ba Hoàng thỉnh cầu làm lễ gọi mưa. Không ngờ, cứ mỗi lần làm lễ xong, trời mưa xối xả. Vua quan nghe chuyện, bán tin bán nghi, liền phái quân lính đến địa phương xem xét thực hư câu chuyện. Sau khi tận mắt chứng kiến sự tình, vua đích thân đến đây xem xét địa thế, phong thủy, cho xây nhà đền to đẹp hơn, lấy tên là Đức Thánh Đầm.
Linh thiêng ngày hội đền Ông Hoàng Ba
Cứ vào 18/2 âm lịch hằng năm, dân làng cùng Mễ Trì Thượng lại tổ chức lễ cúng linh đình trong khuôn viên ngôi đền. Ngoài ra, cứ năm năm một lần, dân hai làng Mễ Trì Thượng và Mễ Trì Hạ thay phiên nhau tổ chức lễ rước kiệu, đi qua nhiều đường phố trong khu vực. Đây không phải nơi thờ Tứ phủ, nên không có tượng Mẫu, hay tượng gì liên quan đến Tứ phủ. Bởi vậy,ở đây là không có lễ hầu đồng.
Xem thêm: Tổng hợp ngày tiệc Tứ Phủ 12 tháng và những lễ tiết lớn trong năm, con hương nhất tâm cần biết.
Tương truyền, từ xa xưa vào những ngày lễ, Tết thì quan lại từ triều đình và khắp nơi phải đến đền thờ Đức Thánh Đầm để dâng hương, cầu mong đất nước an bình, dân chúng cày cấy được mùa, ăn nên làm ra. Tiếng lành đồn xa, ngôi đền ngày nay càng được nhiều người biết đến về sự linh thiêng, cầu được ước thấy. Hằng năm vào những ngày lễ, ngày rằm, người dân địa phương cùng du khách thập phương lại hành hương lại tìm về đây để tham quan vãn cảnh, bái yết cửa đền cầu công danh, gia khuyến bình an, mưa thuận gió hòa.
Oản Cô Tâm – cung cấp oản dâng lễ và phụ kiện làm oản chất lượng
Khi dâng lễ đền Ông Hoàng Ba,người ta thường dâng lễ những vật phẩm trang trọng, đầy đặn tới đấng trên cao. Trong đó, Oản là vật lễ được nhiều người lựa chọn đặt mua để mâm lễ vật thêm phần trang trọng, thành tâm. Đây là món bánh của dân tộc từ lâu đời, tượng trưng cho những gì tinh hóa nhất của đất trời. Oản được dùng để dâng thắp hương bàn thờ gia tiên, đình chùa, đền miếu tại khắp mọi miền tổ quốc, có thể để được trong thời gian dài mà không bị ảnh hưởng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn oản lễ Tài Lộc và dâng lễ chuẩn ai cũng nên biết.
Oản cô Tâm là địa điểm được nhiều khách hàng tin tưởng đặt mua Oản dâng lễ Ông Hoàng Ba và các vị thần thánh, phật pháp. Từ bàn tay của những nghệ nhân tài năng, những quanh oản tài lộc được tạo hình thiết kế bắt mắt, thẩm mỹ và mang đậm giá trị tâm linh. Tất cả đều là kết quả của quá trình nghiên cứu bài bản, chuyên sâu về văn hóa cúng lễ đền phủ Việt Nam. Mẫu oản ngọc tài lộc thích hợp dâng lễ ông Hoàng Ba khi đến Đền Đức Thánh Đầm:
Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên về Oản cúng lễ thiết kế đặc sắc, mang vẻ đẹp sang trọng, lộng lẫy và các phụ kiện làm oản chất lượng uy tín. Tham khảo thêm: mẫu oản thắp hương Gia Tiên – Thần Thánh – Phật tại Oản Cô Tâm.
Lộ trình di chuyển tới đền
Từ trung tâm Hà Nội, bạn có rất nhiều lựa chọn để di chuyển tới đền miếu thờ Ông Hoàng Ba. Bạn có thể ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám nổi tiếng trước khi đến miếu Đầm Hà Nội. Oản cô Tâm xin cung cấp một số thông tin về lộ trình di chuyển từ Văn Miếu Quốc tử Giám tới đền như sau:
Địa chỉ chính xác của đền là 38 đường Miếu Đầm, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, chỉ cách trung tâm nội thành Hà Nội khoảng 8-10km, bạn có thể đi ô tô hoặc xe máy tới đền.
- Lộ trình tối ưu nhất với ô tô là quãng đường dài 9km và mất 15p di chuyển: Văn Miếu Quốc Tử Giám – đường Tôn Đức Thắng – Nguyễn Lương Bằng – cầu vượt Thái Hà_Chùa Bộc -Tây Sơn – Ngã Tư Sở – Khuất Duy Tiến – Đại Lộ Thăng Long – Phố Miếu Đầm – Miếu Đầm
- Lộ trình tối ưu nhất với xe máy là quãng đường dài 7,6km và mất 14p di chuyển: Văn Miếu Quốc Tử Giám – Cát Linh – Giảng Võ – Huỳnh Thúc Kháng – Nguyễn Chí Thanh – Cầu vượt Trần Duy Hưng – hầm chui Trung Hòa – Đại Lộ Thăng Long – Phố Miếu Đầm – Miếu Đầm.
Một số lưu ý khi đến đền Ông Hoàng Ba
Từ thời thượng cổ đến nay, đền kiêng không cho phụ nữ có thai vào khấn vái, được thể hiện ở những câu thơ sau được dân gian lưu truyền về đền.
LỜI KHUYÊN
Đến đây phụ nữ có thai
Xưa nay thượng cổ chẳng ai dám vào
Lệ xưa kiêng vậy biết sao
Có thai nên tránh đừng vào nơi đây
Ngoài ra, nhà đền còn có những dòng thơ đối sau:
Nơi đây thờ cụ Hoàng Ba
Cửa đền rộng mở gần xa lễ Ngài
Xin Ngài cầu khỏe cầu tài
Mong sao thanh lịch gái trai hãy vào
Chớ nên ăn mặc tào lao
Có lễ, có lạy, Ngài nào chứng cho
Trẻ già, trai gái chăm lo
Có tâm, có đức, ngài cho mọi bề