Nguyễn Chế Nghĩa – vị thần tướng đánh tan Nguyên Mông lừng lẫy nhà Trần

Nguyễn Chế Nghĩa là một trong 6 danh tướng nổi tiếng tài giỏi, diệt giặc như thần dưới thời nhà Trần. Ông tham gia 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lừng lẫy sử Việt. Nhờ những cống hiến cùng những công lao to lớn của ông đối với đất nước, nhân dân vô cùng kính trọng đã lập đền thờ ông tại rất nhiều nơi suối dọc khu vực làng Kiêu Kỵ và làng Cối Xuyên (làng Cuối).

NỘI DUNG

Lịch sử cuộc đời Nguyễn Chế Nghĩa – Nghĩa Xuyên tướng quân

Nguyễn Chế Nghĩa là tên húy của Nghĩa Xuyên tướng quân. Ông sinh năm 1265 và mất năm 1341. Ông quê ở xã Cối Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng Châu (nay là xã Hội Xuyên và Phương Điếm huyện Gia Lộc). Từ nhỏ ông đã bộc lộ là con người tài giỏi có trí nhà binh khi sở hữu sức khỏe phi thường lại giỏi cưỡi ngựa và sử dụng giáo dài. Bên cạnh đó, ông còn tinh thông thiên văn, binh pháp. Đồng thời thích ngâm vịnh và làm thơ. Có thể nói là con người văn võ song toàn, trên thông thiên văn dưới tường địa lý. 

Năm 17 tuổi, ngài đã đầu quân. Vua cùng đức Hưng Đạo Vương đã thử tài bắn cung của ngài. Ngài được khen là thần tiễn và được phép cầm binh đánh giặc.

Xem thêm: Phạm Ngũ Lão tướng quân và tích chuyện chàng trai làng Phù Ủng nổi tiếng dân gian.  

Cuối năm 1287, nghe tin quân Nguyên lại sắp sang đánh nước ta. Nguyễn Chế Nghĩa đã được Hưng Đạo Đại Vương phong làm đại tướng, giao cờ lệnh. Kết hợp với đại tướng Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa đem 3000 quân chặn giặc từ ải Nội Bàng, ải Nữ Nhi đến Kỳ Cấp. Trong trận chiến này ngài một mình nghênh chiến với hai tướng xuất sắc của Nguyên Mông là Trường Bằng Phi và Áo Xích Lỗ của nhà Nguyên. Với chỉ một mình một ngựa, ngài phi thương lao thẳng vào quân giặc chém chết hàng trăm hàng vạn tên khiến chúng khiếp sợ phải nể sợ gọi ngài là thần tướng. Sau đó, ngài được lệnh về giữ mặt trận Kiêu Kỵ đến đê Cơ Xá để ngăn địch không sang Lô Hồng. 

Khi quân Nguyên Mông chuẩn bị tiến vào kinh thành, nhà Trần thực hiện kế “vườn không nhà trống”, Nguyễn Chế Nghĩa được lệnh giao nhiệm vụ ở lại tổ chức dân binh hoạt động ở vùng sau lưng địch. Ban ngày thì ông lãnh đạo nhân dân chống địch, ban đêm thì lại tổ chức quân tiến đánh đồn địch. Trong trận chiến này ông đã bí mật thiết lập mặt trận từ làng Kiêu Kỵ đến Gia Lâm Cư Xá chặn giặc không cho chúng tiến đánh Lộ Hồng. Ông tận dụng thế đất mù cánh đồng đay thôn Kiêu Kỵ để dụ địch. Địch chạy đến bị mắc bẫy, 300 tên giặc bị giết không một tên nào sống sót trở về.

Nguyên Mông tiến đánh lần thứ 3, ông được Hưng Đạo Vương làm chánh tướng tiên phong. Kết hợp với hai phó tướng là Hùng Thăng và Huyền Du đem quân đóng ở Yên Hưng (Quảng Ninh ngày nay). Sau đó, ngài lại chỉ đạo đem quân lên cửa ải Nội Bàng, chém chết tướng giặc Trương Quân. Sau đó, được lệnh vua, ngài cùng hai phó tướng lại lên giữ ải Nam Quan và Chi Lăng đánh lui Trường Bằng Phi, Áo Xích Lỗ và đánh thêm 20 trận nữa. Tiếp đó, ông lại kéo quân về giữ chân giặc ở Vạn Kiếp, Lục Nam.

Dẹp giặc xong, nhà Vua lại giao cho ngài đi tổng trấn Lạng Sơn rồi lại đi xứ Bắc quốc sau đó ngài được triệu về triều đình giữ nhiều chức vụ quan trọng. Ngài được phong làm thượng tướng rồi lại tướng quân. Sau đó, ngài được vua chọn làm phò mã và gả con gái là công chúa Nguyệt Hoa cho.

Cuộc đời làm quan tướng, ngài đã phụng sự 4 triều vua là Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và Trần Hiến Tông. Ngài là bậc lão thần cống hiến hết mình cho tổ quốc được các vị vua tin tưởng giao cho nhiều chức tước cao trong triều. Đôi khi ngài được giao chức đứng đầu quan võ, có lúc lại được giao chức lễ bộ thượng thư. 

Đến lúc tuổi già về vườn, ông xin vua cho về quê an hưởng tuổi già mãi vua mới đồng ý. Tuy nhiên, am hưởng thú vui an nhàn tuổi già chưa bao lâu thì ông bị ám hại chết vào đời vua Trần Dụ Tông. Một số tài liệu ghi lại rằng trong một lần ông lên dự triều dâng kế giữ nước an dân, khi về Cối Xuyên thì ông bị ám hại tại Ninh Kiều thuộc đất Kiêu Kỵ Gia Lâm. Sau đó, triều đình làm lễ an táng cho ngài theo nghi thức vương giả và đưa thi hài ngài về quê nhà tại làng Cối Xuyên nay là Hội Xuyên.

Xem thêm: Hệ thống thần linh Tứ Phủ và Công Đồng Trần Triều – danh xưng và hàng vị.

nguyễn chế nghĩa
Đình làng Cuối

Vinh danh của hậu thế đối với Nghĩa Xuyên tướng quân

Do có nhiều cống hiến to lớn với đất nước, nhiều triều vua đời sau đã truy phong thần cho ngài. Cụ thể, khi ngài mất, vua Trần Dụ Tông đã phong ngài là An Nghĩa Đại Vương và phong làm thành hoàng làng Cuối (Cối Xuyên hay Hội Xuyên). Đến đời vua Lê Thái Tổ đã phong cho ngài là Thượng đẳng phúc thần vạn đại huyệt thực. Đời vua Lê Anh Tông đã giao cho bộ lễ viết lại Ngọc Phả của ngài và xếp cuốn này vào sách bách linh của bộ lễ. Bên cạnh việc sửa lại ngọc phả, bản triều cũng truy ơn và tiếp tục phong thần cho ngài là Tuấn Lương Đại Vương rồi Quang y đại Vương.

Nhân dân tại quê nhà và nơi ngài nằm xuống cũng đã lập đền thờ tôn kính thờ ngài. Theo đó, dân làng Kiêu Kỵ đã tôn ngài làm thành hoàng. Tại làng Cuối ngoài việc xây lăng mộ tướng quân, dân làng cũng thành lập đền thờ Nghĩa Xuyên Tướng quân. Đồng thời tổ chức lễ hội hàng năm vào ngày ngài mất để tưởng nhớ công ơn.

Bên cạnh đó, Nghĩa Xuyên tướng quân cũng thuộc hàng Lục Tướng Trần Triều nằm trong tín ngưỡng thờ Công Đồng Trần Triều được nhân dân vô cùng tín thờ tại nước ta. Ngoài được việc được thờ chính tại các đền làng Kiêu Kỵ và làng Cối Xuyên hay làng Cuối thì ngài cùng với 5 vị tướng Trần Triều khác đều được phối thờ tại tất cả các đền thờ Trần Triều trên khắp cả nước.

Ngoài ra, nhân dân cũng tỏ lòng tôn kính bằng cách lấy tên ngài là Nguyễn Chế Nghĩa để đặt tên cho nhiều con đường tại các thành phố lớn trên cả nước như Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Dâng lễ Nguyễn Chế Nghĩa tướng quân

Nguyễn Chế Nghĩa tướng quân có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông nên nhân dân vô cùng biết ơn. Tiếp nối truyền thống tín thờ Nghĩa Xuyên tướng quân của người đời trước, hiện nay, cứ đến ngày đầu xuân năm mới hay ngày lễ hội tại đền thờ tướng quân, nhân dân khắp vùng lại rủ nhau sắm sửa lễ lạy, quần áo chỉnh tề về cúng lễ Nguyễn Chế Nghĩa tướng quân. 

Theo đó, mỗi con hương đều sắm một mâm lễ đủ đầy gồm một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, một cơi trầu, quả cau, một cút rượu, xôi thịt, tập giấy tiền, thẻ hương, cánh sớ báo tên tuổi và một quanh oản đầy trang trọng.

Xem thêm: Cách dâng Oản Tài Lộc chuẩn nhất trên mâm lễ Tứ Phủ, Phật, Gia Tiên và Thần Tài không phải ai cũng biết.

Quanh oản dâng đến tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa phải là oản màu đỏ. Bên cạnh đó, oản lễ đẹp và được đầu tư luôn được khuyến khích hơn cả. Do đó, rất nhiều con hương thường không sắm oản đường loại bọc giấy kiếng bình thường mà sắm loại Oản Tài Lộc được trang trí tỉ mỉ, chi tiết nghệ thuật của đơn vị làm oản lễ chuyên nghiệp Oản Cô Tâm.

oản tài lộc 60
Mẫu oản lễ thích hợp dâng Tướng Quân
oản tài lộc 88
Oản ngựa mã là phẩm lễ thành kính bái yết cửa đền Ngài

Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên cung cấp cho thị trường những mẫu Oản Tài Lộc đẹp với thiết kế trang trọng, lộng lẫy thích hợp để dâng lễ các vị thần linh Tứ Phủ phục vụ nhu cầu cúng lễ bái thánh của con hương đệ tử tứ phương. Những quanh Oản Tài Lộc Cô Tâm được tạo ra bởi đôi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân làm oản tài năng với những chất liệu trang trí cao cấp, bền đẹp, tạo nên tác phẩm oản nghệ thuật tuyệt đẹp, có 1-0-2 trên thị trường. Do đó, khi chọn mua lễ Oản tại Oản Cô Tâm, khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm về chất lượng, mẫu mã và giá cả tại đơn vị chúng tôi. 

Đền thờ Nguyễn Chế Nghĩa tướng quân

Đền thành hoàng làng Cuối, Gia Lộc

Đền thờ chính là của Nguyễn Chế Nghĩa tướng quân được cho là ngôi đền tại làng Cối Xuyên – Làng Cuối. Ngôi đền hiện nay nằm tại làng Hội Xuyên, xã Nghĩa Hưng, thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Bởi nơi đây là nơi chôn cất thi hài của ngài và cũng là quê hương chính gốc của ngài. 

Đền và lăng tướng quân tại Làng Cuối được xây từ lâu trải qua nhiều thăng trầm lịch sử. Lăng tướng quân được xây khang trang trên một gò đất cao. Lăng ngài được xây mái hai tầng tách mái, chính giữa đặt bát hương cùng với bia đá ghi lại danh tính và quê quán của ngài. Năm 2003, đền thành hoàng tại làng Cuối được cúng tiến tượng Nguyễn Chế Nghĩa, phu nhân và con trai từ hơn 10 tấn đồng đúc lên bởi 800 người dân làng Cuối tại Hải Dương. Bên cạnh đó, so với khu đền khi xưa, đền làng Cuối ngày nay cũng được mở rộng hơn nhờ kinh phí được con hương tứ phương công đức.

Đền thành hoàng làng Kiêu Kỵ, Gia Lâm

Tuy nhiên, đền thờ thành hoàng làng Nguyễn Chế Nghĩa tại làng Kiêu Kỵ tại địa chỉ xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội cũng rất nổi tiếng. Bởi đây là nơi ngài đã bị ám sát và khi xưa, nơi đây ngài cũng từng đóng quân ở lâu dài. Dù vậy, ở hai nơi nhưng hai ngôi đền như một, bởi dân làng Kiêu Kỵ và dân làng Cuối thường xuyên tổ chức lễ hội, cúng lễ cùng nhau nên quan niệm rằng ở đâu cũng là thánh chỉ cần có tâm thì vái thánh tứ phương đều được. Ngoài hai ngôi đền này ra, còn có tới 80 điểm khác cũng thờ Nguyễn Chế Nghĩa tướng quân trải từ Kiêu Kỵ Gia Lâm dọc cho đến Làng Cuối Gia Lộc.

Đền thờ ngài tại làng Kiêu Kỵ được gọi là đền thờ thành hoàng làng bởi khi xưa nhân dân nhớ ơn ngài nên tôn ngài làm thành hoàng và lập đền thờ. Hiện nay đền còn lưu giữ 32 sắc phong thần của triều Lê và triều Nguyễn cùng với đó là 3 cỗ long ngai, ba bài vị sơn son, chấp kích, gươm, … cực kỳ có giá trị.

Lễ hội tại các đền thờ Nguyễn Chế Nghĩa tướng quân

Lễ hội đền thờ Nguyễn Chế Nghĩa tướng quân được tổ chức lớn nhất tại hai đền nằm tại làng Kiêu Kỵ và làng Cuối. Lễ hội được diễn ra giống nhau, cùng thời điểm tại hai làng. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày là ngày 26, 27, 28 tháng 8 âm lịch. Trong lễ hội ngoài phần lễ được tổ chức long trọng với những nghi lễ dâng hương, cúng lễ, đọc văn tế thì phần hội được tổ chức rất sôi nổi. Phần hội chủ yếu tổ chức tục đánh thó (gậy) nhằm biểu dương tinh thần thượng võ theo tướng quân Nguyễn Chế Nghĩa. 

nguyễn chế nghĩa
Lễ hội đền thờ Nguyễn Chế Nghĩa

Vì có sự gắn kết từ xa xưa nên khi tổ chức lễ hội, các bô lão làng Kiêu Kỵ thường về làng Cuối dự hội làng. Để đáp lễ, các bô lão làng Cuối cũng đến làng Kiêu kỵ dự hội làng.

Tóm lại, Nguyễn Chế Nghĩa tướng quân là vị tướng tài ba, anh dũng, anh tài. Ông đã cống hiến cả cuộc đời vì sự bình yên của tổ quốc. Vị tướng quân dũng cảm xông pha trận mạc không sợ hiểm nguy không màng tính mạng ấy được nhân dân vô cùng tôn kính, biết ơn và nguyện thờ tự ngàn đời. Ông vừa là một nhân vật lịch sử lừng danh, một vị tướng tài giỏi thời nhà Trần, vừa là vị thánh linh thiêng được nhân dân ký gửi niềm tin tốt lành trong cuộc sống.

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ