Trong tín ngưỡng Tam Tứ Phủ, Đức Vua Cha là những vị vua cha có quyền năng tối cao, đứng đầu hàng vị các vị thần linh. Gắn với việc thờ đức Vua Cha, bên cạnh Vua Cha Ngọc Hoàng hay Ngọc Hoàng Thượng Đế thì còn có Vua Cha Bát Hải, Vua Cha Diêm Vương, Vua Cha Nhạc Phủ. Trong bài đọc sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc về truyền thuyết, đền thờ và cách sắm lễ Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Xem thêm:
Vua Cha Nhạc Phủ – Đức Thánh Tản Viên
NỘI DUNG
Đức Ngọc hoàng thượng đế là ai? Truyền thuyết Đức Vua Cha Thiên Phủ
Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị thánh chủ của Thiên Đình trong quan niệm của cả người Trung Quốc và Việt Nam. Ngài có nhiều tên gọi khác nhau như Ngọc Hoàng Đại Đế, Ngọc Đế hay Vua Cha Thiên Phủ.
Ngọc Hoàng Thượng Đế là đấng thần chủ tối cao. Ngài đứng đầu các vị thần, tiên. Ngài có quyền lực điều khiển vạn vật thế gian, gió mây sấm chớp, …
Có rất nhiều truyền thuyết xung quanh việc xuất thân của ngài. Theo một số phim ảnh tiểu thuyết thì ngài là người phàm đã tu luyện qua một nghìn bảy trăm năm mươi kiếp. Mỗi kiếp mười hai vạn chín nghìn sáu trăm năm. Theo truyền thuyết này thì ngài là người có quyền hạn và tu vi lớn nhất lục giới (gồm Nhân, Thần, Ma, Yêu, Quỷ, Tiên) nên các chư thần đều kính mộ ngài phong làm Đế. Thiên Đế phân chia pháp lực cho các thần cai quản các nơi với các chức vị khác nhau.
Tín ngưỡng bản địa thờ Ngọc Hoàng Đại Đế
Tại Việt Nam, người Việt cũng tín thờ vị thần linh có quyền phép tối cao Ngọc Hoàng Thượng Đế. Truyền thống này được duy trì bao đời nay. Có nhiều ý kiến cho rằng, tục thờ Ngọc Hoàng Đại Đế là do sự du nhập của Phật Giáo Ấn Độ và Đạo Giáo Trung Quốc kết hợp với sự biến đổi theo văn hóa bản địa của người Việt mà hình thành nên. Tuy nhiên, thực tế ngôi đền Đậu An Hưng Yên có lịch sử hơn 2200 năm thờ Ngọc Hoàng Đại Đế lại minh chứng đây là tín ngưỡng bản địa.
Bởi vì, đền Đậu An thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế trong đền với niên hiệu “Thiên Định”. Theo các ghi chép tại đền thì ngôi đền được xây dựng từ năm 226 TCN. Tại thời điểm đó, nước ta chưa chịu ảnh hưởng bởi văn hóa người phương Bắc. Theo chính sử thì mãi đến năm 218 TCN thì nhà Tần mới bắt đầu đánh chiếm đất Việt. Lúc ấy, Văn Lang, Âu Lạc là những quốc gia hoàn toàn độc lập, không liên quan đến phương Bắc. Tại đền còn lưu giữ câu đối:
“Thiên Định Kỷ Nguyên, Thụy Ứng Ngọc Hoàng giáng lai
Địa linh thiên cổ, điện đài thượng đế ngự long đầu.”
Tức:
“Thiên Định năm xưa, Thụy Ứng Ngọc Hoàng xuống hạ thế
Đất thiêng nghìn năm tuổi, điện đài thượng đế ngự đầu rồng.”
Đức Vua Cha Thiên Phủ trong tín ngưỡng Tứ Phủ
Trong tín ngưỡng tứ phủ thì ngọc hoàng được gọi là Vua Cha Thiên Phủ. Ngài là cha của Mẫu Liễu Hạnh, Liễu Hạnh Công Chúa. Là đấng thần chủ tối cao.
Cũng giống như quan niệm dân gian, trong Tam Tứ Phủ Việt Nam, ngài là vị vua của Thiên Đình. Ngài cai quản toàn bộ bầu trời, mặt đất, biển cả, và cõi âm phủ. Ngọc Hoàng đứng đầu các vị thần tiên, có quyền lực tối cao, và quyền điều khiển gió mưa sấm chớp,… Ngài có quyền chỉ định các vị thần thực hiện theo ý định của mình. Thường là những ý định tốt đẹp cho muôn dân. Ngoài ra, ngài cũng là người xét phong cho các vị thần hay xét phạt các vị thần tiên. Nếu bạn đọc để ý thì sẽ thấy “Ngọc Hoàng” xuất hiện ở một số thần tích của một số vị thần.
Cần chú ý gì khi sắm lễ Ngọc Hoàng Thượng Đế theo tín ngưỡng Tứ Phủ
Theo tín ngưỡng Tứ Phủ, lễ sắm đơn giản dâng Ngọc Hoàng Thượng Đế tại đền thờ ngài thường bao gồm các thức vật: một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền và một cánh sớ.
Sau khi dâng những thức lễ này trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.
Oản dâng Ngọc Hoàng Thượng Đế thường là oản có màu vàng. Để thêm phần thành tâm, thành kính, con hương thường sắm những quanh oản được đầu tư, trang trí tỉ mỉ, tạo hình cách điệu hoa văn cho thêm phần đặc sắc, lộng lẫy. Với kiểu oản nghệ thuật đặc biệt như vậy, bạn khó có thể tìm kiếm được ở những đơn vị bán oản thông thường mà phải tim đến Oản Cô Tâm.
Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên làm oản nghệ thuật với nhiều màu sắc và họa tiết trang trí mang ý nghĩa tâm linh phục vụ cho nhu cầu cúng bái, lễ lạy của khách hành hương. Với quanh oản vàng lễ Ngọc Hoàng thượng đế, khách hàng hoàn toàn an tâm khi mua hàng tại Oản Cô Tâm bởi quanh oản vàng sẽ được chúng tôi trang trí cách điệu với hoa lụa trang nhã cùng cành vàng lá ngọc, tạo nên quanh oản vừa đẹp, vừa kiêu sa lại hoàn toàn phù hợp với văn hóa tín ngưỡng tâm linh thờ cúng của người Việt, cực kỳ thích hợp để dâng lên cửa đức ngài cầu tốt lành đầu năm cho gia đình.
Đền thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế
Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị thần chủ tối cao được nhân dân tín thờ. Ngài được thờ tự tại nhiều ngôi đền, chùa trên khắp cả nước. Tuy nhiên, hai ngôi đền nổi tiếng linh thiêng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế nhất phải kể đến Đền Đậu An – 2200 năm thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế tại Hưng Yên và đền Ngọc Hoàng Thượng Đế Bằng Sở tại Hà Nội.
Đền Đậu An – Hưng Yên
Địa chỉ: thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên gần trường đại học Thủy Lợi CS3.
Trong hai ngôi đền thì đền Đậu An nổi tiếng hơn cả. Ngôi đền nằm trên thế đất thiêng hình đầu rồng, được bao bọc bởi làn nước hồ trong xanh với hàng nhãn lồng cổ thụ rả bóng mát. Mặc dù có lịch sử hơn 2000 năm, nhưng những ghi chép về sự tích cùng thời gian xây dựng đền vẫn còn nguyên vẹn, cung cấp rất nhiều tư liệu lịch sử quý giá cho các nhà khoa học.
Sự tích của đền ghi lại các vị Thiên Tiên, Đại Tiên đã hạ thế cứu dân. Dạy cho nhân dân khẩn hoang, diệt thú ổn định cuộc sống. Để cầu mưa gió thuận hòa, nhân dân bình yên an ổn làm ăn thì Ngũ Lão Tiên Ông cùng nhân dân lập “Thụy Ứng quán” (Đền Đậu An sau này). Năm ấy là năm 226 TCN.
Ngày nay, ngôi đền Đậu An đã trải qua nhiều lần tu sửa trở nên khang trang và rộng rãi hơn. Bên trong đền vẫn đặt tượng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế với hiệu “Thiên Định” để thờ tự ở chính cung. Bên ngoài sân còn lưu giữ tháp cửu trùng thiên được xây dựng từ thời nhà Lý – ngọn tháp gắn liền với quan niệm của nhân dân về Thiên Phủ. Kiến trúc ngôi đền mang nét cổ kính vô cùng đặc sắc.
Hàng năm, ngôi đền được rất nhiều du khách ghé thăm. Vừa để thăm ngôi đền cổ, vừa để thực hiện nghi thức cúng lễ cầu cho gia quyến được bình an, khỏe mạnh, có tài có lộc. Thông thường những dịp đón khách đông nhất tại đền thường rơi vào ngày đầu năm mới hoặc ngày diễn ra lễ hội đền Đậu An. Lễ hội được tổ chức từ ngày mùng 6 cho đến ngày 12 tháng 4 âm lịch hàng năm. Trong đó ngày mùng 8 là ngày lễ lớn nhất. Phần lễ được diễn ra với đầy đủ nghi thức được thực hiện từ xưa đến nay. Đặc sắc nhất trong nghi lễ này là việc con hương bất lá cây si để cầu cho gia sự bình an êm ấm, có tài có lộc. Và điều này thực sự linh ứng nên càng ngày càng thu hút con hương đổ về đền ngày lễ hội để xin lộc.
Chi tiết hơn về cách dâng lễ cùng lễ hội đền Đậu An TẠI ĐÂY.
Đền Ngọc Hoàng Thượng Đế Bằng Sở
Địa chỉ: thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội
Ngoài ngôi đền Đậu An nổi tiếng thì Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng được cho là thờ chính tại ngôi đền cùng tên được nhân dân xây dựng tại thôn Bằng Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tuy nhiên có khá ít tài liệu về ngôi đền này.
Ngày vía Ngọc Hoàng Thượng Đế
Ngày mùng 9 tháng 1 được coi là ngày vía Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đây là ngày Thánh Đản, Ngọc Hoàng tự thân giáng hạ nhân gian. Theo hầu ngài có rất nhiều vị tiên thiên, tiên thánh, Kim Đồng Ngọc Nữ cùng 7 vạn thiên binh thiên tướng, Thần Tài, Văn Xương, Tử Vi Đại Đế, Nam Tào Bắc Đẩu, … Các vị thần đang cai quản hạ giới như Thổ Địa, Thành Hoàng, thần sông, thần núi, Thổ Công, … sẽ nghinh thỉnh Ngọc Hoàng hạ phàm đầu năm định xét phúc tội.
Văn Ngọc Hoàng Thượng Đế
Quản cai Lục giới thần thông
Phép thiêng ứng hiện ra đồng tối anh linh
Đấng thần tiên thiên đình nhất phẩm
Quyền tối cao uy lẫm Linh Tiêu
Chân tu lục giới đều yêu
Chư thần kính mộ sớm chiều ngợi ca
Cũng có lúc vào ra cửa Khuyết
Khi thừa nhàn yến tiệc ban công
Chữ rằng sắc sắc không không
Thụ thừa Phật Pháp mênh mông chẳng rời
Trải nhiều kiếp nhiều đời hiếu hạnh
Chịu trăm bề ấm lạnh hàn vi
Đức tu dưỡng tính kiên trì
Vẹn đường lục đạo từ bi căn lành
Ngọc Đế hiệu xưng danh thiên giới
Các thần tiên ba cõi phải theo
Thơ ca phú vịnh tuồng chèo
Viết về Ngọc Đế kính yêu một lòng
Trên Thiên Giới chí công chí hảo
Chủ quần tiên xiêm áo sắc vàng
Nức danh hai tiếng Ngọc Hoàng
Độ cho trăm họ nhân gian cát tường
Con bái thỉnh Trung Ương Ngọc Đế
Ngài quản cai Chín Bệ Thiên Dinh
Quản cai hai chữ Tử Sinh
Cho nhân gian được thái bình dài lâu
Hầu ngài có Nam Tào, Bắc Đẩu
Dưới đó là quan mẫu Đương Cai
Cùng ngài Bản Cảnh không sai
Thiên binh thiên tướng dũng oai hộ tùng
Vậy có thơ rằng:
Uy quyền bậc nhất điện Linh Tiêu
Cửa khuyết vào ra vẫn sớm chiều
Ngọc Hoàng Thượng Đế người nhân đức
Lục cõi Tam Thanh mãi kính yêu.