Những người được mở phủ bói là những người ăn lộc của tam vị Chúa Bói. Vậy tam vị Chúa Bói gồm những ai? Cách mở phủ tam toà Chúa Bói như thế nào?
NỘI DUNG
Tam vị Chúa Bói là ai?
Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, quan niệm về Chúa Bói gồm nhiều vị bao gồm: Chúa Tây Thiên, Chúa Nguyệt Hồ, Chúa Lâm Thao, Chúa Cà Phê, Chúa Mọi Tộc, Chúa Ba Nàng, Chúa Năm phương. Đứng đầu hàng Chúa Bói là ba vị Chúa Đệ Nhất Tây Thiên, Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ và Chúa đệ Tam Lâm Thao, nên người ta cũng thường gọi là Tam tòa Chúa Bói. Cụ thể:
Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Chúa Đệ Nhất Tây Thiên sinh thời là người con gái tên Lăng Thị Tiêu, sống trong gia đình hiếm con dưới thời Hùng Vương. Từ nhỏ bà đã bộc lộ được nét xinh đẹp, nết na, tài giỏi thông minh của mình. Đời Hùng Vương thứ 7, hoàng tử Lang Liêu nối ngôi cha hiệu Hùng Chiêu Vương. Ông thường hay đi cầu Tiên, Phật ở Tam Đảo. Tại đây, vua đã gặp và đem lòng yêu người con gái xinh đẹp, nết na ấy. Vua đưa bà về Phong Châu và lập làm Chính Phi. Trong thời gian này, bà cũng ra sức giúp chồng trị quốc, ứng xử chu toàn với các Lạc hầu, Lạc tướng khiến quốc gia Văn Lang trở nên thịnh trị suốt hơn 200 năm. Một lần, nhà Thục âm mưu xâm chiếm. Nguyên phi Lăng Thị Tiêu đã chiêu mộ binh sĩ kéo về Phong Châu đánh tan quân Thục, giải nguy quốc gia. Khi bà hóa về trời, các triều vua nhớ ơn và sắc phong bà là Tây Thiên Quốc Mẫu.
Quốc Mẫu Tây Thiên là chúa đệ nhất trong Tam Vị Chúa Bói. Chúa là người ban lộc bói toán và cúng lễ vô cùng thiêng liêng. Thông thường, trong lễ khai đàn mở phủ mà có dâng đàn Chúa Bói thì người ta thưởng thỉnh chúa về chứng tòa Đệ Nhất màu đỏ. Khi ngự đồng, chúa Tây Thiên mặc áo gấm màu đỏ với hoa văn thêu phượng tinh tế cùng với đó là cầm quạt khai quang cho con dân.
Xem thêm: Sự tích, đền thờ, bản văn Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ
Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ là bà Chúa Bói dưới thời vua Hùng Vương. Tương truyền rằng, xưa kia bà cũng là một người sống ở đất Bắc Giang. Cuộc đời bà từ khi sinh ra đã phải sống trong cảnh cực khổ, cơ hàn: vừa bị mù lòa cả hai mắt vừa mồ côi cả cha mẹ. Tuy thế bà vẫn luôn sống thiện lương, hiền lành, nhân hậu. Khi gặp được Lão Tổ Quỷ Cốc Tử Tiên Sinh, ông đã truyền dạy cho truyền dạy cho bà những đạo pháp của mình đó là thuật chiêm tinh bói toán. Đồng thời, ông cũng đặt niên hiệu cho bà là Nguyệt Hồ. Sau khi học hết được các phép của Tiên Sinh, bà dành hết cuộc đời mình để làm phúc giúp dân lành. Một thời gian sau, tiếng lành đồn xa, bà được nhà vua mời về kinh đô làm quân sư. Mỗi lần ra trận, vua đều cho người đến thỉnh cầu, xin lời phán của bà.
Trong Tam Vị Chúa Mường, thì bà chúa Nguyệt Hồ là Chúa Bói danh tiếng nhất và rất hay ngự đồng. Khi thỉnh chúa, chúa sẽ về và chứng tòa chúa Đệ Nhị màu xanh lá cây. Do đó, khi hầu đồng, người hầu phải mặc áo xanh, khăn xếp xanh và múa mồi thì chúa mới chứng cho.
Xem thêm: Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ được thờ ở đâu?
Chúa Đệ Tam Lâm Thao
Chúa Lâm Thao hay chúa Đệ tam Lâm Thao hay bà còn có tên gọi khác là Bà Chúa Ót. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì trong Tam Vị Chúa Mường, Chúa Lâm Thao là người thỉnh cuối cùng nên được coi là “út”, đọc chệch đi theo dân gian thì là “ót”.
Bà là bà chúa có tài bói toán, bốc thuốc cứu dân dưới thời Hùng Vương. Tương truyền, bà là con gái ruột của vua Hùng Vương. Tuy nhiên, từ bé bà đã bị hỏng 1 bên mắt. Dù vậy, do có tài trí hơn người nên bà được vua cha tin tưởng và giao cho việc lo quân nhu, quân lương trong các cuộc chiến. Bên cạnh đó, bà còn có tài bốc thuốc nam, chữa bệnh cứu người. Do đó, bà đi khắp vùng đem tài năng của mình để cứu giúp muôn dân. Bà chúa Đệ Tam Lâm Thao cũng là người có lòng mộ đạo, thường xuyên ăn chay niệm phật, một lòng cầu chúc cho quốc thái dân an. Ghi nhớ công ơn của bà, nhân dân đã lập đền thờ Chúa Lâm Thao tại Thị Trấn Lâm Thao, Việt Trì, Phú Thọ.
Chúa Đệ Tam Lâm Thao cũng là vị Chúa Bà rất hay ngự về, sau Chúa Nguyệt Hồ. Như hai vị Chúa Bà trên, khi dâng đàn Chúa Bói thì người ta thường thỉnh Chúa về chứng tòa Chúa Đệ Tam màu trắng. Khi về ngự đồng, Chúa Bà thường vận áo trắng, có nơi khi hầu Bà thì múa mồi như Chúa Bà Đệ Nhị Nguyệt Hồ, nhưng cũng có nơi hầu Chúa lại chỉ dùng quạt khai quang.
Xem thêm: Hành hương tới đền Chúa Lâm Thao tại Phú Thọ – Kinh nghiệm đi lễ đền
Quan niệm khác về Tam Vị Chúa Bói
Tuy nhiên trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt, quan niệm về Tam Vị Chúa Bói là những ai cho đến nay vẫn chưa được thống nhất. Bên cạnh quan niệm trên, lưu truyền rằng Tam Vị Chúa Bói gồm :
Sơn Trang Đệ Nhất: Thanh Sơn Đại Vương Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công chúa Lê Mại Đại Vương.
Sơn Trang Đệ Nhị: Diệu Tín Thiền Sư La Bình Công chúa.
Sơn Trang Đệ Tam: Diệu Nghĩa Thiền Sư Quế Hoa Công chúa
Tuy nhiên, căn cứ theo các thần tích của các ngôi đền nổi tiếng linh thiêng là đền Đông Cuông, đền Suối Mỡ, đền Bắc Lệ thì Mẫu Thượng Ngàn có 3 hóa thân:
Lâm Cung Thánh Mẫu hiện thân của Mẫu Thượng Ngàn tại đền Đông Cuông. Lâm Cung Thánh mẫu đã được vua Lê Lợi phong là Lê Mại Đại Vương.
La Bình Công Chúa: Hiện thân Mẫu Thượng Ngàn tại đền Bắc Lệ
Quế Hoa Công Chúa: Hiện thân Mẫu Thượng Ngàn tại đền Suối Mỡ
Ai được mở phủ bói?
Muốn biết được mình có ăn lộc bói không, cần cung thỉnh Quan Thầy để thầy chứng giám và hướng dẫn. Với những người có số làm thầy bói từ nhà Ngài, họ sẽ có khả năng tiên tri, bói toán vô cùng linh ứng.
Người được mở phủ bói là người đã trực tiếp hiệp thông với Tam Tòa Chúa Bói và các vị Chúa Bói khác. Họ mở phủ bói để được các vị Chúa Bói gia ân bảo hộ, khai mở trí tuệ mình, gia thêm khả năng bói toán đem đi giúp người, chuyển hóa những điều ác thành việc lành. Mở phủ Tam tòa Chúa Bói cũng là việc làm cúng trình, báo cáo lên các bậc Tiên Chúa có khả năng tiên tri trong hệ thống Tứ Phủ.
Người làm lễ Tam tòa Chúa bói cũng là để tạ ơn Tiên Chúa đã linh tính mách bảo Thanh Đồng trong cuộc sống cũng như trong công việc, giúp Thanh đồng thông suốt, thấu hiểu, thoát ách khỏi nạn, hưởng nhiều sự lợi ích.
Lưu ý, muốn mở phủ bói thì người mở phải là Thanh Đồng, tức là đã làm lễ Trình Đồng rồi. Cũng có trường hợp kết hợp cả Trình Đồng khai phủ với mở phủ Tam Tòa Chúa Bói trong lễ mở phủ, nhưng tốt nhất là nên làm riêng 2 lễ.
Lễ vật dâng cúng mở phủ Bói
Lễ vật dâng cúng Tam tòa Chúa Bói cần chuẩn bị khá cầu kì với những màu sắc đẹp mắt gồm:
Ba bộ nón hài quạt (màu đỏ, xanh lá, trắng) của Chúa.
Một chĩnh nước có nắp màu xanh.
Ba đĩa bánh với mỗi đĩa gồm: bánh chưng, bánh dày, bánh gai, bánh cốm, bánh phu thê.
Ba Quạt, 3 khăn, 3 gương, 3 lược, 3 thoi chỉ, 3 kim khâu, 3 con dao, 3 cái kéo, 3 miếng trầu, 3 hũ ngũ cốc, 3 quả trứng chín, 3 quả trứng sống, 3 đồng tiền dương. (nếu có điều kiện thì 12, hoặc 36).
Trong các lễ vật dâng tiến phủ bói, Oản Tài Lộc là phẩm lễ được nhiều Thanh đồng lựa chọn để mâm lễ thêm phần chỉn chu, thành kính. Oản là lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh với thời gian khoảng 6 tháng, được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ. Nên dâng oản được trang trí tỉ mỉ có đầu tư với nhiều nhành hoa cùng quạt lông hoặc trang trí mô phỏng hình dáng của Tam vị Chúa Bói khi về đồng.
Với Oản lễ Chúa Bói, Oản Cô Tâm đã dành rất nhiều tâm huyết để tạo ra những mẫu oản thiết kế riêng vô cùng sang trọng mà lại phần độc đáo không đâu có được.
Oản Tài Lộc dâng lễ Chúa Bói Đệ Tam
Nghi thức mở phủ bói
Trong vấn hầu đồng mở phủ bói, ba giá hầu Chúa sẽ về ngự đồng, chứng nón hài. Trong đó, chỉ có Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ mới mở khai chĩnh cho Thanh đồng.
Giá Chúa sẽ chứng mâm nón hài tương ứng với màu áo của mình, sau đó dải cầu từ trên ban có để Tam Tòa Chúa Bói tới đầu của Thanh Đồng, sau đó cấp thực ban ngân cho Thanh Đồng giống như khi mở phủ trình đồng. Nếu là chúa Nguyệt Hồ thì sẽ khai chĩnh và ban nước cho Thanh Đồng, lấy một chút nước tưới tẩm lên đầu của Thanh Đồng và cây phủ bói. Sau khi an tọa, Pháp sự tấu đối, Chúa Bà sẽ phê vào sổ chữ “Chuẩn thuận” và đóng triện vào.
Nếu mở Tam Tòa Chúa Bói cùng mở phủ trình đồng thì sẽ phải cúng các khoa Tứ Phủ Trình Đồng, khoa Tam Tòa Chúa Bói. Nếu mở phủ bói riêng thì có thể cúng khoa Thánh Mẫu và Tam Tòa Chúa Bói, ngoài ra có thể cúng thêm Trần triều, Sơn Trang, Ngũ Hổ, tùy khoa nghi.