Mẫu Liễu Hạnh và sự tích ba lần giáng thế

Mẫu Liễu Hạnh được nhân dân khắp mọi miền tôn thờ và là vị Thánh Mẫu thứ hai – Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên đại diện cho tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Bà chúa Liễu Hạnh cùng Chử Đồng Tử, Tản Viên Sơn Thánh và Đức Thánh Trần cũng là bốn vị thánh bất tử (Tứ bất tử) trong quan niệm tâm linh của người Việt. Bà thường xuyên giúp đỡ người dân và được nhiều triều đại phong kiến nước ta sắc phong nhiều chức sắc để cảm tạ công ơn. Cùng Oản cô Tâm tìm hiểu về sự tích cũng như cách dâng lễ Mẫu Liễu Hạnh trong bài viết này.

NỘI DUNG

Mẫu Liễu Hạnh – Tên gọi và các sắc phong

Các danh hiệu 

Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Liễu Hạnh Công Chúa) còn có các danh hiệu khác như Đệ Nhị Địa Tiên, Vân Hương Thánh Mẫu, Chế Thắng hòa Diệu Đại Vương, Mã Hoàng Bồ Tát, Thiên Tiên Thánh Mẫu,…

Các sắc phong

  • Chế thắng hòa diệu đại vương
  • Khâm duy mã vàng bồ tát
  • Tái cấp gia ban đệ nhất Quỳnh Hoa
  • Đệ nhị Tiên nương
  • Đệ tam Quảng hàn thượng đẳng tối linh thần
  • Mẫu nghi thiên hạ
  • Nam thiên bất tử

Lưu ý khi dâng lễ Mẫu Liễu Hạnh

Mẫu Liễu Hạnh mặc áo màu gì?

“Tháng Tám giỗ cha

Tháng Ba giỗ mẹ”

Mẫu Liễu Hạnh được suy tôn là Thánh Mẫu tối cao, được coi là hóa thân của Đệ Nhất Thánh Mẫu Thượng Thiên và thờ ở vị trí chính giữa trong Tam tòa Thánh Mẫu với màu áo đỏ đại diện. Ngày tiệc chính tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ngày 3/3 âm lịch, là ngày hóa của Mẫu trong lần giáng sinh thứ hai, được tổ chức long trọng tại các đền thờ Mẫu. Vào những dịp này, các con hương đến đây thường sắm sửa lễ vật chỉn chu trang trọng dâng Mẫu để bày tỏ tấm lòng kính cẩn.

Xem thêm: Tổng hợp chi tiết những ngày tiệc lớn Tứ Phủ 12 tháng, con hương nhất tâm cần biết.

Mẫu Liễu Hạnh

Sắm lễ dâng Mẫu như nào sẽ thành kính nhất

Lễ vật không nhất thiết cần đủ nhưng cần thành tâm. Bởi các Ngài chứng tâm chứ không chứng lễ. Quanh oản vẫn là một trong những lễ vật nên có khi dâng lễ. Đối với Oản dâng lễ Mẫu Liễu Hạnh, ta nên chọn Oản được trang trí màu đỏ giống màu áo của Bà thì sẽ thành tâm hơn cả. Nếu đền có ban thờ 3 vị Thánh Mẫu thì bạn nên sắm 3 quanh oản đủ 3 màu xanh, đỏ, trắng tượng trưng cho 3 vị chứ không nên chỉ sắm 1 riêng một quanh oản với một màu dâng Mẫu Liễu Hạnh.

Với vật phẩm dâng lễ là oản, quý khách có thể tham kháo các mẫu oản được trang trí tỉ mỉ có đầu tư giống với tên gọi Oản Tài Lộc nghệ thuật, Một trong những quanh Oản Tài Lộc màu đỏ thích hợp dâng Mẫu Liễu hạnh có tại Oản Cô Tâm như sau:

oản tài lộc 103
Oản Tài Lộc thiết kế tâm linh dâng lễ Thánh Mẫu
oản lễ mẫu liễu hạnh
Oản Tài Lộc màu đỏ dâng Mẫu Liễu Hạnh
oản tài lộc 103
Oản dâng Mẫu Liễu Hạnh nên mang sắc đỏ sẽ thành tâm hơn cả

Mẫu Liễu Hạnh và sự tích ba lần giáng sinh

Tương truyền, Mẫu Liễu Hạnh là Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa – con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Sự tích về lai lịch, hiện thân của Bà được ghi chép và lưu truyền bởi truyền thuyết 3 lần giáng sinh của Mẫu Liễu Hạnh.

Lần giáng sinh thứ nhất (1434 – 1473)

Lần giáng sinh thứ nhất, Tiên Chúa phụng mệnh giáng sinh Bà vào ngày 6/3/1434. Bà hiện thân là con gái một nhà họ Phạm tại làng Vi Nhuế, thôn Quảng Nạp, xã Trần Xá, huyện Đại Yên, phủ Nghĩa Hưng trấn Sơn Nam (nay là Vị Nhuế, Nam Định). 

Trước đó, phụ thân và phụ mẫu bà là những người lương thiện, sống ngay thẳng và tích đức, nhưng tuổi đã toan về già mà họ vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng Thượng Đế động tâm, hạ lệnh truyền Đệ Nhị Tiên Nương tức Công Chúa Liễu Hạnh xuống trần gian đầu thai làm con họ rồi sẽ trở về Linh Tiêu, cũng không quên báo mộng cho Phạm Thái ông sẽ sớm để con gái của mình đầu thai trở thành con của họ. Quả nhiên, ngay sau đó ít lâu, người vợ mang thai rồi hạ sinh một bé gái vô cùng xinh đẹp, liền đặt tên Phạm Thị Nga. Tiên chúa đầu thai rồi lớn lên ngày càng xinh đẹp, giỏi giang và hết mực hiếu thuận với cha mẹ. Vào năm giáp thân niên hiệu vua Lê Thánh Tông Quang Thuận ngũ niên tức năm 1464, Phạm Thái ông và Phạm Thái bà đều lần lượt qua đời. Một thân Đức Tiên chúa lo lắng mồ yên mả đẹp, cầu nguyện cho vong linh cho cha mẹ rồi lên đường chu du khắp thiên hạ làm phước thiện cho đồng dân, từ việc đắp đê ngăn lũ, dựng chùa lập miếu, bố thí cho tất cả bốn phương dân cùng,… Năm bà vừa tròn 40 tuổi thì hết thời gian ở hạ giới, nàng hóa thần về trời chầu Thượng Đế, khi đó là giờ dần ngày 2 tháng 3 năm 1473. Vì tưởng nhớ công ơn của nàng, dân chúng liền cho xây hai ngôi đền để thờ phượng. Một là Phủ Đại La Tiên Từ tại nền ngôi nhà cũ thời thơ ấu của Tiên Chúa, hai là Phủ Quảng Cung tại quê mẹ của nàng.

Lần giáng sinh thứ hai (1557 – 1577)

Khi về thiên đình ở trên Linh Tiêu, Đức Tiên Chúa vẫn không nguôi ngoai nỗi nhớ cha mẹ trần thế và vùng đất Nghĩa Hưng. Một lần do mất tập trung, khi Tiên Chúa đang dâng thọ tửu nhân dịp van thọ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế thì lỡ đánh rơi chén Ngọc. Đức Ngọc Hoàng thất ý, liền truyền ghi tên vào sổ trích giáng trần thế. Khi đó là vào Lê Thiên Hựu đinh tỵ nguyên niên (1557)

Lần thứ hai giáng thế, bà giáng vào nhà họ Lê ngụ ở thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Vào năm 1557 tức năm Tiên chúa giáng sinh, lúc đó Lê Thái bà đã quá ngày sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh nở. Một ngày, trong dịp nửa mê nửa tỉnh dự tiệc trên Thiên đình, Lê Thái ông được báo rằng có một cô gái tên Đệ Nhị Quỳnh Nương bị Ngọc Hoàng trích giáng. Chẳng mấy lâu sau, Thái bà hạ sinh con gái. Thấy đứa con mới sinh hao hao giống với tiên nữ đó nên ông liền đặt tên Lê Thị Thắng, hiệu là Giáng Tiên. Tiên chúa lớn lên xinh đẹp hơn người, giỏi ngâm thơ vịnh phú, đọc sách gẩy đàn. Khi vừa tròn 18 tuổi, Tiên chúa được  phụ mẫu hứa hôn cùng Trần Đào Lang nhưng Bà nhất định không chịu, chỉ muốn thanh tu cho khỏi trần lụy. Sau rồi, Tiên chúa cũng chấp nhận kết duyên cho tròn kiếp và không để phụ lòng thân phụ thân mẫu. Nhưng trớ trêu thay, đến năm 21 tuổi thì Bà không bệnh mà mất vào giờ dần ngày 3 tháng 3 năm Đinh Sửu, niên hiệu Gia Thái ngũ niên triều vua Lê Thế Tôn (1577). Bà về trời và được thân mẫu trần gian thương xót an táng chu toàn. Sau lần thoát xác trần này, Mẫu Liễu Hạnh cũng được người dân xây dựng đền thờ và lăng mộ ở Phủ Dầy, Nam Định.

Lần giáng sinh thứ ba (1579)

Đức Tiên Chúa về trời, lòng vẫn lấy sự trần chưa duyên mãn mà áy náy khôn nguôn, luôn  sầu ủ mày xuân, châu chan nét ngọc khiến các vị Quần Tiên không khỏi thương cảm, liền tâu với Ngọc Hoàng. Đức Thượng Đế thấy vậy, ban sắc phong “Liễu Hạnh công chúa” cho phép trắc giáng phi thường để tự diêu tự thích khỏi nỗi u sầu. Lúc bấy giờ là năm Kỷ Mão niên hiệu Quang hưng nhị niên triều vua Lê Thế Tôn (1579). Bà khi ẩn khi hiện về thăm quê hương 2 lần rồi ngao du thiên hạ, tiêu diêu bông đảo rồi giáng hiện tại Nga Sơn, Thanh Hóa vào năm 1609 để tái hợp cùng Mai Sinh – hậu kiếp của Trần Đào Lang. Được hơn một năm thì Tiên Chúa phụng mệnh mãn hạn về trời. Lúc này là vào năm Canh Tuất, niên hiệu Hoàng Định thập nhứt niên triều vua Lê Kính Tông tức năm 1610. 

 Sau khi đầu thai xuống hạ giới đủ 3 lần, Mẫu Liễu Hạnh ở lại Thiên cung mà trong lòng bà vẫn canh cánh nỗi nhớ với nơi trần thế. Hiểu được nỗi lòng của con gái, Ngọc Hoàng cho phép bà hạ thế bất thường lần nữa để hóa phép giúp đời, miễn vòng sinh tử luân hồi. Lần này bà xuất hiện dưới hình hài của một tiên nữ, đi cùng hai tiểu tiên khác, hiện xuống giữa ban ngày ở vùng Phố Cát, tỉnh Thanh Hóa. Ba nàng tiên liền lập chỗ trú ngụ và dùng nhiều loại phép tiên huyền ảo giúp vua giúp dân và giác ngộ Phật Pháp. Theo truyền thuyết về Mẫu Liễu hạnh, nàng đi khắp nơi để cứu nhân độ thế, trừng trị kẻ ác và đắc đạo thành Bồ Tát hiển Phật thánh linh thần. Bởi thế,triều đình và nhân dân lập đền thờ ở nơi nàng giáng trần là đền Sòng, Thanh Hóa.

Nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh

Giáng trần tại nhiều nơi gắn liền với nhiều sự tích, câu chuyện tâm linh nên nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh được nhân dân xây dựng ở rất nhiều nơi như đền, điện, phủ để bày tỏ công ơn và tổ chức nhiều lễ hội để suy tôn bà hàng năm.. Trong đó, tiêu biểu là những di tích Đền Phủ liên quan tới sử hiển linh của Mẫu Liễu.

Di tích Phủ Dầy

Di tích Phủ Dầy tại Nam Định gắn liền với sự giáng sinh lần thứ hai của Bà Chúa Liễu Hạnh. Hằng năm, cứ vào dịp đầu xuân năm mới, đền lại mở rộng cửa đón hàng ngàn con hương đệ tử từ bốn phương về cúng lễ, dâng hương Thánh Mẫu linh thiêng. Cầu thỉnh thánh phù hộ độ trì cho gia quyến trong ấm ngoài êm, năm mới thuận lợi, cát tường như ý.

Xem thêm: Tìm hiểu về Phủ Dầy và kinh nghiệm hành hương dâng lễ Mẫu Liễu Hạnh tai Phủ Dầy

Đền Mẫu Đồng Đăng

Trong thời gian lưu lại tại Thanh Hóa sau 3 lần giáng sinh, Mẫu Liễu Hạnh vẫn ngao du thêm nhiều nơi khác ở phía Bắc Việt Nam. Trong đó, khi chu du đến vùng đất Lạng Sơn, bà đã gặp Phùng Khắc Khoan tại ngôi chùa Đồng Đăng Linh Tự (sau này trở thành Đền Mẫu Đồng Đăng). Gắn liền với sự hiển linh của Mẫu Liễu Hạnh, đền Đồng Đăng cũng trở thành chốn tâm linh thờ thờ phụng Bà nổi tiếng trên cả nước.

Xem thêm: Đền Mẫu Đồng Đăng và câu chuyện gặp gỡ giữa Mẫu Liễu và Phùng Khắc Khoan

Phủ Tây Hồ

Sau lần gặp gỡ Phùng Khắc Khoan tại đền Mẫu Đồng Đăng, Bà đã giả dạng làm một cô hàng bán rượu ở Hồ Tây và đã tái ngộ Phùng Khắc Khoan tại nơi đây. Cả 2 người cùng nhau ngâm thơ đối đáp rất thi vị hữu tình, trong đó có bài vịnh “Tây Hồ ngự quán” mà nay vẫn còn lưu truyền mãi.

Nhưng sau lần ấy, Phùng Khắc Khoan có tìm lại cô hàng rượu ngày nào nhưng không còn. Vì cảm phục trước tài năng của người được ông xem là tri âm, tri kỷ. Ông cho lập đền thờ Bà ngay tại đây. Chính là Đền thờ tại phủ Tây Hồ và ngày nay thờ Mẫu Liễu Hạnh và các vị thần linh khác, nay tọa lạc tại ven bờ Hồ Tây, địa chỉ 52 Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Ngoài ra, còn có những ngôi đền khác thờ Mẫu Liễu liên quan tới dấu tích của Mẫu như đền Phố Cát, đền Sòng Sơn (Thanh Hóa), đền Liễu Hạnh Công Chúa (Quảng Bình) hay Phủ Đồi Ngang (Ninh Bình), Phủ Cấm (Nam Định)

Văn khấn Mẫu Liễu Hạnh

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! 

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

Hương tử chúng con kính lạy:

Thánh mẫu Liễu Hạnh, Chế thắng Hoà Diệu, Đại vương “Tối linh chí linh”!

Mẫu Đệ nhất thiên tiên!

Mẫu Đệ nhị thượng ngàn!

Mẫu Đệ tam thuỷ cung!

Hương tử con là ……

Ngụ tại ……

Hôm nay là ngày …….

Tại: (tên Đền Điện)

Thành kính dâng lễ vật …… 

Cung thỉnh Tam Toà Thánh Mẫu, vua cha Ngọc Hoàng, Tam phủ công đồng,

Tứ phủ vạn linh, Hội đồng các quan, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị quan Hoàng,

Thập nhị chầu cô, Thập nhị quan cậu, Ngũ lôi thiên tướng, Ngũ hổ thần quan,

Thanh Bạch xà thần linh, chấp kỳ lễ bạc chứng giám cho con được hưởng:

Gia quyến bình an, tài lộc hưng vượng, vạn sự cát tường …

Chúng con thành tâm kính lễ, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Bà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Bản văn Mẫu Liễu Hạnh

VÂN CÁT TAM THẾ THỰC LỤC QUỐC ÂM

Khi nhàn tựa án thảnh thơi

Ngẫm xem tam thế luân hồi đổi thay

Quả tu bởi tại lòng này

Hóa xinh lại hóa xưa nay ai tường

Vẹn sao hai chữ cương thường

Tiên nhân phật quả lưu phương dõi truyền

Nhớ xưa ở huyện Đại Yên

Xã là Trần Xá về miền Nghĩa Hưng

Đương năm Cảnh Thịnh sơ hưng

Cải làn Vỉ Nhuế phỏng chừng tam niên

Thôn Quảng Nạp hiệu Huyền Viên

Phạm gia tích đức bách niên đã nhiều

Xưa làm Phó sư thiên triều

Khâm sai tra sổ phải điều bất công

Bút son vâng mệnh đền rồng

Giáng Trần Xá xã thôn trung đất lành

Đất này tú khí chung linh

Lâu đài cổ tích xung quanh cũng kỳ

Chỉn e tử tức còn trì

Trai đàn mong đợi sau khi nối đời

Đêm ngày khấn Phật cầu trời

Kim Tinh Thái Bạch tới nơi tâu rằng:

Có nhà này ở dưới trăng

Thái Bà Phạm Lão tin nhằm có thai 

Ngọc Hoàng mở sổ ra coi

Phạm công ngày trước vốn người thiên cung

Bởi vì giữ phép không công

Vậy nên trích giáng vào vòng nhân gian

Một đời giờ lại tái hoàn

Nay xin cầu tự thì bàn làm sao

Có quan Bắc Đẩu Nam Tào

Sổ cầm chờ mục ghi vào tính danh

Tâu rằng xin chút gái lành

Kẻo cơ nghiệp ấy sau dành cho ai

Đức vua nghe nói êm tai

Truyền đòi công chúa thứ hai lên chầu

Khuyên con giáng thế ít lâu

Vời quan văn võ cùng nhau hiệp bàn

Tâu rằng: Đội đức thiên nhan

Non cao biển rộng khôn toan cưỡng lời

Công chúa tâu lậy mấy lời

Hóa sinh sinh hóa kiếp người kiếp tiên

Kiếp này là kiếp tiền duyên

Ghi lòng tạc dạ chép biên đời đời

Thần thông biến hóa mọi người

Trước nga hoàng giáng vốn người cung tiên

Ngọc nữ nghe lệnh chỉ truyền

Vâng lời tấu ấy diện tiền vua cha

Khấu đầu lạy trước thềm hoa

Lạy bà Hoàng Hậu chính tòa cao ngôi

Gửi truyền văn võ mấy lời

Thờ vua phải giữ lòng thời chính trung

Còn tiên lạy trước ngai rồng

Tâu rằng cho xuống độ chừng bao nhiêu

Thấy con nói hết mọi điều

Bút son đề chữ Linh Tiêu lên đầu

Thông minh linh ứng dài lâu

Tứ phương lai cộng phật đầu Dần niên

Sánh ca đàn sáo đôi bên

Dập dìu phượng liễu xuống miền dương gian

Phạm ông khi ấy thanh nhàn

Mang mang giấc mộng đoàn đoàn tiên nga

Khí thiêng sực nức mùi hoa

Sao mai thấp thoáng trời đà vầng đông

Thái bà chuyển động tâm trong

Quế Lan ngào ngạt sen hồng nở hoa

Huệ hương đang thắp đầy nhà

Giáng sinh mồng sáu tháng ba giờ Dần

Nhãn quan lóng lánh tinh thần

Mày ngang vành nguyệt da ngần vóc sương

Má đào môi hạnh phi phương

Giá so tố nữ tiên nương khôn bì

Phú ông xem thấy dị kỳ

Giáng thần ứng hiện đặt thì Tiên Nga

Yêu như ngọc dấu như ngà

Nâng châu rốn biển hứng hoa lưng trời

Màn the trướng gấm thảnh thơi

Thâm khuê dưỡng dục khác vời tiên cung

Ngũ điều thiên tính đã thông

Thử xem nền nếp cũng dòng phú gia

Chạnh lòng nghĩ đến gần xa

Nay tuy đã vậy sau đà sao đây

Năm lên mười tuổi khôn thay

Một niềm hiếu thuận nết hay ai tày

Thung huyên sớm dép tối dày

Quạt nồng ấp lạnh đêm ngày vào ra

Tôn thân thượng mục hạ hòa

Lời ăn tiếng nói nhu hòa khoan dung

Đủ điều ngôn hạnh công dung,

So xem cốt cách khác trong trần này.

Đua chen kẻ tớ người thầy,

Ra vào hầu hạ đêm ngày tựa nương.

Tới tuần tam ngũ phi phương,

Bạn Tần khách Tấn ngổn ngang đầy nhà.

Thái ông ướm hỏi dò la,

Chiêu thân sớm định để già tâm khoan. 

Nào ai dưới gối thừa hoan,

Nay con riêng phải lo toan việc nhà.

Chúa rằng đội đức sinh ra,

Ơn đà bể rộng nghĩa đà non cao.

Hổ con chút phận thơ đào,

Hình lâm tử tức tiêm vào phu quân.

Cuộc đời như thể phù vân,

Thân tiên buộc lấy duyên trần làm chi.

Nhớ khi nuôi nấng phù trì,

Nghĩ sao báo đáp ơn nghì cho phu.

Con xin dốc chí đường tu,

Triêu sớm ban tối di du vui cùng.

Mặc ai mối điệp tin ong,

Mặc ai lá thắm chỉ hồng bạn duyên. 

Khi xưa phẩm cách người tiên,

Lẽ nào nỡ để hồng liên bùn lầm.

Thái ông nghe nói mừng thầm,

Hay là đức phật Quan âm thân tiền.

Thôi chi nói sự trần duyên,

Dù con trong sạch giá tiên mặc lòng.

Đào viên then khoá kín phong,

Giữ điều trinh tiết kính cung tiên đường.

Vá may canh cửi việc thường,

Rộng ơn thí xả bốn phương dân cùng.

Nền nhân xây đắp dốc lòng,

Khói hương thấu đến cửu trùng cho thông.

Dần dần nhị kỉ ngũ đông,

Thung đường phút đà xe rồng lên chơi. 

Ngán thay dưới đất trên trời,

Một người mà gánh hai vai thâm tình.

Báo ơn tứ đức sinh thành,

Gần xa ai kẻ nức danh nữ tài.

Cư tang năm mới được hai,

Huyên đường hạc giá bay khơi lên ngàn.

Thân tiên bao quản tân toan,

Một mình khôn biết rằng bàn sao xong.

Bèn mời lân lý hương trung,

Kẻ thăm người viếng tây đông đầy nhà.

Thôn trung có kẻ lão già,

Thấy người thơ ấu nết na thương vì.

Năm thường dậy sớm luân di,

Hiếu trung hai chữ sau thì ắt nên. 

Công chúa quì xuống thưa lên,

Trình rằng ơn nặng dám quên sau này.

Thôn trung thu xếp ra tay,

Hạ tuỳ thượng xướng việc nay chu toàn.

Đưa người yên xuống hoàng tuyền,

Mặc nàng coi sóc báo đền công xưa.

Chăm coi bao quản nắng mưa,

Gọi là chút báo tóc tơ sinh thành.

Thương thay thiên đạo bất bình,

Trăm năm để giận một mình khấu công.

Ba năm lòng những dặn lòng,

Nào ai khuya sớm đà cùng việc đây.

Đến tuần tứ cửu làm trai,

Đại đàn bố thí bẩy ngày bẩy đêm.

Lòng thành thấu đến cửu thiên,

Kim tinh Thái Bạch tâu lên ngai vàng.

Tâu rằng ở dưới dương gian,

Nơi bà công chúa Đại An tâu rày.

Cù lao chín chữ thương thay,

Trông ơn thượng đế xá rày siêu sinh.

Ngọc hoàng việc ấy đã minh,

Đem bộ trắc giáng đế đình mà tra.

Phán rằng đệ nhị Tiên Nga,

Bấy lâu sao vắng đại la quảng hàn.

Triều đình tâu trước thiên nhan,

Tâu còn kỉ nữ tái hoàn tiên cung.

Ngày nay tang tóc đã xong,

Một mình coi sóc ngoài trong xa gần. 

Năm qua tháng lại lần lần,

Phong quang đã khác tiền nhân đó rồi.

Công chúa tỉnh giấc bồi hồi,

Tam tinh mộng thấy tới nơi doành doành.

Tâu rằng người ở động đình,

Vâng đem ngọc bảo kim tinh lai phù.

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ