Chân Vũ là vị thần nổi tiếng và được thờ phụng phổ biến tại rất nhiều quốc gia đặc biệt là tại Trung Quốc và các nước Á Đông. Tại Việt Nam, thần Chân Vũ được người Việt gọi là thần Huyền Thiên Trấn Vũ hay Trấn Võ và tôn vào hàng các vị nam thần phối thờ cùng Tứ Phủ linh thiêng. Hiện nay, có hai ngôi đền nổi tiếng nhất thờ vị thần này tại Việt Nam đó chính là đền Sái và chùa Quán Huyền Thiên.
NỘI DUNG
Truyền thuyết Huyền Thiên Trấn Vũ
Huyền Thiên Trấn Vũ được cho là vị thần tượng trưng cho sao Bắc Cực. Bởi theo tín ngưỡng dân gian của người Trung Quốc, tất cả các vì sao đều di chuyển vị trí riêng có chòm sao Bắc Cực là bất động. Do đó, họ xem ngôi sao này là tôn quý nhất. Theo đó, họ đã thánh hóa ngôi sao này với chức vị “ Bắc Đẩu Tinh quân”, do một vị thần “Huyền Thiên Thượng Đế” trấn giữ. Cũng bởi vậy, theo tín ngưỡng ông thuộc hàng các vị thần lớn nhất của Đạo Giáo thống trị phương Bắc. Đồng thời ông quản lý các loài thủy tộc nên cũng được người dân gọi là thủy thần hay hải thần. Theo hầu thần Chân Vũ theo quan niệm của người phương Bắc là có hai tướng Quy, Xà tượng trưng cho sự trường tồn, sức mạnh và Ngũ Long thần tướng.
Xem thêm: Sự tích đền Hỏa Thần trừ hỏa hoạn độ bình an cho người dân thành Thăng Long xưa.
Truyền thuyết về vị thần Trấn Vũ xuất hiện vào khoảng thời nhà Tùy Trung Quốc. Đây là giai đoạn Đạo giáo phát triển bài bản với một hệ thống thần điện rõ ràng. Trước đó thần có tên là thần Huyền Vũ, đến khoảng năm Nguyên Phong đời Tống thì đổi thành Chân Vũ. Tên này được người dân xưng danh tôn thờ đến tận ngày nay.
Theo truyền thuyết này, Ngọc Hoàng Thượng đế trên thiên đình vì muốn giúp trần thế đã tách một thể phách của mình xuống trần rồi đầu thai vào nhà Tịnh Lạc quốc vương và Thiện Thắng hoàng hậu. Có thuyết khác thì nói đây là thế phách thứ 28 của Thái Thượng Lão quân đầu thai. Vị Thái tử sinh ra đã không muốn nối nghiệp vua cha mà quyết tâm đi tu. Ngài được Diệu Lạc thiên tôn dạy dỗ. Thái Tử vào núi Vũ Đương tu hành. Khi đạt được thần thông, ngài rạch bụng bỏ gan và ruột đi rồi vân du về phương Bắc trừ yêu diệt quái giúp đời. Không ngờ rằng gan và ruột của ngài biến thành yêu quái Rùa và Rắn làm hại dân quanh núi. Ngài quay về thu phục hai yêu quái này và biến chúng trở thành hai vị tướng dưới trướng. Ngoài hai tướng này, thần còn có năm vị tướng khác là năm con rồng đi theo.
Ngài được ngọc Hoàng thượng đế cho trấn giữ phương Bắc.
Ngoài danh xưng thánh Chân Vũ, ngài còn nhiều cái tên khác như: Chân Vũ Tinh quân, Chân Vũ Đại Đế, Bắc Phương Chân Vũ Huyền Thiên Thượng Đế, Bắc Cực Huyền Thiên Thượng Đế, Huyền Thiên Thượng Đế, Huyền Vũ, Bắc Đế, Đế Công, Thượng Đế Tổ sư, Đãng Ma thiên tôn, Trấn thiên Chân Vũ Linh ứng Hựu thánh đế quân, Hựu thánh Chân quân Huyền thiên Thượng đế, Ngọc Hư Sư Tướng, Báo Ân sư tướng, Phi phát sư tướng.
Tại Việt Nam, người dân đã Việt hóa truyền thuyết về thần và gọi ngài là Trấn Vũ. Nhân gian truyền tụng về một vị thần giúp An Dương Vương trừ gà tinh, diệt cáo thành tinh ở Hồ Tây. Ở Hoa Lư cũng truyền tụng vị thần mang danh Thiên Tông với sự tích gần giống với thần Trấn Vũ nhưng đã được địa phương hóa và được coi là vị thần trấn phía đông Hoa Lư – một trong tứ trấn Hoa Lư cổ. Hiện tại Ninh Bình cũng có 7 nơi thờ thần quanh thành phố.
Đền Sái thờ Huyền Thiên Trấn Vũ
Đi đền Sái cầu gì?
Đền Sái thờ Huyền Thiên Trấn Vũ là ngôi đền nổi tiếng nhất Kinh Kỳ với danh tiếng rút quẻ thẻ cực thiêng và chính xác. Rút quẻ thẻ giống như rút quẻ bói, con hương đệ tử thường rút quẻ đầu năm tại đền để xem quẻ phán gia sự năm mới như thế nào, tốt hay là xấu. Để từ đó gia chủ có thể chuẩn bị trước tâm lý. Thẻ tốt thì lòng an tâm, thẻ xấu thì sẽ sắm lễ cầu thánh thần phù hộ gia quyến bình an, vượt qua vận hạn. Khách hành hương đã từng rút quẻ thẻ tại đây đều nói rằng quẻ rút được phán rất đúng gia sự trong năm nên đã tin lại càng tín hơn.
Tiếng lành đồn xa, cứ thế đền Sái trở thành địa chỉ nổi tiếng nhất Kinh Kỳ khi nhắc đến rút quẻ đầu năm. Do vậy, vào những ngày lễ đầu năm, khung cảnh hàng dài cả trăm mét người xếp hàng chen chúc để được vào đền rút thẻ diễn ra thường xuyên và trở thành một khung cảnh quen thuộc, đặc trưng tại đền Sái. Sau khi rút thẻ xong, con hương sẽ đến gian các ông đồ thầy cạnh đền để giải nghĩa thẻ.
Ngoài nổi tiếng với việc rút quẻ đầu năm đền Sái cũng nổi tiếng là địa chỉ cầu duyên, cầu con hay là nơi con hương dâng lễ vật cầu bình an, gia đình khỏe mạnh, gia sự tốt lành, làm ăn phát đạt vào những dịp đầu năm mới hay những ngày lễ hội tại đền.
Lịch sử đền Sái
Đền Sái sừng sững trên núi cao đã có lịch sử thăng trầm hơn ngàn năm. Tại đền vẫn còn lưu truyền câu chuyện đắp thành cổ loa từ thời Hùng Vương. Theo đó, Thục Vương đắp thành ở đất Việt Thượng rộng hơn nghìn trượng, cuốn tròn như hình con ốc nên gọi là Loa Thành. Thành cứ đắp xong lại đổ vì yêu ma Bạch Kê Tinh (gà trắng thành tinh) phá hoại. Ban ngày gà tinh trú ẩn ở núi Thất Diệu, đêm lại xuất hiện phá thành. Vua không có cách nào trừ khử, bèn lập đàn cầu khẩn được Huyền Thiên Trấn Vũ sai thần Kim Quy hiện ra mách bảo kể giết Bạch Kê tinh trên thành ốc mới xây xong. Từ ấy, thành mới được xây dựng thành công. Tưởng nhớ công đức của Huyền Thiên, vua đã cho xây đền thờ vị thần này trên đỉnh núi Thất Diệu.
Đến thời vua Lý Thái Tổ dời đô ra thăng long năm 1000, đã đến núi Sái cầu Huyền Thiên và sinh được hoàng tử. Trả ơn thần Huyền Thiên, vua đã cho xây đền Trấn Vũ (đền Quán Thánh hiện nay) ở bắc kinh thành thờ vọng ngài.
Ngày nay, nhờ nhân dân công đức, đền được tu bổ thường xuyên nên khang trang, rộng rãi, uy nghiêm và bề thế hơn rất nhiều.
Ngày 27/01/1986, đền Sái được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử Nghệ thuật Kiến trúc quý giá.
Kiến trúc đền Sái
Đền Sái được xây dựng sừng sững trên đỉnh núi Thất Diệu thuộc núi Sái, một trong bảy ngọn núi thiêng nhất Thất Diệu Sơn thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cổng vào đền được xây theo kiểu cổng ngũ quan với ba cửa chính và hai cửa phụ được trang trí đôi hàng câu đối bằng chữ Hán cùng rất nhiều hoa văn họa tiết vân mây, rồng phượng.
Qua cổng đền, là tới gác chuông. Gác chuông mới được phục dựng lại vào năm 1989. Trên gác có treo quả chuông do dân làng Nhội đúc năm Thành Thái thứ 10 triều Nguyễn.
Nhà tiền tế thuộc khu đền chính cũng mới được phục dựng năm 1999. Đây là nơi khách hành hương đặt lễ và khấn vái các vị thánh thần. Trong hậu cung đặt tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đất vô cùng to lớn được sơn son thiếc vàng, ngồi tĩnh tại, tay đặt lên chuôi kiếm gác trên mai rùa. Đằng trước tượng Huyền thiên Trấn Vũ đền Sái là bốn tướng đứng hầu hai bên, nét mặt và y phục vô cùng sống động.
Phía bên trái đền Sái là đền Thượng, nơi thờ thần Cao Sơn Đại Vương thời Hùng Vương trên đỉnh núi Châu Lai.
Ngay phía sau đền Sái là chùa Thích Ca. Chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng quen thuộc của nhân dân địa phương. Trong chùa còn lưu giữ rất nhiều tượng phật đẹp, có giá trị lớn về lịch sử và văn hóa.
Lễ Hội đền Sái và tục lễ rước vua giả độc đáo
Lễ hội đền Sái được tổ chức hàng năm từ ngày mùng 5 đến ngày 11 tháng giêng với đặc sắc lễ rước vua giả không nơi nào có.
Theo đó, từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 10, dân làng sẽ làm công tác chuẩn bị cho ngày lễ hội chính vào ngày 11 tháng giêng.
Xem thêm: Tổng hợp ngày tiệc Tứ Phủ Vạn Linh 12 tháng đầy đủ và chi tiết nhất.
Ngày 11, người được chọn làm vua và làm chúa sẽ được rước trên kiệu rước về đền. Người được chọn làm vua sẽ lên đền Thượng tại núi Châu Lai cạnh đền chính để làm lễ tế Đức Thánh Cao Sơn Đại Vương. Còn người được chọn làm Chúa sẽ lên đền Sái làm lễ thỉnh Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. Sau đó, chúa vòng sang đền thượng cùng với vua làm lễ ướm gươm, chém gà ba nhát vào tảng đá lớn tượng trưng cho việc giết Bạch Kê Tinh khi xưa. Sau đó sẽ làm “lễ mừng tựa” mừng Bạch Kê Tinh đã bị tiêu diệt để Vua an tâm xây thành ốc.
Sau lễ ướm gương và mừng tựa thì cả đoàn vua, chúa kiệu phướn cờ quạt, … lên đền Sái bái yết vua theo đúng lễ nghi truyền thống. Chúa phải đi bộ đúng ba vòng quanh đình mới được vào đền yết kiến.
Lễ bái xong, vua chúa được rước lên kiệu. Đám rước đi trong tiếng nhạc rộn vang, oai hùng, trang nghiêm. Đến cánh đồng Chầu, vua làm lễ bái vọng đức thánh huyền thiên trên đền Sái rồi cùng các quan trở về đình làng.
Trong thời gian diễn ra nghi lễ, những hoạt động lễ hội khác cũng đồng thời được diễn ra như đấu vật, cổ truyền, hát dân ca, thi chọi gà, … diễn ra vô cùng sôi động.
Mặc dù tục tổ chức lễ rước vua giả tại đền Sái đã có từ ngàn năm trước nhưng người dân địa phương nơi đây vẫn giữ lệ tổ chức lễ hội với đầy đủ nghi lễ được thực hiện đều đặn hàng năm. Điều này vừa thể hiện sự kính trọng của nhân dân đối với vị thần Huyền Thiên Trấn Vũ vừa thể hiện nỗ lực của địa phương trong việc lưu giữ những giá trị văn hóa tín ngưỡng vô cùng tốt đẹp hiếm nơi nào làm được.
Chùa Quán Huyền Thiên
Lịch sử Chùa Quán Huyền Thiên
Chùa Quán Huyền Thiên vốn là nơi tu hành của đạo Lão (một đạo tín ngưỡng lâu đời tại nước ta), sau này chuyển thành chùa vào cuối thời Lê. Tương truyền khu xưa, đền được xây từ thời nhà Lý và sớm đứng vào hàng “Thăng Long tứ quán” của đạo Lão. (Ba quán kia gồm: Đế Thích quán nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên; Châu Vũ quán tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh, Đồng thiên quán, nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành).
Sau khi đạo Lão suy tàn, quán chuyển thành chùa thờ phật.
Về thời điểm xây dựng chùa thì không ai biết chính xác là khi nào. Tuy nhiên căn cứ vào bài thơ vịnh của cụ Trần Nguyên Đán có thể thấy quán được xây dựng vào trước thế kỷ 14. Sau đó, qua nhiều lần tu bổ và sang sửa, đền ngày một rộng hơn, khang trang hơn. Kiến trúc hiện tại của chùa được định hình nét kiến trúc thời nguyễn với nhiều lần tu sửa nhất: Thiệu Bình thứ 6(1439), Cảnh trị thứ 6 (1668), năm Tự Đức thứ 21 (1868), Bảo Đại thứ 5 (1930).
Đầu thế kỷ 20, khi thực dân Pháp lấp hồ và mở rộng phố xá đã thu lấp nhiều công trình của chùa khiến chùa bị thu hẹp nhiều. Những ngày kháng chiến năm 1947, chùa bị tàn phá, tượng thần Huyền Thiên bị cháy.
Năm 1948 dân địa phương cùng khách thập phương quyên góp và khôi phục lại chùa theo kiểu kiến trúc cũ “nội Công ngoại Quốc”. Đến năm 2014, chùa lại được tu bổ một lần nữa.
Kiến trúc Chùa Quán Huyền Thiên
Chùa Quán Huyền Thiên nằm tại Hàng Khoai Đồng Xuân, Hà Nội. Từ cổng nghi môn vào bao gồm các công trình như gác chuông, hai nhà bia, hai giếng cổ và nhà bái đường xây 7 gian kiểu vọng lâu 2 tầng 8 mái. Đây cũng là nơi đặt tượng thờ thần Huyền Thiên uy nghiêm.
Tòa thiên hương chạy dọc như thượng điện, nối với 2 gian nhà ngang phía sau. Áp vào hai đầu hồi là hai dãy hành lang, nay dùng làm nhà khách.
Trong chùa hiện phối thờ cả Phật và cà Thánh, Mẫu cùng tượng đạo Lão. Điều này cho thấy sự hòa hợp trong văn hóa tín ngưỡng linh thiêng của người Việt.
Chùa còn là nơi lưu giữ một hệ thống văn bia đồ sộ. Có thể nói, chùa là nơi duy nhất tại phố cổ Hà Nội còn lưu giữ được lượng lớn văn bia được viết bằng cả chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc Ngữ. Những văn bia này được đặt tại hai bên nhà tiền đường và chính điện của chùa. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ một bài minh chuông cho quả chuông nặng 500kg, cao 1m60 đúc năm Cảnh Thịnh thứ 1 (1793) treo tại gác chuông phía cổng.
Oản Cô Tâm – đơn vị chuyên cung cấp oản lễ đẹp, chất lượng giá sỉ
Oản đường là lễ vật truyền thống thường có trên mâm lễ thần Huyền Thiên Trấn Vũ nói riêng và mâm lễ Phật Thánh nói chung của ông bà ta xưa nay. Những quanh oản đường trắng tinh thơm mát thanh ngọt dâng lên các vị thần là thức lễ thể hiện lòng kính trọng, thành tâm nhất của con hương. Bởi oản được làm từ những nguyên liệu tự nhiên tượng trưng cho đất trời hoa cỏ, những gì tinh túy và tốt đẹp nhất. Do đó, dù có sắm muôn thức lễ thì cũng không nên quên một quanh oản đường thơm thảo trên mâm lễ dâng thánh được.
Theo nhu cầu và xu hướng hiện nay, người ta khuyến khích dâng oản đường được trang trí cầu kỳ cách điệu vỏ bọc ngoài hơn là những quanh oản bọc giấy bóng kiếng đơn giản khi xưa. Oản đường hay oản ngọc trên mâm lễ vừa đẹp, vừa sang lại vừa đại diện nhiều ý nghĩa tốt lành giúp gia chủ cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, may mắn.
Khách hàng muốn tìm mua đơn vị bán oản chuẩn, đẹp chất lượng như vậy thì chỉ có thể tìm đến Oản Cô Tâm. Oản Cô Tâm là đơn vị có uy tín trên thị trường trong ngành hàng cung cấp các sản phẩm oản chuyên biệt. Oản Cô Tâm tạo ra một dòng sản phẩm Oản Tài Lộc vừa đẹp, vừa sang, vừa chất lượng lại mang ý nghĩa tài lộc may mắn phục vụ tối đa nhu cầu cúng lễ của con hương, đệ tử muôn phương.
Với dòng sản phẩm này, chúng tôi cung cấp 4 loại phẩm oản đa dạng cho khách hàng lựa chọn như Oản lễ Phật, Oản Lễ Tứ Phủ, Oản Lễ Gia Tiên và Oản Lễ Thần Tài. Mỗi loại oản phục vụ cho mỗi mục đích khác nhau sẽ mang màu sắc và thiết kế đa dạng khác nhau đem đến sự tốt lành cho gia chủ khi chọn mua oản để dâng tiến.
Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng truy cập trang web của Oản Cô Tâm để tham khảo và tìm mua sản phẩm ưng ý nhất.
Oản Cô Tâm rất sẵn lòng phục vụ khách hàng.