Huyền quan của ngôi nhà có tính quyết định tới sự hoàn mỹ của phòng khách, cũng như ảnh hưởng tới phong thủy của căn nhà. Vị trí nào được gọi là huyền quan? Cách xác định cũng như nguyên tắc thiết kế khu vực này theo phong thủy sẽ được giới thiệu tại bài viết này.
NỘI DUNG
Phân biệt hướng nhà và hướng khí (hướng huyền quan)
Phong thủy quan niệm hướng nhà là hướng của lưng nhà nhìn về đâu. Hướng nhà hợp tuổi theo phép phong thủy là hướng của cung vị hợp với tuổi đấy. Nó mang tính định hướng chung cho một tuổi cụ thể. Dựa vào việc xem hướng nhà theo bát trạch ta xác định được hướng của phần lưng nhà theo năm sinh thuộc quẻ nào trong 8 quẻ bát quái. Ứng với phương vị nào trong: Nhâm – Tý – Quý (phương Bắc) hay phương vị Sửu – Cấn – Dần (phương Đông – Bắc); Ất – Mão -Giáp (phương Đông); Thìn – Tốn -Tị (phương Đông – Nam); Đinh – Ngọ – Bính (phương Nam); Thân – Khôn – Mùi (phương Tây – Nam); Tân – Dậu – Canh (phương Tây); Hợi – Càn – Tuất (phương Tây Bắc). Từ đó tìm được phương hướng cho nhà ưng ý và phù hợp với tuổi. Hướng nhà được xác định như sau: xác đinh đường thẳng xuất phát từ mặt tiền của ngôi nhà đi qua tâm nhà và hướng về phía sau nhà. Điểm chạm vào cạnh sau nhà chính là hướng nhà, theo La bàn nó vào cung nào thì đó là cung hướng và cung vị của ngôi nhà.
Hướng khí tức là hướng vượng khí phù hợp. Nó phân biệt giữa nam và nữ, tuy họ cùng sinh trong cùng một năm. Nhiều người thường quan niệm hướng nhà chính là hướng khí, vì đa phần mặt tiền là cửa chính (hướng huyền quan). Nhưng trong phong thủy xem xét chi tiết hơn về phương vị để tìm ra hướng chính xác.
VD: Nam gia chủ thuộc quẻ Khôn chọn xây nhà hướng nhà (hướng lưng nhà) là Đông – Bắc thì hướng khí (hướng huyền quan) tốt nhất là Tây – Nam. Tuy nhiên nếu không tìm được phương vị thuộc hướng Tây – Nam vừa ý để dựng hướng khí thì ta có thể lựa phương vị khác có thể không tốt bằng song phù hợp.
Ngoài ra, gia chủ có thể áp dụng thuyết Ngũ hành để định hướng huyền quan cho căn nhà dựa vào giờ sinh. Bởi vì thuyết Ngũ hành không chỉ phân định các hướng theo 5 hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ mà còn phân định cả các giờ (12 can chi) mang thuộc tính các hành cụ thể. Cách xác định như sau:
STT |
Giờ Dương lịch |
Giờ Âm lịch quy đổi |
Hành tương ưng |
Hướng huyền quan tham khảo |
1 |
23 giờ đến 1 giờ |
Tý |
Mộc |
chính Bắc |
2 |
1 giờ đến 3 giờ |
Sử |
Mộc |
Bắc giáp Đông – Bắc |
3 |
3 giờ đến 5 giờ |
Dần |
Hỏa |
Đông giáp Đông – Bắc |
4 |
5 giờ đến 7 giờ |
Mão |
Hỏa |
chính Đông |
5 |
7 giờ đến 9 giờ |
Thìn |
Thổ |
Đông giáp Đông – Nam |
6 |
9 giờ đến 11 giờ |
Tỵ |
Thổ |
Nam giáp Đông – Nam |
7 |
11 giờ đến 13 giờ |
Ngọ |
Kim |
chính Nam |
8 |
13 giờ đến 15 giờ |
Mùi |
Kim |
Nam giáp Tây – Nam |
9 |
15 giờ đến 17 giờ |
Thân |
Thủy |
Tây giáp Tây- Nam |
10 |
17 giờ đến 19 giờ |
Dậu |
Thủy |
chính Tây |
11 |
19 giờ đến 21 giờ |
Tuất |
Thủy |
Tây giáp Tây – Bắc |
12 |
21 giờ đến 23 giờ |
Hợi |
Thủy |
Bắc giáp Tây – Bắc |
Phong thủy huyền quan trong nhà ở
Huyền quan trong phong thủy là gì? Trong phong thủy học, không gian tính từ cửa ra vào đến phòng khách được gọi là huyền quan. Đây là khu đệm của phòng khách, tiếp mạch dẫn khí từ môi trường bên ngoài vào căn nhà.
Chính vì vậy, một hướng huyền quan tốt về phong thủy sẽ khiến cho luồng khí cát tường vào nhà nhiều hơn. Theo thuyết của đạo Phật: “Huyền quan chính là cánh cửa nhập đạo. Huyền quan rộng mở thì tầm nhìn đoan chính, đạo pháp chan hoà, điềm tốt lành sẽ theo đó mà đến. Huyền quan là cảnh giới huyền bí nhất, là chân lý huyền diệu vô hạn. Tình trạng của huyền quan ra sao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phong thuỷ ngôi nhà”.
- Về mặt khoa học: khu vực huyền quan giúp đón ánh sáng và các luồng gió mát vào nhà. Ngoài ra, với cách bài trí hợp lý, khu vực này giúp giảm hấp thụ nhiệt và ngăn cản những cơn gió lạnh vào mùa đông.
- Về mặt phong thủy: là nơi ngăn chặn sát khí, giảm những tác động xấu từ bên ngoài. Đồng thời, đây cũng là nơi tụ sinh khí, bảo vệ tài lộc và vượng khí không bị thất thoát.
Cũng chính vì lẽ đó mà cửa chính (mặt tiền ngôi nhà) không nên bị các vật cản trở hay xâm hại, chủ yếu là từ phía đối diện như sau:
- Không nên để các vật nhọn, góc nhọn của tường nhà đối diện hướng vào cửa chính. Việc này giống như dao nhọn đâm thẳng vào giữa nhà, mang hung hiểm khiến tinh thần của gia chủ không ổn định, lo âu thường trực, lâu dài sẽ dẫn đến hoang mang sợ hãi, tâm thần sinh hoảng loạn.
- Ở trước cửa nhà có cây to hình dáng như một cái nạng cao su (hai cành to chẽ sang hai bên) là không tốt. Cũng như cây chết khô, cây to che mất khí vào nhà.
Ngoài ra thì cổng chính cũng mang ý nghĩa tương tự. Nếu cửa chính được coi như “miệng” của nhà thì cổng chính chính là “miệng” của cả thửa đất. Trong thực tế, có rất nhiều căn nhà mà cửa chính chính là cổng chính. Song với những thửa đất cho phép có cả cửa và cổng chính, ta nên tìm hướng cổng lệch đi so với hướng cửa và tất nhiên cũng ở một phương vị tốt. Khi đó, cổng chính đóng vai trò chủ đạo và thay thế cửa chính trong việc tiếp nhận ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
Xem thêm: Những thế đất xấu cần tránh trong phong thủy không phải ai cũng biết
Khi xây dựng và thiết kế “hướng khí:, ta cũng không nên áp đặt đúng chính phương của một hướng chính nào đó trong 4 phương Bắc, Nam, Đông, Tây. Khi chọn 1 trong 4 hướng khí này, ta nên chỉnh lệch đi 1 độ đến 5 độ là tốt nhất. Điều này đảm bảo tính giao động của dòng khí.
Lưu ý khi thiết kế huyền quan
Không gian
Huyền quan là nơi mà luồng khí sẽ tích tụ khi vào nhà. Vậy nên khu vực này cần phải thông thoáng để ánh sáng có thể lọt qua và thoáng khí. Nhưng cũng không trong suốt và trống trải. Chiều sâu của huyền quan tối thiểu nên là 1,2m. Không để huyền quan lộn xộn, bừa bộn vì như vậy sẽ dễ bị tán tài tán của.
Không để trần nhà tại khu vực huyền quan quá thấp
Cần chú ý khi thiết huyền quan, trần nhà khu vực này nên thấp hơn trần nhà phòng khách. Tuy nhiên cũng không được quá thấp. Chiều cao thích hợp của huyền quan là 2 mét, còn chiều rộng thì không được hẹp hơn 1,2m. Việc này không những ảnh hưởng tới việc tiếp nhận ngoại khí mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt trong gia đình.
Huyền quan phải sáng sủa
Khu vực huyền quan phải sáng sủa, thu hút chính khí sung túc, từ đó làm cho các thành viên trong gia đình thoải mái. Ngược lại, huyền quan tối tăm sẽ âm u vẩn đục, ngoại khí vào phòng cũng bị ảnh hưởng trở nên lạnh lẽo. Do đó, trần của huyền quan kiêng kỵ trang trí màu tối, ảm đạm cũng như tối màu hơn phần sàn. Phần sàn không nên lát đá hoa nhiều họa tiết góc cạnh tránh trực xung với cửa chính.
Huyền quan là nơi đón cát khí vào nhà, do đó không nên để thùng rác, những đồ vật ô uế tại đây.
Không bài trí tùy tiện
Trang trí khu vực huyền quan là cần thiết, song cũng cần lưu ý không bài trí tùy tiện tránh những điều không may mắn.
Muốn trang trí vật phẩm 12 con giáp tại huyền quan cần chú ý quan hệ xung khắc như sau:
- Người tuổi Tý kỵ các vật phẩm liên quan tới Ngọ và ngược lại
- Người tuổi Sửu kỵ các vật phẩm liên quan tới Mùi và ngược lại
- Người tuổi Dần kỵ các vật phẩm liên quan tới Thân và ngược lại
- Người tuổi Mão kỵ các vật phẩm liên quan tới Dậu và ngược lại
- Người tuổi Tuất kỵ các vật phẩm liên quan tới Thìn và ngược lại
- Người tuổi Hợi kỵ các vật phẩm liên quan tới Tỵ và ngược lại
Nếu huyền quan đặt ở hướng Bắc (thuộc mệnh Thủy) thì vật phẩm trang trí huyền quan không nên có ngựa, vì ngựa thuộc mệnh Hỏa, hợp hướng Nam tương khắc.
Xem thêm: Nội dung và ứng dụng của thuyết Âm dương Ngũ hành bạn nên biết khi tìm hiểu về phong thủy?
Chúng ta có thể căn cứ vào ngũ hành của bản thân để chọn một bức tranh chữ phù hợp treo trong nhà. Hoặc chọn những bức tranh về sông núi, cây cối hay những con vật may mắn như cá, chim,… Cũng không đặt cây cảnh dễ khô héo hay có hình dáng sắc nhọn ở khu vực này.
Bình phong đặt ở huyền quan có chức năng phân chia không gian, thu nạp vượng khí, ngăn chặn hung khí. Có thể đặt bình phong giống như một bức tường hoa, phía trên trang trí một số bình hoa nhỏ (nên sử dụng hoa tươi) và nên chọn bình phong có chiều cao vừa phải.