Đức Thánh Trần Triều là vị thánh đứng đầu tín ngưỡng thờ công đồng Trần Triều, lớp tín ngưỡng phủ khắp miền Bắc Bộ đặc biệt tại những khu vực còn lưu lại dấu tích trận chiến 3 lần chống giặc Nguyên Mông của ông. Lớp tín ngưỡng này được thể hiện qua hệ thống đền điện rộng lớn, uy nghiêm trên khắp miền Bắc Bộ Việt Nam cùng tâm thức tín thờ dâng bái trang trọng mỗi dịp lễ tiết của cộng đồng người Việt.
NỘI DUNG
Đức Thánh Trần là ai?
Đức Thánh Trần vốn là nhân vật lịch sử có thật được nhân dân huyền hóa, tôn sùng trở thành một vị thánh thần linh thiêng thuộc hệ thống tín ngưỡng thờ công đồng Trần Triều. Ông là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông là chú ruột. Ông có tên thật là Trần Quốc Tuấn, sinh vào ngày 10/12 âm lịch, mất ngày 20 tháng tám, không rõ bao nhiêu tuổi. Căn cứ vào gia phả nhà họ Trần cùng các thư tịch Hán Nôm, có nhiều giả thuyết khác nhau về năm sinh của ông. Tuy nhiên dựa vào tuổi thân sinh phụ mẫu, anh trai, năm lập gia đình và năm tham gia trận mạc thì người ta dự đoán ông sinh vào khoảng 1230 – 1234, tức khoảng đầu những năm nhà Trần khởi nghiệp.
Ông là nhân vật đóng vai trò chính cho việc chiến thắng 3 lần quân Nguyên Mông xâm lược. Được mệnh danh là một trong những vị tướng tài giỏi vĩ đại nhất mọi thời đại được các sử gia thế giới công nhận. Ông là vừa là vị tướng tài ba nơi trận mạc, vừa là nhà lý luận quân sự giỏi. Ông để lại cho đời rất nhiều tác phẩm liên quan đến kế sách nhà binh như Binh thư yếu lược hay Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân tôn sùng và thờ phụng Đức Thánh Trần như vậy. Ngoài việc ông là vị đại tướng tài ba dẫn dắt một nước yếu chiến thắng một nước hùng cường tới 3 lần thì ông cũng là người sống ngay thẳng, mang nhiều đức tính đáng khâm phục.
Xem thêm: Lịch sử về người con cả và người con thứ ba của Ông – Những ngôi đền đang thờ hai người con của Ông
- Đức Thánh Cả (Hưng Vũ đại vương Trần Quốc Nghiễn)
- Đức Thánh Tam (Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng)
Ông là người có trí có dũng nên giặc Bắc “khét tiếng ông, không dám gọi tên mà gọi An Nam Hưng Đạo Vương”. Ông cũng là người đặt an nguy quốc gia lên hàng đầu khi dám gác thù nhà để trả nợ nước. Bởi khi ấy, trước khi mất, cha ông là An Sinh Vương Trần Liễu đã căn dặn ông phải chiếm được ngôi vua trả mối thù cướp vợ khi xưa thì người mới an lòng nơi chín suối. Tuy nhiên, ông sẵn sàng gạt bỏ tình riêng để tập trung dẹp giặc cứu nước, gìn giữ hòa bình quốc gia. Ngoài ra, ông rất biết nhìn người, biết trọng dụng người tài khi dưới trướng gồm những vị tướng tài ba lừng danh gồm Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng, … lưu danh thiên cổ với rất nhiều sự tích, truyền thuyết nổi tiếng.
Hưng Đạo Đại Vương cả đời cống hiến vì tổ quốc, đến khi về vườn, an nhàn với cuộc sống bình dị ông vẫn còn mối lo về an nguy quốc gia, làm sao cho quốc thái dân an. Đến cuối đời khi bệnh nặng ông vẫn còn tâu lên vua kế sách sâu rễ bền gốc. Vua Trần Thánh Tông đã làm bài văn bia ở sinh từ ví ông với Thượng Phụ và đặt danh hiệu “Thái sư thượng phụ, thượng quốc công, nhân võ Hưng Đạo Đại Vương” lưu danh ngàn đời
Lịch sử Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
Lịch sử cuộc đời Trần Hưng Đạo gắn liền với 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Không chỉ ông mà cả gia đình cũng đóng góp công lao trong cuộc chiến này. Những người con của ông cũng được thờ tự tôn kính trong hàng công đồng Trần Triều với 4 người con trai ông – tứ vị vương tử, và hai người con gái – nhị vị vương cô.
Sinh thời, nhờ liên tiếp lập được công lớn, ông được vua phong rất nhiều chức tước cao quý và quan trọng trong triều đình. Ông được vua Trần phong làm Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương hay là Đức Thượng Từ. Vua Trần Anh Tông phong ông là Đức Thượng Phụ Thượng Quốc Công Bình Bắc đại nguyên soái Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương. Khi ông mất, triều đình lại phong là Thái sư Thượng phụ thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương.
Năm Hưng Long thứ tám tức năm 1300, ngày 20 tháng 8 Trần Hưng Đạo qua đời tại tư trang riêng tại Vạn Kiếp. Do những lo ngại về việc bị quân địch trả thù, bị đào xới mộ sau khi được chôn cất, Trần Hưng Đạo đã dặn trước con cháu chôn mình ở vườn An Lạc, giả danh đám tang của người chị. Khi ông mất, đám tang của ông có trên bẩy mươi quan tài xuất phát cùng một giờ, đưa tang cùng một lúc, rải khắp Vạn Kiếp. Điều này dẫn đến hiện nay cũng không ai biết rõ chính xác lăng mộ Hưng Đạo Vương ở đâu. Cách đền Kiếp Bạc 100m về phía nam có quả đồi nhỏ, dân gian gọi là Viên Lăng (viên mộ Trần Hưng Đạo). Dãy núi Nam Tào là Dược Sơn cũng có một ngọn núi nhỏ, dân gian cũng gọi là núi Lăng (Núi mộ của Trần Hưng Đạo).
Đức thánh trần được thờ ở đâu?
Đền Đức Thánh Trần trải rộng khắp miền Bắc. Những ngôi đền nổi tiếng hiện nay thờ đức ngài đều gắn liền với một phần ký ức về cuộc kháng chiến lịch sử 3 lần chống quân Nguyên Mông. Chủ yếu những ngôi đền được xây dựng trên nền đất kho lương hoặc doanh trại đóng quân xưa của quân binh dưới trướng Hưng Đạo Vương.
Đền Kiếp Bạc – đền thờ Đức Thánh Trần Hải Dương
Địa chỉ: xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương
Đền Kiếp Bạc là ngôi đền nổi tiếng nhất thờ Đức Thánh Trần. Ngôi đền gắn với nhiều câu chuyện, sự tích về Đức Thánh Trần. Tiêu biểu là câu chuyện về Đức Thánh vô tình đến Vạn Kiếp (đền Kiếp Bạc) và thấy được địa thế đất thiêng, nơi hội tụ linh khí đất trời mà chọn nơi đây làm bản doanh đồng thời là trang viên cuối đời. Cùng với đó là câu chuyện tìm ra giếng ngọc có nguồn nước mát lành quý giá và câu chuyện Hưng Đạo Vương thả cây kiếm thánh xuống dòng sông Thương tạo nên dải đất bồi huyền bí. Ngôi đền cũng nổi tiếng có khuôn viên rộng lớn cùng kiến trúc đặc sắc nhất trong hệ thống đền thờ Đức Thánh Trần.
Xem thêm: Kiến trúc đền thờ Kiếp Bạc và những hình ảnh mới nhất tháng 5/2020
Trong Quần thể di tích không chỉ thờ Đức Thánh Trần mà còn những đền thờ tự các vị thánh khác thuộc Công Đồng Trần Triều như các vị tướng tài nổi tiếng dưới quyền đức thánh, Nhị vị vương Cô (Vương Cô đệ nhất – Vương Cô đệ nhị), Quan Bắc Đẩu, Quan Nam Tào…
Hàng năm, đền Kiếp Bạc thu hút đông khách hành hương về chật kín sân đền nhất là vào ngày phát ấn cầu tài lộc, cầu công danh thăng quan tiến chức.
Đền Cổ Trạch
Địa chỉ: xã Lộc Vượng, TP. Nam Định, tỉnh Nam Định
Đền Cố Trạch cũng thuộc một trong 3 ngôi đền nổi tiếng nhất trong hệ thống đền thờ Đức Thánh Trần. Đền được xây vào năm 1894. Tên “Cố Trạch” được hình thành do trong quá trình đào ở phía Đông đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân vương) nên người dân lấy luôn cái tên này đặt cho đền.
Trong khu đền chính thờ Đức Thánh Trần cùng gia đình ngài và các vị gia tướng nổi tiếng trong cuộc chiến chống Nguyên Mông xưa.
Kiến trúc ngôi đền khi được nhân dân vô cùng đầu tư khi xây dựng. Vừa mang hơi thở thời đại mới vừa mang nét kiến trúc cổ kính theo hơi hướng Trần Triều xưa.
Tìm hiểu chi tiết kiến trúc, cách dâng lễ đền Cổ Trạch Nam Định
Đền Bảo Lộc – Đền thờ Đức Thánh Trần Nam Định
Địa chỉ: xã Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
Đền được xây dựng trên đất “thang mộc” của An Sinh Vương Trần Liễu, thân phụ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Tương truyền đây là quê hương gắn với tuổi thơ của Trần Quốc Tuấn, là cái nôi nuôi dưỡng nên một vị tướng tài giỏi, thiên tài quân sự vang danh lừng lẫy.
Đền Bảo Lộc được xây dựng theo kiến trúc Đông Phương Bác Cổ. Bên phải là phủ thờ Mẫu, bên trái kết hợp chùa thờ Phật, đằng sau là đền thờ thân phụ, thân mẫu. Tổng thể kiến trúc hài hòa, vuông vắn.
Đền Bảo Lộc cũng nổi tiếng là địa điểm phát ấn hàng năm thu hút hàng ngàn hàng vạn con hương đổ về sân đền để được nhận ấn, nhận may mắn để cầu tài được tài, cầu công danh được công danh.
Tìm hiểu chi tiết về kiến trúc, lễ phát ấn đền Bảo Lộc thờ Đức Thánh Trần
Đền Trần Thương
Địa chỉ: xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
Đền Trần Thương vốn là kho lương được Trần Hưng Đạo lựa chọn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Bởi nơi đây có địa hình địa thế thuận lợi là nơi tụ hội 6 con mương nhỏ “Lục đầu khê” và gần sát sông Hồng. Vừa thuận lợi cho việc vận chuyển lương thực đi, vừa thuận lợi cho việc nhận chi viện từ tổng kho Thăng Long.
Cũng giống như đền Bảo Lộc và đền Kiếp Bạc, đền Trần Thương cũng là địa điểm thu hút du khách mỗi dịp lễ hội với lễ “phát lương” biểu trưng cho việc phát lộc, phát tài, ban tốt lành may mắn cho muôn dân. Rất nhiều người khi nhận túi lương từ đền Trần Thương đều được thuận đường suối gió trong làm ăn.
Tìm hiểu chi tiết đền Trần Thương và đặc sắc lễ phát lương một năm chỉ có một lần.
Đền A Sào
Địa chỉ: xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
A Sào có tên gốc là A Cảo. Đây là vùng đất địa linh hội khí thiêng sông biển, địa thế hiểm yếu, nằm ven sông Hóa, được chọn làm thái ấp của Phụng Càn Vương Trần Liễu.
Đền A Sào khi xưa cũng là một trong những kho lương quan trọng, là hậu cần vững chắc tạo tiềm lực hậu cần to lớn cho đại bình nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
Đến với xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình vào dịp lễ hội tháng 2 ÂL hay vào tháng 8 “giỗ Cha”, du khách sẽ được chứng kiến không khí truyền thống dâng lễ Đức Thánh Trần tại Di tích lịch sử đền A Sào. Lễ hội này đã được cấp bằng công nhận “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia” vào năm 2016 với những giá trị văn hóa tâm linh hấp dẫn.
Xem thêm: Đền A Sào – điểm du lịch tâm linh hấp dẫn tại Thái Bình
Đền Sơn Hải
Địa chỉ: số 16, ngõ 53 đường Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nằm giữa khu phố cổ sầm uất là ngôi đền cổ kính linh thiêng mang tên “Sơn Hải Linh Từ”. Ngôi đền được xây dựng ở cửa ngõ sông nước phía đông Thăng Long – Hà Nội. Đền trông ra sông Hồng gần khu vực diễn ra trận “quyết chiến chiến lực” đánh đuổi quân Nguyên Mông khỏi Thăng Long lần thứ nhất của nhà Trần.
Cổng đền được xây dựng cao ráo uy nghiêm với phía bên trên cổng đền được đặt tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đúc nguyên khối bằng đồng cao 3 mét, nặng 1,7 tấn, dáng đứng cầm kiếm uy nghiêm. Tạo nét đặc sắc độc đáo cho ngôi đền.
Xem thêm: Cách dâng lễ ngày lễ hội Đền Sơn Hải thờ Đức Thánh Trần giữa lòng phố cổ Hà Nội.
Đền Ngọc Sơn
Địa chỉ: Đảo Ngọc, hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội
Ai đến Hà Nội mà chưa nghe danh ngôi đền Ngọc Sơn giữa lòng Hồ Hoàn Kiếm thì quả đáng tiếc. Đền Ngọc Sơn cùng Cầu Thê Húc đỏ rực là biểu tượng đầy tự hào của người Hà Nội từ xưa tới nay. Hàng năm, không chỉ thu hút đông đảo con hương đến cúng lễ, đền còn thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan kiến trúc, cảnh quan đặc sắc mà vô cùng quý giá của ngôi đền.
Vào những ngày mới xây dựng, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đã đã đặt tên ngôi đền là Ngọc Tượng. Sau đó, đến thời nhà Trần, ngôi đền được đổi tên là Ngọc Sơn, là nơi thờ cúng những vị binh tướng đã hi sinh trong trận đánh quân Nguyên – Mông. Bởi vậy, hiện nay nơi đây được coi là một trong những ngôi đền thờ chính của Đức Thánh Trần.
Tìm hiểu chi tiết kiến trúc, lễ hội, cách dâng lễ, ngày kỵ của đền Ngọc Sơn
Đền Phú Xá
Địa chỉ: phường Đông Hải 1, quận Hải An, thành phố Hải Phòng
Đền Phú Xá khi xưa được xây tại làng Phú Lương nay đổi tên thành làng Phú Xá. Ngôi đền được xây dựng trên nền đất kho lương cũ được Hưng Đạo Vương chỉ định chứa lương thảo nuôi quân trong cuộc kháng chiến ác nghiệt chống quân Nguyên Mông lần thứ 3 trên sông Bạch Đằng.
Ngôi đền thờ chính Đức Thánh Trần cùng một số vị thánh khác thuộc công đồng Trần Triều. Ngoài ra, người quản kho lương tài giỏi thời kỳ kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 3 là bà Bùi Thị Từ Nhiên cũng được xây cung thờ riêng trong đền.
Theo truyền thống dân gian “tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ”, vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm, đền Phú Xá tổ chức lễ hội tưởng nhớ Đức Thánh Trần.
Tìm hiểu chi tiết thông tin dâng lễ cầu lộc đền Phú Xá thờ Đức Thánh Trần.
Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần
Theo tín ngưỡng dân gian, thì nhân dân coi Đức Thánh Trần là cha tương đương với mẹ là Liễu Hạnh Công chúa với câu tục ngữ nổi tiếng “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” ứng với việc Đức Thánh Trần mất vào ngày 20/8 âm lịch.
Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần không chỉ lưu truyền trong nhân gian mà tín ngưỡng này còn được rất nhiều vương triều công nhận. Hưng Đạo Vương đã nhiều lần được nhận sắc phong Thượng Đẳng tối linh thần, được Nhà nước ta chính thức đưa vào thờ phụng trong các đền miếu.
Sách Đại Nam nhất thống chí hay Nam Định dư địa chí chép: “Năm Minh Mạng thứ 4, cho được thờ vào miếu đế vương các đời. Minh Mạng thứ 16, cho được thờ vào vũ miếu.”
Tồn tại qua ngàn năm lịch sử, Đức Thánh Đại Vương Trần Triều đã ảnh hưởng lớn cả trong chiều sâu tâm tưởng và đời sống hàng ngày của người dân lao động Việt Nam.
Nói về tín ngưỡng Đức Thánh Trần, TS. Phạm Quỳnh Phương, Viện nghiên cứu Văn Hóa có viết:
““Đức Thánh Trần” là một hiện tượng đặc biệt của đời sống văn hóa dân gian người Việt. Nó như một minh chứng tiêu biểu về mối liên hệ giữa các yếu tố lịch sử và dân gian trong các hiện tượng văn hóa dân gian. Bên cạnh khuynh hướng lịch sử hóa huyền thoại về giới tự nhiên còn có một khuynh hướng khác, đó là huyền thoại hóa cuộc đời và những chiến công của các nhân vật lịch sử. Ở đây những hồi ức về lịch sử, đậm màu sắc dân gian được dân chúng bảo tồn, tiềm ẩn trong cõi sâu thẳm của tâm linh, và được truyền tụng từ đời này sang đời khác với một vòng hào quang thần thánh. Trong dòng tâm thức sùng kính đến mức thần hóa những người có công với nước với làng, người Việt đã tôn Thánh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – vị anh hùng dân tộc gắn liền với chiến công lẫy lừng của quân dân nhà Trần thế kỉ 13 với ba lần đánh bại giặc Nguyên Mông. Đặc biệt hơn, vị Thánh cao cả này đã có một dòng tín ngưỡng – phụng thờ: tín ngưỡng Đức Thánh Trần. Không gian thiêng của Thánh trải dài suốt từ Bắc đến Nam. Thời gian thiêng, theo sử sách ghi chép cũng đã vượt qua bảy thế kẻ với bao biến động thăng trầm. Dù các lớp phù sa văn hóa chồng xếp, người ta vẫn có thể nhận ra những dấu ấn vật chất của tín ngưỡng thông qua một khối lượng khác lớn các truyền thuyết, di tích phụng thờ và các sinh hoạt lễ hội xoay quanh nhân vật lịch sử Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.”
Khi tín ngưỡng Đức Thánh Trần ra đời, sự sinh hóa của Hưng Đạo Vương được hình dung
Theo đó, khi được nhân dân thánh hóa, các câu chuyện về cuộc đời Hưng Đạo Vương cũng được huyền hóa mang màu sắc thần thoại. Nhưng vẫn dựa trên những dấu tích lịch sử có thật xảy ra trong cuộc đời ông.
Những câu chuyện mang màu sắc thần thoại có bao gồm câu chuyện ngày sinh thần của ngài, Theo “Ngọc phả Nhà Trần” thì Việt điện u linh chép: “Thời kỳ đầu của nhà Trần, ở đại phận sao Dực, sao Chẩn có một dải khí trắng bốc lên đến trời. Thần Tản Viên thấy thế biết tới đây sẽ có nạn ngoại xâm, bèn tâu lên Thượng Đế. Thượng đế hỏi “ai có thể vì trẫm quét sạch dải khí trắng đó, sẽ cho mang theo phi thần kiếm, cờ ấn, tam bảo của Lão tử, Ngũ tài của Thái công giáng hạ vào nhà thân vương làm một vị danh tướng khi mất trở thành phúc thần không? Bấy giờ có Thanh tiên đồng tử xin đi”. Rồi một câu chuyện khác ghi ngày Trần Hưng Đạo ra đời, trong nhà ngập hương thơm và ánh sáng. Một vị đạo sĩ, do coi thiên văn thấy có một vị tướng tinh rơi xuống liền đến xem mặt Trần Quốc Tuấn. Khi nhìn thấy, vị đạo sĩ vội lui xuống vái lạy nói: “người này tốt lắm, về sau cứu nước giúp đời làm sáng sửa cho non sông đó”.
Chi tiết được chú ý nhất cũng đưa Trần Hưng Đạo vào vị trí đặc biệt trong tâm thức dân gian đó chính là câu chuyện liên quan đến Phạm Nhan. Chuyện Phạm Nhan được nhiều tài liệu Hán Nôm ghi chép như trong Công dư tiệc ky, Tang thương ngẫu lục, Trần Triều Hưng Đạo Vương truyện, .. Chuyện kể rằng Nguyễn Nhan tên chữ là Bá Linh là một người Quảng Đông sang nước ta buôn bán thuốc. Phạm Nhan lấy vợ làng An Bài, huyện Đông Triều. Bá Linh về Tàu học hành giỏi đỗ tiến sĩ triều Nguyên. Y có phép tàng hình biến hóa thường vào cung trị bệnh cho cung nữ, nhưng hay tìm cách tư thân với cung nhân. Sau khi lộ chuyện, chúa Nguyên bắt được được định án trảm quyết. Để lập công chuộc tội, Bá Linh tình nguyện đi làm hướng đạo đánh Nam Quốc. Vì cao tay phù thủy nên hắn gây nhiều sóng gió trong quân đội ta. Hưng Đạo Vương hạ lệnh đi bắt hắn. Nhưng kỳ lạ là cứ bắt được hắn lại trốn thoát, chặt đầu hắn lại mọc ra đầu khác. Chỉ khi đích thân Hưng Đạo Vương cầm kiếm chém thì y mới chịu thua. Trước khi bị hành hình, Phạm Nhan có xin Hưng Đạo Vương: “Phải cho tôi ăn gì chứ” Vương giận bảo: ”Cho mi ăn máu để đàn bà”. Bởi vậy sau khi chết, hồn hắn đi đâu gặp sản phụ thì lập tức hớp hồn họ. Người đàn bà đó sẽ bị đau ốm liên miên không thuốc nào chữa được. Người bệnh thường đến đền thờ Hưng Đạo Vương, lấy chiếu vũ trong đền, bất thần bắt người bệnh nằm lên, rồi đem chân nhang đốt ra trọ quậy vào nước để uống sẽ khỏi. Có người thì chỉ mới mang chiếu từ đền Vương về nhà thì bệnh cũng thuyên giảm. Chính vì thế người ta càng tin rằng Đức Thánh Trần thực sự anh linh kỳ diệu.
Rồi trong những câu chuyện truyền thuyết về ngài thì hình tượng thanh kiếm thần cũng xuất hiện nhiều. Thanh kiếm là một vật thiêng đã tạo cho Hưng Đạo Vương sức mạnh diệu kỳ chiến thắng quân địch. Bởi vậy trong những câu chuyện này không thể thiếu hình tượng chiếc kiếm thần. Thuyết nhân dân Hải Phòng nói rằng sau chiến thắng, ngài cắm một thanh kiếm trên đỉnh núi Thụy Khuê. Thuyết khác tại đền Kiếp Bạc thì nói ngài thả thanh kiếm xuống dòng sông Thương để gột rửa máu quân thù. Nên ngày nay nơi đây mới có một bãi bồi chạy dài giống hình lưỡi kiếm gần khu vực đền.
Đức Thánh Trần trừ tà sát quỷ
Niềm tin Đức Thánh Trần hiển linh trừ tà sát quỷ được bắt nguồn từ câu chuyện tiêu diệt Phạm Nhan được kể ở phần trên. Phạm Nhan được coi là hiện thân của loài quỷ dữ, chuyên báo hại con người. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú có viết: “Trong nước hễ có đàn bà bị Bá Linh ám ảnh, gọi là ma Phạm Nhan, người ta thường đem chiếu đổi lấy chiếu của Đền (Kiếp Bạc) về trải giường cho bệnh nhân nằm thì khỏi ngay”.
Trong ngày hội, những người đàn bà vô sinh, hiếm muộn hoặc mắc các chứng bệnh phụ nữ … thì đến đền cúng bái. Thầy cúng sẽ dùng roi dâu mà đánh vào người đó, người ấy lăn lộn thậm chí là lăn xuống sông thì mới coi như tà ma được giải trừ.
Từ câu chuyện chém được tà quỷ Phạm Nhan, người ta tin rằng Thánh Trần trừ diệt được muôn loài ma tà khác. Ngoài việc làm lễ trừ tà, người dân cũng đến đền Kiếp Bạc mua thuốc tại đền Nam Tào về uống cũng đạt được hiệu nghiệm,.
Chú ý khi dâng lễ Đức Thánh Trần
Có rất nhiều ngôi đền lớn nổi tiếng thờ Đức Thánh Trần rải khắp miền Bắc. Ngôi đền nào cũng được nhân dân tín thờ, hàng năm đều đặn dâng hương, cúng lễ đủ đầy mong ngài phù hộ cho bản thân và gia quyến. Đông nhất là vào dịp đầu năm hay mùa lễ hội của đền.
Một mâm lễ Đức Thánh Trần tại đền trong dịp hành hương bao gồm các thức lễ một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt hoặc gà cúng, thẻ hương, giấy tiền vàng mã và một cánh sớ.
Trong những ngày lễ lớn tại các đền chính thờ Đức Thánh Trần, nhiều con hương thường muốn dâng tiến những lễ vật đẹp, sang mang ý nghĩa tốt đẹp để có thể bày trên ban thờ thánh trong thời gian dài, bày tỏ lòng tôn kính. Khi ấy, Oản Tài Lộc chính là lễ vật phù hợp nhất. Bởi oản được thiết kế tỉ mỉ đẹp sang, mang ý nghĩa tài lộc tốt lành lại có thể để được tới 6 tháng không bị hỏng mốc, cực thích hợp bày trên ban thờ thánh.
Oản được khuyến khích dâng tiến là loại oản được trang trí cách điệu với hoa lụa, lá ngọc cành vàng toát lên vẻ đẹp sang, lộng lẫy. Những loại oản này bạn khó có thể tìm kiếm ở những cửa hàng bán oản đường truyền thống mà bạn phải tìm đến Oản Cô Tâm.
Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên cung cấp các loại sản phẩm Oản Tài Lộc được trang trí nghệ thuật phục vụ tối đa nhu cầu cúng lễ của con hương, đệ tử cả nước. Với dòng Oản Tài Lộc, Oản Cô Tâm tự tin sẽ làm khách hàng hoàn toàn hài lòng bởi phẩm oản đạt chuẩn chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Oản được đầu tư, trang trí bằng những nguyên liệu cao cấp bền đẹp, kết hợp với đó là ý tưởng thiết kế oản vừa độc đáo, lạ mắt, có 1-0-2 trên thị trường lại hoàn toàn phù hợp cho mục đích cúng lễ các vị thánh thần công đồng Trần Triều. Oản Tài Lộc nghệ thuật chắc chắn sẽ là lễ vật đẹp nhất, trang trọng nhất thể hiện lòng thành tâm của quý khách đến nhà ngài.
Văn khấn Đức Thánh Trần
Con nam mô A di đà phật (3 lần)
Hương tử chúng con kính lạy đức Trần triều Hiển Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương, Đại nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Thượng phu Thượng quốc công, Tiết chế Lịch triều, Tấn tặng, Khai quốc Anh chinh, Hồng đồ Tá trị. Hiệu linh trác vĩ, minh đức trí nhân, phong huân hiền liệt, chí trung đại nghĩa, dực bảo trung hưng, thượng đẳng Tôn Thần, Ngọc Bệ hạ.
Con lạy
Nguyên từ quốc mẫu, Thiên thành Thái trưởng công,
Tứ vị Thánh tử Đại Vương, nhị vị Vương Cô Hoàng Thánh, Đức ông Phạm điện sũy tôn thần, cậu bé cửa đông tả quan Nam Tào, hữu quan Bắc Đẩu, lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
Chắp tay lễ bái phù hộ độ trì cho:
Hương tử con là:….
Ngụ tại:….
Cùng toàn thể gia quyến luôn được khỏe mạnh, đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, được tại qua nạn khỏi, điều lành mang đến điều dữ mang đi, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.
Con nam mô A di đà phật (3 lần)
Hầu giá Đức Thánh Trần
Lên đồng Trần Triều thường diễn ra tại những ngôi đền thờ Đức Thánh Trần đặc biệt là tại đền Kiếp Bạc. Những người lên đền theo tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần được gọi là những Thanh Đồng. Hầu giá Tứ Phủ và hầu giá công đồng Trần Triều trước đây được tách riêng thành 2 buổi nhưng hiện nay, người ta thường gộp chung vào một buổi chầu.
Một số người có căn số hầu giá nhà Trần thì giá Đức Ông có thể là giá mở khăn đầu tiên. Vì Tam Tòa Thánh Mẫu không tung khăn. Tuy nhiên cũng khá hiếm người hầu về Đức Ông mà chỉ khi có đại sự cần cầu thỉnh ông về để trừ tà sát quỷ hoặc đồng mới tạ phủ và làm lễ đội lệnh nhà Trần thì mới hầu ông, vì theo quan niệm cổ: “bóng” Đức Ông khá nặng nên phải là người đồng cựu đã đội lệnh nhà Trần thì mới hầu được. Khi mời Đức Ông về thì ông chứng đàn Trần Triều gồm voi, ngựa, thuyền rồng, tráp áo, …
Khi ngự đồng ông mặc y phục màu đỏ, thêu rồng và hổ phù. Có một số nơi hầu ông thì chân đi hia, đầu đội mũ trụ, có thể mặc áo choàng bên ngoài, một số nơi hầu ông thường múa thanh đao.
Khi về đồng, Đức Thánh Ông thường làm phép để làm sát quỷ trừ tà. Quy trình thực hiện lễ sát quỷ trừ tà được diễn ra rất độc đáo, chỉ có ở công đồng Trần Triều, chỉ có người đội lệnh ông mới làm được đó là nghi thức “lên đai thượng”. Nghi thức này nghĩa là cầm một dải lụa đỏ thắt cổ (khi thắt vào cổ, mặt người hầu thường bạch ra, đỏ thì thế mới là thật đồng). Lúc này người hầu dâng phải khéo léo móc một ngón tay vào dây thắt cổ để dãn bớt (vì dù là thật đồng nhưng Đức Thánh Ông chỉ giáng li giáng lai trên đầu đồng). Tiếp theo đó là nghi thức “rạch lưỡi”. Nghĩa là dùng con dao hay vật nhọn rạch lưỡi người hầu để lấy máu (gọi là Đức Ông ban “dấu mặn”) sau đó phun ra tờ giấy phù hoặc là rượu. Có người sẽ xin giấy phù này về hộ thân trừ tà, có người bị tà ma quấy nhiễu thì lại xin rượu có máu, uống để trục tà. Ngoài ra còn một số nghi thức khác như uống dầu sôi hay là nung nóng bàn cuốc rồi đặt lên chân, … Tuy nhiên, những nghi thức hầu đồng cổ này đã ít dần, chỉ còn một số người khi hầu Đức Thánh Trần là có thể làm như vậy. Làm vậy gọi là làm phép nhà Trần ra uy, vậy nên văn hát giá Đức Thánh Ông Trần Triều có một số đoạn như:
“Thánh Ông có lệnh truyền ra
Các quan thủy bộ cùng là chư dinh
Hô vang trấn động Nam thành
Đánh Đông dẹp Bắc tung hoành mọi nơi.”
Hay khi Ông về ra uy tróc tà (lên đai thượng hay trích máu):
“Phép ông đôi má thu phình
Lưỡi thời lấy huyết quyết linh thần phù”
Do quan niệm dân gian nên khi xảy ra tà ma dịch bệnh thì người ta mới cầu đảo Đức Thánh Trần để sát quỷ trừ tà. Nhất là đối với phụ nữ bị mắt bệnh phụ khoa không thể chữa trị được thì tìm đến phương cách này. Còn có câu chuyện rằng nếu có giặc dã, vào đền xin Đức Ông mà thấy tráp kiếm có tiếng kêu bên trong thì nhất định là thắng lớn.
Chú ý khi hầu Đức Đại vương không được lên đai thượng. Chỉ có Đức Ông Đệ Tam mới lên đai thượng để tái hiện hình ảnh Ngài thác hóa nguyện lấy linh khó để trấn an vùng biển Đông Bắc.
Văn Đức Thánh Trần
Trần Triều Sự Tích Văn
Bồng lai tiên cảnh bầu trời
Gió nam thoang thoảng hương bay ngọt ngào
Trên thiên đình rồng mây năm vẻ
Dưới Việt Nam địa tú trung linh
Khâm sai vâng lệnh triều đình
Vâng quyền thượng đế giáng sinh họ Trần
Kỷ niên đồng tý, nhâm tuần
Mồng mười tháng chạp, giờ Dần giáng sinh
Thấy trong pho sử Nam Ninh
Tiếng đồn đã khắp thiên đình mọi nơi
Rằng đức thánh ông người trời
Lược thao tam lược, gồm tài vẻ vang
Trời sinh đức thánh Đại vương
Phò đông a, diệt quân Nguyên ai tày
Đương thời lập được công đầu
Trần, Lê, Nguyên đều thờ giám sai
Trời sinh đức thánh Đại vương
Phù đời Trần thị sửa sai trong triều
Dựng lên đất thuấn, dân nghiêu
Tài kiêm văn võ mọi điều vẻ vang
Tích xưa thánh ở Việt Nam
Mỹ lộc là huyện gần làng đệ Tam
Trí anh hùng ra tay mực thước
Sau cổ kim thao lược thông minh
Cửu trùng sắc chiếu ban ngay
Ngôi cao tiếp chế, tiếp dày đại vương
Phù Trần mới được ba đông
Nguyên Mông, giặc Bắc đùng đùng kéo sang
Vốn tên nó là Thoát Hoan
Cầm quân tiếp chế xâm lăng nước nhà
Thuyền bè khí giới sẵn sàng
Năm mươi vạn giặc tràn vào nước ta
Đông triều giặc đóng đại giang
Bốn phương thiên hạ dân Nam hãi hùng
Tin rằng tiếp chế đại vương
Điều binh khiển tướng thần thông ai tày
Nhân Tông phong thánh tức thì
Vạn người già trẻ một lòng đầu quân
Đức ông vâng lệnh thiên đình
Giáng sinh hạ giới cầm quyền cứu dân
Xá chi quỷ mị tặc thần
Bày mưu tính kế dân quân định cùng
Khâm sai vâng lệnh đức ông
Chém đầu tướng giặc bỏ sông Ngân Hà
Tàu bè khí giới sẵn sàng
Truyền quân thu hết đem ra kinh thành.
Văn Đức Thánh Trần Triều 1
Quốc sử ký Việt Nam Trần thị
Lịch đế vương tế thế trị bình
Thiên Trường tức mạc địa danh
Sơn hà dục tú trung linh tham kỳ
Dọc:
Ngoại man di úy uy cung phụng
Trung hoa đồng mộ đức tôn thân
Thượng minh quân hạ lương thần
Phất gươm vũ thủy long vân tao phùng
Hội liên phong hạ thanh hải yến
Thời phúc sinh xuất hiên nam phương
Tường vân ai đãi lưu quang
Hoàng thiên tích mệnh, nam bang giáng trần
Ứng mộng lý năm tuần xuất thế
Thác định sinh Trần thị tôn vương
Dung y gương mạo đường đường
Khuê trương ví tựa long đông đại tài
Khai quang thậm thì diệu
quang minh chứng đàn duyên
ngã tích tang cúng dàng
kim phụng hoàng lân cận
Phật Thánh Chúa Tiên trung vương.
“Có lệnh truyền ra thánh ông có lệnh truyền ra
Các quan thủy bộ cùng là chư dinh
Ngô binh đa phạm nam thành
Đánh đông dẹp bắc tung hoành mọi nơi”
Phú:
Tài thao lược hùng oai quán cổ
Văn kinh luân khí độ việt nhân
Triều đình ban vi cực hoàng thân
Nội san binh chính, ngoại cầu đồng binh
Mưu yết thủy khổng minh đức trí
Phép hành sư bạch khí chi doanh
Thiên cương Thái ất tung hoành
Tứ kỳ bát chính quan tinh trận đồ
Các miến đường qui mô sang chế
Lập triều đình cương kỷ hưng long
Uy danh cái thế anh hùng
Bắc nam viết thánh tây đông xưng thần
Văn Đức Thánh Trần Triều 2
Bản văn nói về Đức Thánh Trần Hưng Đạo được sử dụng để hát thi và khi hầu giá Đức Đại Vương.
Thần kim ngưỡng khải tấu chư tôn
Tọa thượng dương dương nghiễm nhược tồn
Nguyện thỉnh pháp âm thi huệ lực
Tùy cơ phó cảm nạp trần ngôn
Quốc sử ký Việt Nam Trần thị
Lịch đế vương tế thế trị bình
Thiên Trường, Tức Mạc địa danh
Sơn hà dục tú trung linh kham kỳ
Ngoại man di úy uy củng phục
Trung hoa đồng mộ đức tôn thân
Thượng minh quân hạ lương thần
Nhất đường ngư thủy long vân tao phùng
Hội liên phong hà thanh hải yến
Thời phúc sinh xuất hiện nam phương
Tường vân ái đãi lưu quang
Hoàng thiên tích mệnh, nam bang giáng trần
Ứng mộng lý mãn tuần xuất thế
Thác định sinh Trần thị tôn vương
Dung nghi tướng mạo đường đường
Khuê trương vĩ vọng đống lương đại tài
Võ thao lược hùng oai quán cổ
Văn kinh luân khí độ Việt nhân
Triều ban bĩ cực hoàng thân
Nội san bình chính ngoại cầu Đổng binh
Mưu quyết thủy Khổng Minh thức trí
Phép hành sư Bạch khí chi doanh
Thiên cương thái ất tung hoành
Tứ kỳ bát chính quán tinh trận đồ
Tác miếu đường quy mô sáng chế
Lập triều đình cương kỷ hưng long
Uy danh cái thế anh hùng
Bắc nam viết Thánh tây đông xưng Thần
Bính tuất niên trùng hưng chi nhị
Văn nguyên tào chú đế Đằng giang
Vạn binh hai động ba dương
Mã Nhi kỳ hiệu tướng cường nam đương
Bá Linh khất Ngô vương đới tội
Quá nam thành phố hội lập công
Nhất phương nỗ lực khởi phong
Nam quan cáo cấp cửu trùng kiếm văn
Phán triều thần thùy năng đăng địch
Cứu lương dân thụ tặc gian nan
Bách quan thụ tấu thiên nhan
Cử Trần tướng, tiểu an tặc đồ
Anh Tôn hạ long chu bút tứ
Chiếu đặc sai đại cử tiên phong
Phụng sai chiếu mệnh cửu trùng
Lĩnh ban kiếm ấn tiên phong khởi hành
Thống vạn binh tổng kiêm Tiết Chế
Quán chư quân nghệ chí Đằng giang
Bài sai thủy trận quang mang
Cổ minh lục điểm kỳ đương ngũ hành
Bá Linh hữu kỳ binh ngữ chí
Thị hùng tài bất úy Vương Sư
Mộc niên Thánh xuất mưu kỳ
Một sai tiềm phục thủy tê xuyên tào
Tiền quân Vĩnh Lâm hầu đại tướng
Tả quân sai Dã Tượng giáp công
Hữu quân ông Yết Kiêu hùng
Hậu quân phò mã thượng công tiếp tùy
Thánh cư trung hoàng kỳ hiệu phát
Lệnh chỉ huy điều bác ngũ quân.
Văn Đức Thánh Trần Triều 3
Đây cũng là một bản văn khác dùng để hát thi và khi hầu giá Đức Đại Vương.
Văn vũ quân thần, Trần triều văn vũ quân thần
Anh linh giáng thế ngự đồng hôm nay.
Anh linh giáng thế ngự đồng hôm nay.
Vốn xưa đôi bên tả hữu dự mọi tài gắng sức can qua.
Văn thời văn nức hoàng gia
Võ thời thao lược uy linh ầm ầm.
Niệm nhất tâm văn thù tất thắng
Dấu Chương Dương, Hàm Tử ai qua.
Khâm sai đổi lệnh quốc gia
Dẫn chỉ bảo đường hoa tức thì.
Kéo quân đi đường đường chính chính
Cơ đội nào nghiêm chỉnh trước sau.
Dưới thuyền trên bộ đua nhau
ông uốn lưng lở núi, lắc đầu cạn sông.
Phép màu đao phong, quân đi như vũ bão,
quyết phen này đảo vũ, thu vân.
Ra uy lẫm liệt tung hoành
Nơi xa mến đức, nơi gần chấp uy.
Quân kéo về mũ áo cân đai
Trên đời uy nghi dũng mãnh.
Có chữ tài lừng lẫy Bắc, Nam
Các quan hội nghị công đồng.
Đừng oan kẻ chính, chớ dong kẻ tà
Chống tinh mạ cũng là quỷ quái.
Cứ ấn tà tróc lược không tha
Một là càn sát hóa bà.
Hai là Thủy tể ba là Bà linh
Cứ ghép binh gia hình trị tội.
Chém lất đầu thả nổi trôi sông
Lũ Phạm Nhan thu vào trong ngục
Đem nhục hình cấp cấp luật binh…
Quan lớn Trần Triều về đồng làm lễ dâng nhang
Dâng lên Tứ phủ các quan hội đồng
Dung nhan thật kỳ diệu, quang minh chiếu thập phương, ngã tích tăng cúng dàng.
Kim phụng hoàng thân, cầu Phật, Thánh, Chúa Tiên trung phương, là lăng lầm già âm
Từ bi mẫu chúng sinh
Cố ngã kim đỉnh lễ
Khai quang chiếu thiên tôn…
Ngọn cờ ngọn kiếm vua ban
ông đánh đông dẹp bắc giữ an nước nhà
Tuyên phán các quan, quan lớn về
đồng truyền phán các quan
Tả cơ hữu đội hưởng ban đáo đàn
Quân thuyền quân bộ hai hàng
Thiên binh vạn mã chảy ra ầm ầm
Lệnh truyền thiên đội vạn cơ
Quan quân bây giờ chắc giáng anh linh
Trước là bảo hộ gia đình
Sau là thu tróc tà tinh phen này
Ra oai trần thế biết tay.
Dâng lá sớ hồng
Ngày hôm nay đệ tử con dâng lá sớ hồng
Đệ trước công đồng Phật Thánh chứng tâm
Thủ điện có sớ đi trình
(Đến đây, pháp sư dâng sớ, tuyên đọc…)
Việc quan ông đã làm xong
Xin ông bình tọa ông ngồi nghe văn
Giọt nước tiên các cô dâng quan lớn tẩy sạch bụi trần
Thanh cao rồi lại mười phần thanh cao
Nào là lưu thủy đào hoa
Hỏi cô chuốc rượu nay đà nơi nao
Thỉnh tay tiên chuốc chén rượu đào
Nhất tuần sơ dâng lên bệ ngọc
Dâng lên để kính mời chúc ông lớn, ngài sơi
Bắt tề tay tiên chúc chén rượu mời,
Nhất tuần sơ, nhị tuần á
Dâng lên bệ ngọc để kính mời,
rước quan lớn, ông ngài sơi
Nhất tuần sơ, nhị tuần á, đến tam tuần chung
Dâng lên bệ ngọc để kính mời, rước quan lớn ngài sơi
Trên thượng thiên ông giáng thế
vâng lệnh sắc trời, ông cứu độ muôn dân.
Sắc sắc gia phong ông lẫm liệt tung hoành
Tự nhiên dâng nước tiếng đồn lừng vang
(Xa loan thánh giá hồi cung)
Trần Triều Thánh Hưng Đạo Đại Vương Sự Tích Văn
Thần tiên ngưỡng khải tấu thánh tôn
Tọa thượng dương dương nghiễm nhược tồn
Nguyện thỉnh pháp âm thi huệ lưucj
Tùy cơ phò cảm nạp trần ngôn
Quốc sử ký Việt Nam Trần thị
Lịch sử đế vương kế thế trị bình
Thiên trường, bảo lộc địa danh
Sơn hà dục tú trung linh tham kỳ
Ngoại man di úy uy cung phụng
Nội trung hoa mộ đức tôn thân
Thương minh quân hạ lương thần
Nhất đường ngư thủy long vân tao phùng
Hội niên phong hà thanh hải yến
Thời phúc tinh xuất hiện nam bang
Tường vân ái đãi lưu quang
Hoàng thiên tích mệnh nam bang giáng trần
Ứng mộng lý mãn tuần xuất thế
Thác định sinh trần thị tôn vương
Dung nghi tướng mạo đường đường
Khuê trương vĩ vọng đồng lượng đại tài
Võ thao lược hùng oai quán cổ
Văn kinh luân khí độ việt nhân
Triều ban bỉ cực hoàng thân
Mộ san binh chính ngoại cầu đồng binh
Mưu quyết thủy khổng minh thức trí
Phép hành sư bạch khí chi doanh
Thiên cương thái ất tung hoành
Tứ kỳ bát chính quan tinh trận đồ
Tác miêu đường quy mô sang chế
Lập triều đình cương kỉ hưng long
Uy danh cái thế anh hùng
Bắc nam viết thánh tây đông xưng thần
Niên bính tuất trùng hưng chi nhị
Văn nguyên tào chú đế đằng giang
Vạn binh hải động ba dương
Mã nhi cờ hiệu tướng cường nan đương
Bá linh khất ngô vương đới tội
Quá Nam thành phố hội lập công
Nhất phương nỗ lực khởi phong
Nam quan cáo cấp cửu trùng kiến văn
Phán triều thần thùy năng đăng định
Cứu lương dân tụ tặc gian nan
Bách quan thượng tấu thiên nhan
Cử trần đại tướng tiễu an tặc đồ
Anh tôn hạ long chu bút tứ
Chiếu đặc sai đại cử tiên phong
Phụng sai chiếu mệnh cửu trùng
Lĩnh ban kiếm ấn tiên phong khởi hành
Thông vạn binh tổng kiêm tiết chế
Quản chư quân nghệ chí đằng giang
Bài sai thủy trân quang mang
Cổ minh lục điềm kỳ chương ngũ hành
Bá linh hữu kỳ binh ngũ chí
Thị hùng tài bát úy vương sư
Mộc niên thánh xuất mưu kỳ
Lệnh sai tiềm phục thủy tê xuyên tào
Tiến quân bĩnh lâm hầu đại dướng
Tả quân sai Dã Tượng giáp công
Hữu quân ông Yết Kiêu hùng
Hậu quân phò mã thương công tiếp tùy
Tán cư trung hoàng kỳ diệu phát
Lệnh chỉ huy điều bác ngũ quân
Uy phong lẫm liệt như thần
Sơn đồi, thạch chụy hải tần ba dương
Kiếm nhất chỉ tinh di vật hoán
Pháo liên thanh thiên ám địa rung
Bạch đằng nhất trận thủy công
Tặc đồ đại phá huyết hồng mãn giang
Thánh hạ lệnh chiêu an dân thứ
Thưởng quan quân ban sứ hữu sai
Trung quân vô trận hoàn tài
Ngân hà tổng giáp kiêm bài thu binh
Dẫn đại nghịch bá linh hành kiếm
Gia trọng hình tràm tiễn phân tam
Khí lộ khí thịnh khí giang
Quách di mẫu tán, khí tàn thị uy
Khải hồi tấu đan trì ngự chỉ
Chiếu lệnh truyền tướng sỹ lai kinh
Thánh hồi bái tạ đế đình
Cửu trùng khai tiệc yến quỳnh ngọc giao
Tài hộ quốc công cao đệ nhất
Sắc tặng phong lộc trật thiên trung
NHất thiên hòa khí xuân phong
Kình nghệ thất chí giảo long đắc thì
Kí niên hội tính di vật hoán
Hội trí kỳ mãn hạn quy tiên
Cửu trùng chiếu triệu hồ thiên
Chân không thoát lánh nghiệp duyên phong trần
Phép thăng đằng xa luân bỉnh bỉnh
Ánh hào quang hiển thánh linh thông
Quang thiên duệ nguyệt thu trung
Nhị thập nhật thánh hồi cung thăng đàng
Mộc quốc ân gia phong thượng đẳng
Tước đại vương gia tặng thái sư
Tôn tinh ẩn hiện nam quy
Sinh vi linh tướng tử vi linh thần
Phù nam quốc phong thần khải tĩnh
Bảo lê dâng cường thịnh khang ninh
Dược sơn cảnh trí hữu tình
Địa linh tụ khí trung anh dị thường
Vạn kiếp khởi được sơn chính vị
Tiên minh đường lục thủy hợp giao
Song song bắc đẩu nam tào
Hồi hình bá tướng huân cao hà thù
Trường sinh thủy thập thiên thu đáo
Thủy khấu thông chính đạo quang khai
Nghị ban kiến lập lâu dài
Tứ thời phụng sự ngưỡng bài vạn niên
Nguy nga chấn nam thiên quốc tế
Hiển ứng năng tế thế độ dân
Bá linh tứ hiện dâm thần
Dạ thường quyến luyến phu nhân thai bào
Biến nam nữ lưỡng yêu tác quái
Nhân dân thường bị hại oan khiên
Hữu sinh vô dưỡng mộng chiến
Bệnh hành khinh trọng liên miên tiết sàng
Quy khánh tiền phần hương bái khấn
Nguyệt thùy tình lân mẫn trần gian
Bài sai hộ bộ các quan
Tỉnh kỳ tróc nhã phạm nhan gia hình
Trấn uy thanh tà tinh thất sắc
Vạn dân đồng cảm đức mộc ân
Hữu thùy sinh dục gian truân
Linh kỳ thọ tích nhân dân thọ trường
Danh dương dương tối linh thiên cổ
Thập tam tuyên khuê thủy quy tâm
Ngưỡng chiêm thánh đức hoang thâm
Sở cầu tất ứng giáng lâm điện đường
Kim đệ tử phần hương vọng tưởng
Dốc lòng thành tâm tín ngưỡng đạo cao
Tuân ư quốc sử trần triều
Soạn thành ức tập lưu truyền ức dân.
Văn Hưng Đạo Đại Vương Hai Lần Phá Nguyên Mông
Đất Việt Nam giang sơn một cõi,
Trời Đông A đương hội thanh bình.
Bổng đâu nổi cuộc đao bình,
Quân Nguyệt năm vạn cố tình xâm lăng.
Binh ba đạo Liên, Khâm ứng tiếp,
Tàu mòng xung ngàn chiếc tiến sang.
Bắc, Đông bờ cõi tan hoang,
Thăng Long thất thủ Trường An vỡ thành.
Giặc thừa thắng tung hoành ngang dọc,
Thỏa lòng tham bóc lột lương dân.
Dã man, tàn bạo, ô dâm,
Sài lang giống ấy còn nhân nghĩa nào!
Lòng phẫn uất ào ào lửa bốc,
Nghĩa binh đâu vụt chốc đùng đùng.
Đại Vương lĩnh ấn Nguyên nhung,
Cầm quyền Tiết Chế, uy hùng ai đương.
Đền Vạn Kiếp quân lương thu thập,
Sông Phú Lương đóng chật tàu bè.
Hịch truyền thủy, bộ chỉnh tề,
Quyết lòng “Sát Đát” đền nghì non sông.
Lệnh Đại Vương phản công khắp mặt,
Phục Long thành vây bắt Toa Đô.
Chiến trường lai láng máu thù,
Non sông rửa hận, ngàn thu danh truyền.
Nhưng nọc độc quân Nguyên chưa tiệt,
Rắn còn đầu thoát chế lại sang.
Non sông lại hóa chiến trường,
Bắc, Nam quyết liệt phàm cương phen này.
Giặc ỷ mạnh tràn đầy bờ cõi,
Thủy bộ cùng thẳng ruổi Thăng Long.
Bốn bề đen kịt quân Mông,
Ải quan tan vỡ, bể Đông sóng cồn.
Trên chín bệ xuất bôn tị nạn,
Dưới muôn dan ta thán xót xa.
Trong cơn nguy biến sơn hà,
Đại Vương chỉ cả, gan già trơ trơ.
Lập thế trận mưu cơ huyền diệu,
Sắp binh thuyền định liệu trước sau,
Bạch Đằng mở trận giáo đầu,
Xương phơi trắng đất, máu ngầu đỏ sông.
Hơn năm vạn quân Mông bị giết,
Phá chiến thuyền nghìn chiếc tan tành.
Mã Nhi, Phàm Tiếp nộp mình,
Phạm Nhan chịu tội cực hình phanh thây.
Uy Đại Vương trùm mây, chuyển đất,
Ngọn cờ vàng hồ phất giặc tan.
Thoát Hoan nghe báo kinh hoàng,
Trồng chừng ải Bắc liệu đường rút quân.
Binh Đại Vương như vân như vũm
Ải Nội Bàng bao phủ trùng trùng.
Loa vang cờ phất trống rong,
Quân tràn tựa bể, giáo đông ngất rừng.
Doanh, trại đốt mịt mùng khói lửa,
Tên đạn bay tua tủa nhường mưa.
Ngát trời sát khí mịt mờ,
Ba quân xung đột say sưa thỏa lòng.
Chém lỗ xích tiên phong giữa trận,
Bắn Trương Quân đoạt ấn Thoát Hoan.
Địch quân bốn mặt vỡ tan,
Tiếng kèn lở đất tiếng vang long trời.
Kìa đồn ải tơi bời tan nát,
Nọ kiếm cung, giáo mác quẳng đầy.
Khắp đồng quân địch phơi thây,
Máu trôi thành suối, xác dầy thành non.
Thôi Nguyên chúa chẳng còn hống hách,
Rày Đông A bàn thạch thái sơn.
Hai phen chống vững trời Nam,
Đại Vương công đức muôn vàn còn đây
Văn Hưng Đạo Đại Vương Hiển Thánh
Công cứu quốc cao dầy đã rõ,
Ơn chúng sinh tế độ còn dài.
Đại Vương từ ngự thiên đài,
Ngọc Hoàng giáng chỉ cứu người dương gian.
Ngôi Vạn Kiếp bốn phương chầu lại,
Đức uy linh bát hải lan ra.
Nam Tài, Bắc Đẩu hai tòa,
Hạ ban thiên tướng, hằng hà thiên binh.
Việc nội ngoại, ngũ đinh tuần thú,
Khắp thiên đình, địa phủ, dương gian.
Bên ngai tả, hữu hai ban,
Kiếm thần, cờ lệnh, sấn vàng trong tay.
Trên bệ ngọc tàn mây năm sắc,
Trước long đình hổ phục, rồng chầu.
Thần thông biến hóa phép mầu,
Nghìn tai, nghìn mắt đâu đâu tỏ tường.
Đạo đức cao bốn phương bái phục,
Phép uy linh, quỷ khốc thần kinh.
Triệt dịch lệ, giải đao binh,
Phò nguy, cứu khổ, tà tinh tiễu trừ.
Suốt Nam, Bắc phụng thờ thành kính,
Cả muôn dân cửa Thánh đội ân.
Tâm thành cầu khẩn phép thần,
Phút đâu hiển ứng mười phân vẹn mười.
Nơi nước Nhược ngự chơi ngày tháng,
Chốn non Bồng thăng giáng hôm mai.
Trần gian bao cửa đền đài,
Đằng vân giá vũ khắp nơi đi về.
Từ sơn cước, suối, khe, rừng, nội,
Đến phồn hoa, cát bụi chẳng nề.
Một tay che chở, phù trì
Công ơn tế thế sánh bì trời cao.
Xám Tạ Đức Trần Triều Văn
Đệ tử con vọng bái tâu qua
Trên thượng tầng Phật Thánh ngự tòa Kim Liên
Con nay vọng bái Hoàng Thiên
Ngọc Hoàng Thượng Đế chưởng miền nhân gian
Trung ưng Tinh chủ điện vàng
Tử Vi Đại Đế chủ trương thiên đình
Trần Triều thế xuất oai linh
Sắc phong Tiết Chế quyền hành thiên công
Lưỡng ban Tả Hữu Đức Ông
Nam Tào Bắc Đẩu suốt lòng con kêu
Lưỡng ban Dã Tượng Yết Kiêu
Nghĩa Xuyên, Hùng Thắng tài cao vô cùng
Thánh Cô đã có oai linh
Trừ tà trị bệnh tây đông vang trời
Hạ ban quan lớn các ngôi
Xin cùng Hổ Tướng xét soi phàm tình
Hoặc con tấu bạch chưa tỉnh
Bày trong tịnh vị chư dinh sai lầm
Hoặc là mồng một, ngày rằm
Dâng lên bất tịnh ngồi nằm ngã nghiên
Hoặc con triều trực bất chuyên
Thuy cần chung đảnh tụng kinh vô tình
Quỳ tâu bái tạ phân minh
Xá cho vạn phước thử tình xin tha
Hoặc con kêu bệnh kêu tà
Khẩn cầu chưa rõ vào ra bồi hồi
Khấn đầu lạy tạ các ngôi
Phò trì đệ tử muôn đời bình an
Dám xin tề chỉnh linh bang
Trừ tà trị bệnh các quan phò trì
Long Vương giao tróc một khi
Phạm Nhan phù quốc cùng là thủy tinh
Long Vương Bắc Hải Động Đình
Càng Thác chúng quỷ yêu tinh quý bà
Bắt về đàn nội khảo tra
Phân minh hiển hiện cứu nhà chủ nhân
Cho đồng hưởng lộc thiên xuân
Ngửa trông Đức Thánh cấp quân độ trì
Trước là đi độ về che
Sau cho đệ tử cứ y lệnh truyền
Đồng con khuya sớm hương đèn
Khẩn đầu vọng bái linh ban các tòa
Dám xin nhờ đức cao xa
Ban cho đệ tử mọi nhà binh an.
Cát Xướng Thiên Thu Vạn Vạn Tuế (3 lần).
Bài Văn Tạ Đức Trần Triều
Đệ tử con lòng thành bái tạ
Liệt Tôn Thần Thánh Giá đằng không
Con nay khăn khắt một lòng
Trông ơn Đức Thánh Đức Ông các tòa
Lễ vật biết chi mà cho xứng
Nén hương thơm xin chứng minh cho
Trông ơn Đức Thánh cao xa
Ban kỳ, ban kiếm, ban ấn, ban phép khỏi lo mọi đường
Ban công lộc bốn phương đem lại
Đâu đâu thời cũng phải đến nơi
Đèn hương nghi ngút đêm ngày
Kêu đâu được đó thêm thay mọi bề
Xin các quan chớ nài khó nhọc
Bắt tà nào câu tróc lên ngay
Hộ cho may miệng thơm tay
Ai vung chẳng chuyển ai lay chẳng rời
Đi đến nơi về cho đến chốn
Bệnh tật nào ai khốn lại qua
Đội ơn Đức Thánh cao xa
Kêu đâu được đó con mà đội ơn
Cầu lần này còn cầu lần khác
Dấu xe loan giá hạt trông mây
Tinh phi hỏa tốc năm mây
Gió lung chớp lạch phép rày thần thông
Tấu thỉnh Đức Thánh Đức Ông
Ba Tòa Quan Lớn giáng lâm điện tiền
Tiệc rồi Ngài ngự đại đền
Hộ trì đệ tử thiên niên thọ trường.
Cát Xướng Thiên Thu Vạn Vạn Tuế (3 lần).