Nếu ai đã đến thăm quần thể di tích lịch sử núi Bài Thơ thì không thể bỏ qua địa điểm tâm linh nổi tiếng là đền thờ Đức Thánh Cả, tọa lạc tại khu vực Bến Đoan, TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây không chỉ là nơi lưu giữ các loại hình kiến trúc nghệ thuật mà còn là nơi thỏa mãn nhu cầu tâm linh, thu hút đông đảo du khách hành hương đến đây tham quan, chiêm bái cửa đền.
NỘI DUNG
Lịch sử xuất thân của Đức Thánh Cả
Tín ngưỡng thờ cúng nhà Trần gắn liền với những huyền tích về Đức Thánh Trần – một vị anh hùng dân tộc có công lớn dẹp quân Nguyên. Tín ngưỡng này được hình thành và lưu truyền từ quá trình thần hóa vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và con cái, tướng lĩnh hầu cận. Từ đó, hệ thống thờ tự chặt chẽ với đủ các cấp bậc được tạo ra, đáp ứng nhu cầu thờ cúng tâm linh của người Việt. Trong đó, Đức Thánh Cả là con trai thứ nhất của Đức Thánh Trần. Ngài được phong danh là “Khai quốc công Hưng Vũ đại vương Trần Quốc Nghiễn”. Ông cưới công chúa Thiên Thụy và trở thành phò mã của vua Trần Thái Tông. Ông là vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn, một người con tận hiếu, bề tôi tận trung.
Xem thêm: Khám phá đền Cửa Ông đẹp nhất Quảng Ninh thờ Đức Thánh Tam Trần Triều.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, Trần Quốc Nghiễn cùng với cha là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần đã lập nhiều chiến công vang dội. Cùng với các trận chiến khác của quân dân nhà Trần, tiêu biểu là trận đánh trên sông Bạch Đằng lần thứ 3 năm 1288, không thể không nhắc tới công lao của ông. Để ghi nhớ công lao dẹp giặc tại vùng Đông Bắc Tổ quốc, nhân dân đã lập một ngôi đền nhỏ dựng bên núi Bài Thơ để thờ kính Ngài.
Hầu giá Đức Thánh Cả Trần Quốc Nghiễn
Khi ngự về đồng, Đức Thánh Cả mặc áo đỏ, má xuyên hai lình, miệng ngậm hai quả cau non. Ngài vắt chéo lình lên trên, khăn buộc áp trên đầu. Khi ngự đồng, Ngài múa cờ kiếm, rồi đập vỡ đĩa sành. Sau đó, Ngài lấy mảnh sành cắt lưỡi nhỏ vào giấy bản rồi vặn thành hình nhân để làm bùa trừ tà ma, bệnh tật. Nếu ai chạm vía hay bắt vía (thường là trẻ con, phụ nữ) thì lấy bùa ra đốt và hòa vào nước uống.
Xem thêm: Tìm hiểu lối hầu hiện đại giá hầu Đức Thánh Trần – Điểm khác biệt so với lối hầu cổ là gì?
Ngôi đền cổ thờ Đức Thánh Cả linh thiêng tại Quảng Ninh
Đền Đức Thánh Cả thuộc quần thể di tích lịch sử núi Bài Thơ, được Bộ Văn hoá – Thông tin và Thể thao xếp hạng Di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia năm 1992. Ngôi đền này còn có tên chữ là Phúc Linh Từ hay Đền Phúc Linh. Ngoài việc bày tỏ sự sùng kính đối với công ơn với bậc thánh nhân, khách du lịch còn được tham quan vãn cảnh không gian hùng vĩ và di tích in đậm dấu ấn lịch sử nơi đây.
Theo ghi chép, ngôi đền được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII, hiện nay đang tọa lạc tại Đường Trần Quốc Nghiễn, phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh lịch sử, ngôi đền bị xuống cấp và đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Căn cứ theo văn bia trùng tu tại Đền, thì vào năm Quý Sửu (1913), các chủ thuyền và ngư dân vùng biển thường hay qua lại đây phục dựng lại đền để tưởng nhớ công lao của ông. Đây là một ngôi đền nhỏ, có vị trí đẹp, trên nền đất cao, mặt tiền hướng ra Vịnh Hạ Long nên giao thông khá thuận lợi. Kiến trúc của đền theo kiểu chữ Đinh, gồm 3 gian bái đường và 1 gian hậu cung. Trong đền có đầy đủ nghi trượng, bát bửu, các đồ tế khí…
Không gian thờ cúng trong đền bao gồm cung thờ Mẫu nằm ở bên phải đền chính. Đối diện là cung thờ Chùa thờ Phật nằm bên trái đên chính. Trong đền chính thờ Trần Quốc Nghiễn tại ban giữa, ban bên phải thờ Đệ Nhất Vương Cô, ban trái thờ Đệ Nhị Vương Cô.
Một điều kỳ lạ là mặc dù nằm sát biển, nhưng trong khuôn viên của đền tồn tại một cái giếng cổ và nước trong giếng rất ngọt và thanh khiết. Nhiều câu chuyện lưu truyền rằng, ngôi đền này khi xưa là nơi ngư dân dừng chân để lấy nước ngọt. Bởi vậy, không chỉ có ý nghĩa về tâm linh mà ngôi đền còn chứa đựng những giá trị tinh thần không thể thay thế được.
Ngày hội tại đền thờ Đức Thánh Cả Trần Quốc Nghiễn
Lễ hội tại đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn được tổ chức linh đình vào ngày 29, 30 tháng 4 âm lịch hằng năm. Lễ hội này từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của người dân Hạ Long nói riêng và TP. Quảng Ninh nói chung. Không chỉ vậy, lễ hội còn thu hút hàng ngàn tăng ni, phật tử và du khách hành hương tới đây tham quan bái yết cửa đền, cũng là để lớp trẻ hiểu hơn về lòng yêu nước và truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Vào những ngày này, phần hội sẽ tổ chức hát chầu văn, ca trù, múa lân, rồng, trò chơi đẩy gậy, kéo co, cờ người…Phần lễ thì bao gồm lễ mục dục, lễ bạch văn khai hội, lễ tế thánh tại đền Đức Ông. Sau đó rước kiệu long ngai bài vị Đức Ông từ đền qua đường 25-4, đến đường Lê Thánh Tông, dừng lại ở chùa Long Tiên, rồi lại rước kiệu về đền. Đặc biệt là buổi tối, du khách sẽ được tham gia nghi thức thả hoa đăng trên biển. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa để cầu mong một năm mưa thuận gió hòa cho những ngư dân và những người sống ven biển.
Dâng lễ đền Đức Thánh Cả
Khi tham gia lễ hội, các con nhang, đệ tử ai ai cũng chuẩn bị một mâm vật lễ bề thế để dâng lên Đức ông. Một mâm lễ vật thường là những thức đồ chay mặn tùy tâm, không cần đắt tiền nhưng cần thành tâm hết mức có thể.
Nếu quý khách đang tìm đồ dâng lễ đẹp, sang mà lại trưng lễ được trong thời gian dài thì có thể tham khảo các mẫu Oản lễ. Oản từ lâu đã là thứ vật phẩm thích hợp nhất để dâng lên bàn thờ đấng bề trên. Bởi vì đây là thứ bánh thể hiện sự tinh hoa của đất và trời. Ngày nay, nhu cầu thẩm mỹ tăng lên, những chiếc oản nhỏ xinh được bọc giấy bóng kính đủ màu nhưng đơn sơ khi xưa đã được các nghệ nhân sáng tạo bằng cách thiết kế, tạo hình.
Oản dâng tiến Đức Thánh Cả nên mang màu sắc đỏ. Cũng bởi đây là màu áo của Ngài khi ngự về đồng. Chúng tôi xin giới thiệu một trong những mẫu oản thích hợp để dâng lễ Đức Thánh Cả, được cung cấp sỉ và lẻ tại Oản cô Tâm như sau:
Oản Cô Tâm là một trong những đơn vị chuyên về Oản Nghệ Thuật thiết kế tâm linh mà vẫn mang trọn vẹn ý nghĩa. Oản lễ tại đây đều được trang trí tỉ mỉ, có đầu tư sao cho đẹp nhất lại sang nhất, là địa chỉ tin cậy của nhiều quý khách hàng muốn đặt mua đồ lễ thành tâm.
Quý khách có thể tham khảo thêm: Cách dâng lễ thành tâm thắp hương bàn thờ Gia Tiên – Tứ Phủ – Phật – Thần Tài
Lộ trình di chuyển tới đền Đức Thánh Cả
Nếu đi từ trung tâm Hà Nội, bạn sẽ có nhiều cách di chuyển tới đền thờ Đức Thánh cả như sau:
Di chuyển bằng xe khách
Nếu bạn đi xe khách, bạn có thể đến bến xe Gia Lâm hoặc Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm để bắt xe đi bến xe Hòn Gai. TP. Hạ Long. Xe trả khách tại bến cách đền 1.5Km.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Nếu đi bằng ô tô, quãng đường tối ưu nhất là quãng đường có trạm thu phí đi trong khoảng 2h10’ với quãng đường hơn 160km. Lộ trình cụ thể:
Cầu Chương Dương — rẽ phải hướng Long Biên – Xuân Quan/ĐT 378 — nhập vào QL1A — ĐCT Hà Nội – Hải Phòng — hướng Cầu Bạch Đằng — Cao tốc Hạ Long – Hải Phòng theo hướng TT. Hạ Long/ Uông Bí — ĐCT Nội Bài – Hạ Long/Đại Yên/QL18 — ĐCT Nội Bài – Hạ Long/ QL18 — Cái Lân/QL18 — đường Đặng Bá Hát — đường Ba Đèo — đường Lê Thánh Tông — Bến Đoan — đường Trần Quốc Nghiễn — Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn.
Đối với xe máy, quãng đường tốt nhất là quãng đường dài 148km qua cầu Chương Dương, mất khoảng 3 tiếng. Theo đó bạn rời Hà Nội theo lối cầu Chương Dương, rẽ phải vào Long Biên – Xuân Quan/ĐT 378 — đường Cổ Linh — Thạch Bàn — ngõ 68 Nguyễn Văn Linh — ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/QL5 — ĐT388(biển báo dành cho Kinh Môn) — đường Minh Tân — ĐCT Nội Bài – Hạ Long/QL18 — Trần Nhân Tông/ĐCT Nội Bài – Hạ Long/QL18 — ĐCT Nội Bài – Hạ Long/Đại Yên/QL18 — ĐCT Nội Bài – Hạ Long/ QL18 — Cái Lân/QL18 — đường Đặng Bá Hát — đường Ba Đèo — đường Lê Thánh Tông — Bến Đoan — đường Trần Quốc Nghiễn — Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn.