Những điều kiêng kị khi đến chùa mà bạn cần phải biết

Đi chùa cầu bình an vốn là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết đi lễ chùa đúng cách hay những điều kiêng kị khi đến chùa

NỘI DUNG

Những điều kiêng kỵ khi đến chùa

Không đi qua gian cửa chính 

Khi đi qua những khu vực có cổng, cửa tại chùa, lưu ý đầu tiên là nên bước qua cửa bên chứ không nên bước qua cửa chính.

Cổng chính vào chùa còn gọi là cổng Tam quan, theo quan niệm xưa cửa giữa chỉ dành cho đức Phật, Ngọc đế, Quốc vương. Vì vậy nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều chùa không mở cửa chính, và khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan ( bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cũng như khi bước vào khu chính điện, ta nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa.

Xem thêm: Tổng quan về hệ thống tượng Phật trong chùa Việt

Đồng thời không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.

Không đi giày dép vào Phật đường, Tam Bảo

Ở hầu hết các chùa ở Việt Nam đều hướng dẫn người đến lễ đặt dép, giày ở ngoài vì khu vực Tam bảo. Do Phật đường là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Theo đó, bạn nên hạn chế tối đa việc mang đồ đạc như áo khoác, túi xách, bao tay, mũ nón,… vào khu vực này.

điều kiêng kị khi đến chùa

Đặc biệt, cần tránh thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật, Thánh… Ngoài ra cũng không được nhai trầu, hút thuốc, gây ồn ào khu vực Phật đường

Không tùy tiện đặt tiền công đức

Trong chùa luôn bố trí các hòm đựng tiền công đức và được để ở nơi dễ nhìn thấy. Nếu muốn góp tiền giọt dầu, công đức cho nhà chùa, bạn hãy đặt vào các vị trí được chỉ dẫn đó. Tuyệt đối không đem tiền lẻ rải khắp nơi trong chùa.

Không chạm, sờ vào tượng Phật

Khi đi lễ chùa, nhiều người vẫn có quan niệm hết sức sai lầm rằng chạm, sờ hay xoa tiền vào tượng Phật sẽ giúp mang lại nhiều tài lộc, sức khỏe. Tuy nhiên, đây là hành vi được xem là bất kính, làm nhiễu loạn không khí thanh tịnh, linh thiêng vốn có nơi cửa Phật.

Không cúng dường lễ mặn

Khi dâng lễ tại chùa, con hương không dùng lễ mặn, cũng không cần sắm lễ đi chùa những lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản.

Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.

oản tài lộc 53
Oản lễ tài lộc dâng hương án nhà Phật

oản tài lộc 69
Tráp oản sen bề thế, trang nghiêm dâng Phật

Hiện nay, Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và thiết kế những mẫu oản dâng lễ Phật đẹp nhất, trang trọng nhất mà vẫn đảm bảo sự trang nhã, thanh tịnh, phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng Phật của người Việt. 

Có nên đi chùa vào buổi tối?

Với nhịp sống hiện đại và bận rộn với công việc thì việc sắp xếp thời gian đi chùa vào ban ngày là điều khá khó khăn. Vậy có nên đi chùa vào buổi tối?

Xem thêm: Bạn có biết đâu là vị Phật bản mệnh của mình?

Quy định chung của nhà chùa trước giờ chưa có điều nào ngăn cấm không được đi chùa vào buổi tối. Vì vậy con hương có thể sắp xếp đi chùa vào buổi tối. Tuу nhiên, bạn cũng nên tránh đi chùa ᴠào một ѕố giờ nhất định. Trên thực tế, bạn không nên đi ᴠào giờ Dậu trong ngàу (từ 17h đến 19h). Bởi đâу là lúc mà các nhà chùa đang cúng thí thực, cúng cô hồn.

Chỉ cần chúng ta có lòng thành tâm thì ᴠiệc cầu nguуện, bái thần Phật ᴠào lúc nào cũng không thành ᴠấn đề.

Đi lễ chùa khấn như thế nào?

Thứ tự hành lễ khi tới chùa

Đến với cửa chùa, con hương cần lưu ý về thứ tự hành lễ như sau:

  1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
  2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
  3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
  4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
  5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.

Văn khấn cầu bình an, tài lộc, giải hạn

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..

Tín chủ con là …………………………………………………………………………………….

Ngụ tại ………………………………………………………………………………………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ……………………………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).

Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ