Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh tại Ba Vì, Hà Nội được biết đến là nơi thờ Đức Thánh Tản (hay còn gọi là Sơn Tinh) – người đứng đầu trong 4 vị Thánh “tứ bất tử” theo tín ngưỡng của người Việt Nam. Với những sự tích lưu truyền về Đức Thánh Tản, di tích này trở thành địa điểm tâm linh thu hút rất nhiều du khách khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận tới tham quan chiêm bái và dâng lễ.
Xem thêm: Tản Viên Sơn Thánh là ai? Phân tích truyền thuyết ly kỳ về Tản Viên Sơn Thánh.
NỘI DUNG
Đôi nét về đền thờ Tản Viên Sơn Thánh – Ba Vì
Dãy núi Ba Vì tương truyền là ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất Việt Nam, án ngữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Khu di tích lịch sử Đền Tản Viên Ba Vì là quần thể 3 ngôi đền là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng cùng tọa lạc tại dãy núi này. Đền Thượng là nơi chính điện thờ phụng Đức Thánh Tản Sơn Tinh, đền Trung là nơi thờ chính bà Ma Thị – mẹ nuôi của Tản Viên Sơn Thánh và đền Hạ thờ Tam Vị Đức Thánh Tản (Tản Viên Sơn Thánh cùng 2 người em là Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương).
Khu di tích đền thờ Thánh Tản Viên núi Ba Vì được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 2008
Đền Thượng
Đền Thượng nằm trong diện tích lân phần của Vườn Quốc gia Ba Vì quản lý, toạ lạc trên đỉnh Tản Viên của dãy núi thuộc địa phận xã Ba Vì với độ cao 1227m. Đúng với tên gọi của đền, từ vị trí này du khách có thể quan sát thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng trùng điệp và thoáng mát với dòng sông Đà uốn lượn như dải lụa.
Đền được xây dựng từ thời An Dương Vương với tên gọi khác là chính cung Thần Điện và được khởi dựng lại vào năm 1993. Đến tới cổng đền là một bậc đá với hơn 500 bậc dẫn tới cửa đền chính. Đền được xây theo kiến trúc hình chữ Nhất với điểm độc đáo là gồm một mái lộ thiên lợp ngói và một mái ngầm dưới lòng tảng đá lớn. Đền Thượng gồm 3 gian, 2 chái, tuy không rộng chỉ có điện chính mà không có các hạng mục khác nhưng mang đậm nét tâm linh. Trong đền, tại chính giữa ngôi Tam Bảo là tượng Đức Thánh Tản ngự trong long ngai sơn son thiếp vàng. Hai bên tả hữu thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) và ban thờ Tam toà Thánh Mẫu. Tại sân đền, có một lối đi nhỏ dẫn tới điểm cao nhất của Đền Thượng quanh năm nghi ngút khói hương, nơi có chiếc lầu tám góc nhỏ đặt tượng Địa mẫu đứng trên quả địa cầu và bệ thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, Quỳnh Hoa và Quế Hoa Công chúa.
Đền Trung
Đền Trung hay còn gọi là Trung cung, đền Ba Dân là ngôi đền tọa lạc tại xã Minh Quang và có vị thế đẹp nhất trong các ngôi đền thờ Tản Viên ở ngọn núi này. Đây là nơi thờ bà Ma Thị Cao Sơn, mẫu dưỡng của Đức Thánh Tản và cũng là thần chủ cai quản núi Tản Viên và các vị thần linh khác. Dựa vào truyền thuyết về Đức Thánh Tản thì bà Ma Thị là chủ thần núi Tản, nhận Sơn Tinh làm con nuôi và sau đó Bà lập di chúc thư giao lại toàn bộ đất đai ở vùng chân núi Ba Vì cho Sơn Tinh cai quản.
Kiến trúc đền xây theo kiểu chữ Tam phỏng theo quẻ Càn trong kinh dịch, biểu tượng cho sự bền vững, chắc chắn. Đền gồm 3 gian là Tiền tế, Đại bái, Hậu cung với quy mô lớn và hạng mục kiến trúc như miếu thờ Đức Ông, nhà Mẫu, nhà thờ Phật … Tại hậu cung có đặt 3 pho tượng Tam vị Đức Thánh. Bên phải Đền Trung còn có dãy nhà ba gian bên trong có đặt ngai thờ bà Mai Thị.
Đây cũng là đền gần với chùa Tản Viên Sơn nằm trong lịch trình hành hương của nhiều du khách khi tới đây.
Đền Hạ
Đền Hạ với tên gọi khác là đền Tây Cung, đền Năm dân tọa lạc tại một vị trí bằng phẳng dưới chân núi Ba Vì, thuộc địa phận xã Minh Quang.
Theo lưu truyền dân gian thì vị trí đền khi xưa là nơi mà ba anh em Đức Thánh Tản dựng lều nghỉ chân qua đêm khi đi từ Động Lăng Xương sang núi ngọc Tản kiếm củi. Sau này, nhân dân đã xây dựng một ngôi đền ngay tại nơi đó để tưởng nhớ và thờ Tam vị Đức thượng đẳng thần Tại cổng đền là hai pho tượng hộ pháp trấn giữ.
Bên trong kiến trúc của đền bao gồm điện thờ chính là gian Tiền Bái và Hậu Cung cùng với Tam quan, nhà thờ Mẫu, Lầu cô, Lầu cậu, nhà sắp lễ. Mái cổng Tam quan là kiến trúc 2 tầng 8 mái có lưỡng long chầu nguyệt và lợp ngói ri. Giữa hai tầng mái, 4 chữ “Quốc sơn từ Hạ” viết theo kiểu Hán được in nổi cùng nhiều các bức tranh chạm trổ đậm phong cách điêu khắc nghệ thuật thế kỷ 18.
Hành hương tới đền thờ Tản Viên Sơn Thánh
Lễ hội đền thờ Tản Viên Sơn Thánh
Lễ hội tại đây được tổ chức vào Rằm tháng giêng hàng năm là lễ hội chung của cụm di tích đền Thượng, đền Trung, đền Hạ. Đây là lúc các du khách gần xa trong và ngoài nước về đây để tưởng nhớ ngày sinh của Đức Thánh Tản cũng như tham quan, hành lễ, nghiên cứu những giá trị văn hóa và tục thờ Tam vị Đức Thánh Tản cùng các vị thần linh khác. Đây cũng là cơ hội để quan sát và tham gia phần lễ bao gồm lễ rước Thánh, lễ tế trang trọng và phần hội diễn ra các trò chơi dân gian đặc trưng của người dân tộc Mường, dân tộc Dao như ném còn, bắn nỏ, đẩy gậy và các hoạt động khác như bóng chuyền, bóng đá, kéo co …
Ngoài ra, tại đền Thượng còn có lễ đóng cửa rừng, xếp ấn vào ngày 25 tháng 12, lễ rước thánh về vào ngày 30 tháng 12.
Lộ trình di chuyển
Cùng nằm trên dải núi Ba Vì tại những vị trí khác nhau, khu đền thờ Tản Viên Sơn Thánh cách Hà Nội khoảng 50-70km. Quý khách có thể đi theo lộ trình như sau:
Từ Hà Nội quý khách đi theo hướng Đại Lộ Thăng Long – Yên Bái – vào Vườn Quốc Gia Ba Vì. Giá vào Vườn Quốc Gia là 60.000đ/ người lớn và trẻ em được miễn phí.
Tại phòng vé, quý khách đi về hướng vườn Xương Rồng Quốc gia, đi theo đường núi khoảng 5km để tới đền Thượng.
Với đền Hạ, quý khách đi theo lộ trình Đại Lộ Thăng Long tới cổng huyện Ba Vì gần cầu Đồng Quang thì rẽ vào DT414 đi thẳng khoảng 4km là tới. Từ đền Hạ, quý khách trở ra đường DT414, đi theo lối đi qua UBND xã Minh Quang thêm 6km nữa là tới đền Trung.
Cách sắm lễ dâng đền
Di tích đền thờ Tản Viên Sơn Thánh lại là điểm dừng chân tâm linh không thể thiếu của hàng nghìn du khách hành hương tới xứ Ba Vì. Khi hành hương, người ta hay sắm sửa một mâm lễ chay mặn tùy tâm gồm các thức lễ tiêu biểu như hoa quả, một cơi trầu, quả cau, xôi thịt, nén hương, giấy tiền và quanh oản thành tâm.
Trong đó, oản lễ là vật phẩm có mặt trên các mâm lễ từ rất lâu đời, vừa trang trọng, vừa để được trong khoảng thời gian lâu dài và thích hợp dâng tiến các đức bề trên anh linh. Ngày nay, Oản đã được đầu tư trang trí tỉ mỉ với hoa lụa, lá ngọc cành vàng với tên gọi là Oản Tài Lộc và mang nhiều ý nghĩa tốt lành mà vẫn giữ nguyên phần hồn bánh.
Nếu quý khách muốn tìm mua Oản Tài Lộc thì hãy tham khảo các mẫu Oản tại Oản cô Tâm, Một trong những mẫu Oản dâng đền thờ Thánh Tản Viên tại đây là:


Oản Cô Tâm – cung cấp sỉ lẻ Oản Tài Lộc và phụ kiện làm Oản uy tín
Oản Tài Lộc là sản phẩm đặc biệt được phát triển bởi các nghệ nhân tài năng thuộc thương hiệu Oản Cô Tâm. Thấu hiểu những giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng, các nghệ nhân luôn sáng tạo ra những mẫu oản không chỉ đặc sắc về mặt thẩm mỹ mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa về tâm linh.
Oản được trang trí công phu với nhiều chi tiết bắt mắt được làm từ những chất liệu cao cấp, bền đẹp làm toát lên vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa, phục vụ tối đa nhu cầu cúng lễ của quý con hương đệ tử khắp mọi miền tổ quốc. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn oản dâng lễ Tứ Phủ – Gia Tiên – Thần Tài – Phật đúng chuẩn 2020.