Nằm trong cụm di tích các đền thờ Đức Thánh Trần, đền Sơn Hải là ngôi đền nổi tiếng duy nhất thờ Trần Quốc Tuấn ở chính điện tại Hà Nội.
NỘI DUNG
Đền Sơn Hải thờ ai?
Như đã nói ở trên, đền Sơn Hải thờ Đức Thánh Trần ở chính điện. Ngoài ra đền còn phối thờ nhiều vị thánh thần khác.
Xem thêm: Văn khấn Đức Thánh Trần tại đền thờ Đức Thánh
Ngoài một số vị thánh thuộc công đồng nhà Trần như 4 vị nam tử của ngài gồm Trần Quốc Nghiễn, Trần Quốc Hiến, Trần Quốc Tảng, Trần Quốc Uất cùng với Yết Kiêu, Dã Tượng là các tướng giỏi dưới quyền Đức Thánh Trần, đền còn phối thờ Trúc Lâm Tam tổ với Trần Nhân Tông, Huyền Quang Tôn giả, Pháp Loa cùng một số vị thánh Tứ Phủ như Tam tòa thánh mẫu, Tứ Phủ Chầu Bà, chúa Sơn Trang, ông Hoàng Mười, ông Hoàng Bảy, … Điều này thể hiện sự hỗn dung, hòa đồng tôn giáo và tín ngưỡng đa dạng. Cho thấy rằng tín ngưỡng của người Việt có thể khác nhau nhưng không hề xung đột nhau mà nó hòa quyện tạo nên một nét đẹp riêng có, đậm đà bản sắc.
Lễ đền Sơn Hải cần chú ý gì?
Đền Sơn Hải là ngôi đền linh thiêng vang danh khắp vùng. Con hương, đệ tử thường mang lễ vật đến đền để cầu công danh, cầu lộc, cầu tài vào những dịp đầu năm đầu tháng hay mùa lễ hội của đền.
Một mâm lễ đền Trần Sơn Hải dâng Đức Thánh Trần bao gồm các thức lễ một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền và một cánh sớ.
Xem thêm: Những lưu ý khi dâng lễ cầu tài lộc tại đền Kiếp Bạc Hải Dương, dân làm ăn buôn bán nên biết.
Ngoài những lễ vật này, nhiều con hương, đệ tử thành tâm thường muốn dâng tiến một lễ vật đẹp, sang, mang ý nghĩa tốt đẹp để có thể bày trên ban thờ thánh trong thời gian dài. Oản Tài Lộc chính là thức lễ phù hợp nhất. Oản được thiết kế tỉ mỉ đẹp sang, mang ý nghĩa tài lộc tốt lành lại có thể để được tới 6 tháng không bị hỏng mốc, cực thích hợp bày trên ban thờ thánh.
Oản được khuyến khích dâng tiến là loại oản được trang trí cách điệu với hoa lụa, lá ngọc cành vàng toát lên vẻ đẹp sang, lộng lẫy. Những loại oản đường này bạn khó có thể tìm kiếm ở những cửa hàng bán oản đường truyền thống mà bạn phải tìm đến Oản Cô Tâm.
Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên cung cấp các loại sản phẩm Oản Tài Lộc được trang trí nghệ thuật phục vụ tối đa nhu cầu cúng lễ của con hương, đệ tử cả nước. Với dòng Oản Tài Lộc, Oản Cô Tâm tự tin sẽ làm khách hàng hoàn toàn hài lòng bởi phẩm oản đạt chuẩn chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Oản được đầu tư, trang trí bằng những nguyên liệu cao cấp bền đẹp, kết hợp với đó là ý tưởng thiết kế oản vừa độc đáo, lạ mắt, có 1-0-2 trên thị trường lại hoàn toàn phù hợp cho mục đích cúng lễ các vị thánh thần công đồng Trần Triều. Oản Tài Lộc nghệ thuật chắc chắn sẽ là lễ vật đẹp nhất, trang trọng nhất thể hiện lòng thành tâm của quý khách đến nhà ngài.
Lịch sử đền Trần Sơn Hải
Đền Sơn Hải được xây dựng tại khu vực bến Đông là nơi diễn ra trận kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1258. Theo các tư liệu cổ thì đền được cư dân làng chài Thủy Cơ xây dựng vào thế kỷ XIX. Đền được trùng tu tôn tạo nhiều lần vào năm Kỷ Dậu 1969, năm Giáp Tý 1984.
Vào kháng chiến chống Pháp, đền là nơi trú ẩn và hoạt động bí mật của cán bộ Việt Minh nên bị Pháp phá hoại rất nặng nề. Năm 1946, Pháp đánh bom khiến cả một vùng cháy lớn, trong đó, đền Sơn Hải cũng bị phá hủy. Sau khi Pháp chiếm đóng vùng này, nhân dân đã phải rước bài vị ngài xuống thuyền đinh để thờ. Đến năm 1984, đền được xây dựng lại trên mảnh đất hiện nay. Khi ấy, tượng Đức Thánh Trần mới được rước lên bờ.
Qua 3 thập kỷ, nhờ tấm lòng thiện nguyện công đức của khách muôn phương, đền Sơn Hải mới có kinh phí tu sửa khang trang như ngày hôm nay.
Năm 2010, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đền Sơn Hải chính thức được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.
Kiến trúc đền Sơn Hải Hà Nội
Đền Sơn Hải được xây dựng ở cửa ngõ sông nước phía đông Thăng Long – Hà Nội. Đền trông ra sông Hồng gần khu vực diễn ra trận “quyết chiến chiến lực” đánh đuổi quân Nguyên Mông khỏi Thăng Long lần thứ nhất của nhà Trần.
Cổng đền được xây dựng theo kiểu cửa cuốn vòm, hai bên là tranh khắc nổi hình bạch hổ và rồng phun nước. Phía bên trên cổng đền là tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đúc nguyên khối bằng đồng cao 3 mét, nặng 1,7 tấn, dáng đứng cầm kiếm uy nghiêm.
Phía bên trong khuôn viên đền bao gồm cảnh quan thủy mộc và đền chính thờ các vị thánh thần. Đền gồm gian thờ. Gian đầu tiên là gian tiền tế để cho khách hành hương đến đặt lễ và bái thánh. Gian thứ hai thờ Đức Thánh Trần cùng con trai và các tướng giỏi của ông. Hậu cung đặt tượng thờ An Sinh Vương Trần Liễu và Vương Mẫu, phối thờ cùng với các vị Trúc Lâm Tam Tổ.
Các chi tiết ban thờ, bệ thờ, khám thờ bên trong đền đều được khắc chạm tinh xảo với hoa văn rồng phượng sơn son thiếc vàng đẹp đẽ và công phu.
Lễ hội bản đền
Hàng năm đền Sơn Hải không có lễ hội lớn mà chỉ làm lễ vào những tiết lớn trong năm. Những tiết lớn rơi vào ngày giỗ của Đức Thánh Trần cùng các nam tử của ngài. Theo đó:
- Ngày 17 tháng Giêng giỗ Thái Thượng Hoàng Trần Thừa trùng với lễ Thượng Nguyên năm mới.
- Ngày 24 tháng 4 âm lịch giỗ con cả ngài là Trần Quốc Nghiễn cũng trùng vào ngày lễ vào hạ.
- Ngày 20 tháng 8 âm lịch là ngày giỗ Trần Hưng Đạo hay còn gọi là Giỗ Cha theo tín ngưỡng dân gian.
- Ngày 17 tháng chạp là giỗ con út của ngài là Trần Quốc Uất cùng trùng với ngày làm lễ Tất niên.
Tại những ngày lễ tiết này, con hương đệ tử từ khắp nơi đổ về chật cứng sân đền để dâng hương cúng lễ trước cửa ngài cầu ngài phù hộ cho gia đình bình an, khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi, tấn tài tấn lộc.
Địa chỉ và cách di chuyển đến đền
Đền Sơn Hải nằm tại số 16, ngõ 53, đường Bạch Đằng, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ngôi đền nằm ngay gần Hồ Hoàn Kiếm trung tâm Hà Nội nên đối với người dân Hà Nội mà nói hình ảnh đền Sơn Hải vô cùng quen thuộc. Nhưng nếu bạn là khách ngoại tỉnh, muốn về nơi đền thiêng để cúng lễ nhà ngài thì bạn có thể di chuyển đến đền bằng phương tiện cá nhân hoặc đi xe khách đến các bến xe nội thành và bắt xe ôm hoặc taxi hoặc xe bus nội thành để đến đền.
Nếu di chuyển bằng xe bus chúng tôi sẽ gọi ý cho bạn một số lộ trình di chuyển sau đây:
Bến xe Gia Lâm – 16 phút tùy điều kiện giao thông và tuyến đường:
- Bến xe bắt xe 03A – Viện Quy Hoạch Thủy Lợi – Đi bộ tới 16 ngõ 53 Bạch Đằng khoảng 350m.
- Bến xe bắt xe 34 – Viện Quy Hoạch Thủy Lợi – Đi bộ tới 16 ngõ 53 Bạch Đằng khoảng 350m.
- Bến xe bắt xe 11- Ô Quan Chưởng- xe 03A hoặc 34 – Viện Quy Hoạch Thủy Lợi – Đi bộ tới 16 ngõ 53 Bạch Đằng khoảng 350m.
Bến xe Mỹ Đình – 45 phút tùy điều kiện giao thông và tuyến đường:
- Bến xe bắt xe 34 – 23 Hàng Tre – Đi bộ 390m đến 16 ngõ 53 Bạch Đằng.
- Bến xe bắt xe 30 – Công viên Thống Nhất – xe 43 – ngã 3 Trần Khải Hàm Tử Quan – Đi bộ khoảng 310m đến 16 ngõ 53 Bạch Đằng.
- Bến xe bắt xe 44 – Đối diện TC Trần Khánh Dư – xe 03A, 24, 42, 43, 48, 55A, 55B – ngã 3 Trần Khải Hàm Tử Quan – Đi bộ khoảng 310m đến 16 ngõ 53 Bạch Đằng.
Bến xe Giáp Bát – 42 phút tùy điều kiện giao thông và tuyến đường:
- Tại bến bắt xe 08A – cung thiếu nhi Hà Nội – đi bộ qua phố Nguyên Hãn nối sang Chương Dương Độ khoảng 500m đến 16 ngõ 53 Bạch Đằng.