Cùng về đền Quát – Hải Dương dâng lễ danh tướng Yết Kiêu

Với những chiến công của mình, tướng Yết Kiêu được lập miếu, đền thờ ở nhiều nơi trên cả nước, xong đền Quát được biết tới là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng thờ vị danh tướng nhà Trần. Đền tọa lạc tại địa phận thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Đây cũng là nơi chôn rau cắt rốn của ông. Khi ông mất vào năm Qúy Mão (1303), Vua Trần đã ban sắc phong cho dân làng Hạ Bì lập đền thờ và suy tôn ông là Thành hoàng làng. 

NỘI DUNG

Đền Quát – ngôi đền cổ thờ Đệ Nhất Đô Soát Yết Kiêu

Đền Quát thờ ai? 

Như đã nói ở trên, đền Quát nổi tiếng thờ Đệ Nhất Đô Soát Yết Kiêu. Ngôi đền được xây dựng sau khi Yết Kiêu qua đời để thờ ông. Nhưng phải đến thời nhà Nguyễn mới được tôn tạo nhiều lần cho đến ngày nay. Khuôn viên của đền từ xưa hay đến nay đều khá rộng, hiện tại còn trên 2.710m2. Khu di tích này ngoài đền chính còn có khu vực bãi bơi.

Nói về cuộc đời và sự nghiệp Yết Kiêu tướng quân, Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế (1242-1303). Phụ thân của ông là Phạm Hữu Hiệu, người làng Quát (nay là thôn Hạ Bì, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, Hải Dương). Phụ mẫu là Vũ Thị Duyên, người làng Lôi Động, Thanh Hà, nay là làng Đồng Nổi, xã Tân An, Thanh Hà, Hải Dương.

Xem thêm: Tìm hiểu vị tướng văn võ song toàn, tài năng xuất chúng, lừng danh nhà Trần – Nghĩa Xuyên tướng quân.

Gia đình ông vốn theo nghề ngư dân, Đến khi 8 tuổi, ông mồ côi cha và đã phải phụ giúp mẹ bắt tôm bắt cá. Lớn lên trong môi trường làng chài và thành thạo nghề sông nước, ông có thân thể cường tráng, trí lực phi thường, bơi lội dưới nước như đi trên đất bằng. Khi đất nước bị quân Nguyên Mông xâm lược, Phạm Hữu Thế từ biệt mẹ tòng chinh và được tuyển vào thủy quân nhà Trần và góp công không nhỏ trong chiến thắng Hàm Tử, Tây Kết, chiến thắng Bạch Đằng… Tài năng của Phạm Hữu Thế đã được Trần Hưng Đạo cảm mến và trọng dụng, liền đặt cho ông một tên mới là Yết Kiêu, Yết Kiêu cùng với Dã Tượng làm gia nô rất mực trung thành và tài trí, mang lại nhiều chiến lược quan trọng giúp Hưng Đạo Đại Vương đánh bại quân giặc trong suốt cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai và thứ ba. Trong đó, Yết Kiêu tướng quân có công lớn trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, có biệt tài thuỷ chiến, từng đục thuyền của tướng giặc, bảo vệ Trần Hưng Đạo vượt qua nhiều hiểm nguy.

Kháng chiến thắng lợi, ông được vua Trần phong tặng: Trần triều hữu tướng, đệ nhất bộ đô soái thuỷ quân, tước hầu. Sau khi mất được lập đền thờ và tôn làm Thành hoàng, được các triều đại phong sắc. Đời sau khi dựng tượng Trần Hưng Đạo người ta thường dựng tượng Yết Kiêu và Dã Tượng bên cạnh Đại vương để nhắc nhở người đời sau luôn nhớ đến hai ông. Ngoài đền Quát là nơi thờ chính của ông thì tại làng Nam Hải, xã Kênh Giang, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương cũng có đền thờ và tôn ông làm Thành hoàng.

Ý nghĩa tên gọi đền Quát

Đền được xây dựng trên một gò đất cao, do nhân dân địa phương và các bà cung tiến làm nên. Từ vị trí đền, có thể thấy được con sông Đĩnh Đào uốn khúc ôm trọn lấy khu ruộng triều phì nhiêu màu mỡ của xã. Ba hướng của đền đều được bao bọc bởi hồ nước trong xanh trải dài. Chính vì vậy, người ta đặt tên ngôi đền là đền Quát – có nghĩa là vị trí đền có thể bao quát được không gian rộng lớn. Đền Quát Hải Dương có tên tự là “Yết Kiêu thần từ” – là nơi thờ thần Yết Kiêu. Khu di tích này đã được xếp hạng Quốc gia vào 28/1/1988.

Kiến trúc đền

Đền chính được thiết kế hình chữ Đinh gồm tiền tế 7 gian, hậu cung 3 gian, hầu như được xây dựng bằng gạch Cậy, lợp ngói mũi, cột, xà,…. Bên trong đền có những vật cổ, quý như tượng Yết Kiêu, tượng chín nàng hầu, mõ cá, mõ cáo và rất nhiều đại tự, cầu đầu, câu đối, cuốn thư, và những hình vẽ, chạm trổ mang đậm giá trị văn hóa thời Trần. Các sắc phong quan trọng hầu như đã bị giặc Pháp cướp phá trận càn năm 1948, nay chỉ còn lại 4 sắc phong được ban tặng vào các năm: Cảnh hưng năm thứ 44 (1783), Cảnh Thịnh năm thứ 4 (1796), Tự Đức năm thứ 6 (1853), Khải Định năm thứ 9 (1924). Khu vực đền có 2 tấm bia khắc vào năm Cảnh Trị tứ niên (1866), là những văn bản quý giá và quan trọng để nghiên cứu lịch sử di tích.

Xem thêm: Chiêm ngưỡng kiến trúc đền Kiếp Bạc – ngôi đền cổ linh thiêng mang hào khí Trần Triều.

đền quát hải dương

Giữa đền và bãi bơi là một hồ nước nhỏ rộng nước quanh năm trong xanh. Bãi bơi rộng tới 2000m2, chạy dài theo bờ sông. Tại đây có 2 voi đá (65 x 116cm), 2 ngựa đá (160 x 180 cm), một tấm bia Lịch triều khoa cử khắc vào đầu thời Nguyễn. Nhân dân địa phương đã chọn nơi này để tổ chức lễ hội bơi chải vào các dịp lễ hội đền Quát.

Kinh nghiệm dâng lễ đền Quát

Cứ vào dịp đầu năm hằng tháng hay mùa lễ hội của đền, nhân dân lại sắm sửa lễ vật tụ hội về đền dâng lễ Yết Kiêu, cầu mong ngài phù hộ bình an, mùa màng bội thu. 

Một mâm lễ dâng tiến đền bao gồm các thức lễ chay, mặn tùy tâm. Trong đó, nếu quý khách đang tìm kiến vật dâng lễ phù hợp, vừa trang trọng lại dâng được trong thời gian dài thì hãy tham khảo các mẫu Oản Tài Lộc.

Thay vì những chiếc oản nhỏ xinh đơn giản thì ngày nay, các nghệ nhân đã sáng tạo ra những mẫu Oản Tài Lộc được tạo hình thẩm mỹ mà vẫn giữ nguyên vẹn ý nghĩa tâm linh. Oản dâng lễ tướng Yết Kiêu được khuyến khích dâng tiến là loại oản được trang trí cách điệu với hoa lụa, lá ngọc cành vàng khiến mâm lễ vật thêm phần bề thế, trang trọng. Quý khách có thể tham khảo mẫu Oản sau:

Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên cung cấp các loại sản phẩm Oản Tài Lộc được trang trí nghệ thuật phục và các phụ kiện làm Oản chất lượng phục vụ tối đa mọi nhu cầu của quý khách. Dòng Oản Tài Lộc luôn được chúng tôi đầu tư, trang trí bằng những nguyên liệu, vật liệu cao cấp, phù hợp cho mục đích cúng lễ các vị thánh thần công đồng Trần Triều. Oản Tài Lộc nghệ thuật chắc chắn sẽ là lễ vật đẹp nhất, trang trọng nhất thể hiện lòng thành tâm của quý khách đến nhà ngài.

Lễ hội đền Quát tổ chức khi nào?

Vào trước những năm 1945, lễ hội đền Quát thường diễn ra vào mùa xuân, kéo dài từ ngày 10 đến ngày 20 tháng Giêng. Từ năm 1976 đến năm 2017, lễ hội được chuyển sang tổ chức vào mùa thu vào ngày 14-16.8 ÂL để hưởng ứng lễ hội tưởng niệm vị chỉ huy của Yết Kiêu là Hưng Đạo Đại vương tại đền Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương). Bắt đầu từ năm 2018 trở đi, lễ hội đền Quát sẽ được tổ chức vào cả mùa xuân và mùa thu. Điểm khác biệt là do thời tiết và đặc điểm lưu lượng nước, lễ hội mùa xuân không có phần thi bơi chải như lễ hội mùa thu.

Tại đình làng, phần lễ được diễn ra long trọng như mở lễ mộc dục, mổ lợn cúng thành hoàng, làm cỗ trực nhật do những người có phẩm hàm trong làng đăng cai, thi cỗ hộp của những ông cai đảm. Sau đó là nghi lễ rước thần tượng Yết Kiêu từ miếu từ đình về đền, múa tứ linh. 

Điểm hấp dẫn của hội đền Quát vào mùa thu là phần bơi chải dưới song, do nhân dân 9 hà chài của thôn Hạ Bì ̣(Lạc Thượng, Lai Hạ, Lạc Trung, Kinh Trang, Tăng Thịnh, An Bài, Kênh Tre, Tân Võng và Hà Vĩnh) tham gia. Dù làm ăn tại các phương, cứ đến ngày này ai nấy đều bảo nhau trở về làng. trước là lễ tạ Thành hoàng Yết Kiêu, người có công lớn với nước, với dân chài Hạ Bì, sau là dự hội đua thuyền truyền thống. Trước khi cuộc đua bắt đầu, tượng thần Yết Kiêu được rước ra bờ sông, đặt trên bệ cao, các hà lần lượt vào lễ tạ mong ngài phù hộ cho cuộc sống trên sông nước may mắn, và mong ngài chứng duyệt con cháu thao diễn thuỷ chiến, tức đua thuyền. 

lễ hội đền quát
Nhân dân các hạ lễ tạ tượng thần Yết Kiêu trong ngày lễ hội

Trong phần hội, du khách sẽ được tham quan, thưởng ngoạn nhiều hoạt động văn hóa thể thao truyền thống và các trò chơi dân gian như Hát quan họ, hát văn, bóng chuyền, bắt vịt trên cạn, bắt trạch trong chum, biểu diễn võ cổ truyền,…

Đây cũng là thời gian tổ chức lễ hội đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Đại Vương – vị chỉ huy của Yết Kiêu.

Vị trí và lộ trình di chuyển tới đền Quát

Đền Quát ở đâu? Địa chỉ chính xác của đền Quát là nằm gần cầu Yết Kiêu thuộc ĐCT04, thôn Hạ Bì, xã xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Đền Quát cách trung tâm Hà Nội khoảng khá gần thích hợp với lộ trình di chuyển với nhiều phương tiện để quý khách lựa chọn như:

  • Ô tô (thời gian di chuyển dự kiến là 1h15’ cho 71km): từ Hầm Kim Liên quý khách đi về hướng Nguyễn Khoái bên tay phải rồi rẽ trái vào cầu Thanh Trì/QL1A. Tại vòng xuyến đi theo hướng ĐCT Hà Nội – Hải Phòng rồi đi ra theo lỗi hướng về TP. Hải Dương/QL38B. Tiếp tục vào QL38B rồi đi theo lối ra thứ nhất tại vòng xuyến. Ra khỏi vòng xuyến khoảng 2km thì rẽ trái băng qua cửa hàng Gas Đoái Thủy và tới đền Quát tại ĐCT04 cách đó khoảng 4km.
  • Xe máy (thời gian di chuyển dự kiến là 1h30 cho 58km): quý khách đi theo lộ trình bên trên đến Nguyễn Khoái thì rẽ vào cầu Vĩnh Tuy. Rẽ phải vào đường Cổ Linh, rồi rẽ trái vào đường Thạch Bàn. Đến ngõ 68 Nguyễn Văn Linh thì rẽ trái rồi nhập làn vào ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/QL5. Tiếp tục đi về hướng QL38 rồi rẽ trái vào DT20A/DT392. Đi được khoảng 10km thì rẽ phải và đền Quát cách đó  khoảng  2km.
  • Xe khách: tại Hà Nội, quý khách có thể mua vé tại bến xe Lương yên và Gia Lâm với mức giá từ 50.000đ/lượt. Qúy khách chỉ cần lựa chọn nhà xe có lộ trình đi qua QL5B xuống tại cầu Yết Kiêu.
  •  
Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ