Tổng hợp thông tin về đền Nghè và nữ tướng Lê Chân

Những ngày Tết Nguyên Đán đầu năm mới, hàng nghìn người từ khắp các miền đất nước rủ nhau đi cúng lễ đền Nghè, nơi đang thờ Nữ Tướng Lê Chân, vị nữ tướng anh hùng, dũng cảm đã hy sinh thân mình chống giặc, bảo vệ đất nước vào thế kỷ thứ 1 (40-43), để tưởng nhớ công lao và tỏ lòng biết ơn đối với bà.

NỘI DUNG

Tiểu sử cuộc đời nữ tướng Lê Chân

Nữ tướng Lê Chân là một trong các vị nữ tướng Việt Nam nổi tiếng tài giỏi, sắc sảo, nhan sắc tuyệt trần. Bà tham gia cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống lại nhà Hán những năm đầu của thế kỷ thứ 1. Đó là cột mốc đánh dấu cho ý chí quật cường và dũng cảm của nhân dân ta. 

Xem thêm: Đền Bà Chúa Vực ở đâu? Kinh nghiệm hành hương đền Bà Chúa Vực.

Về gia khuyến, theo ghi chép còn được lưu giữ lại tại đền Nghè Hải Phòng, bà quê ở An Biền, xứ Hải Dương (nay là xã An Thủy, tỉnh Quảng Ninh). Bà là con gái của ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu. Bà cũng là con hiếm muộn của gia đình. Bởi ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu đã đến tuổi tứ tuần nhưng vẫn chưa có một mụn con. Một ngày, bà lên núi Yên Tử cầu phật thương xót ban cho một đứa con. Sau đó, khi về nhà, bà đã đậu thai. Sau 9 tháng 10 ngày bà sinh ra một bé gái xinh xắn đặt tên là Lê Chân. Bé gái chẳng mấy chốc đã trở thành thiếu nữ lớn lên thông minh, khỏe mạnh, sớm bộc lộ nhan sắc xinh đẹp, sắc sảo cùng tài năng vượt trội hơn người. 

Lúc bấy giờ đất nước đang chịu sự ách độ hộ ác nghiệt của phong kiến phương Bắc, thái thú quận Giao Chỉ – Tô Định nổi tiếng là một kẻ độc ác nghe tin về tài sắc của bà Lê Chân nên muốn đưa bà về hầu hạ. Tuy nhiên, bà không đồng ý và chống cự. Tức giận, hắn cho người sát hại cả gia đình bà. Nuôi mộng trả thù cho cha mẹ, bà Lê Chân buộc phải rời bỏ quê hương, chạy trốn ra tới vùng An Dương, cửa sông Cấm. Nhân thấy địa hình thuận lợi, đất đai màu mỡ, bà dừng chân tại đây, lập trại khai phá đất hoang. Sau khi ổn định, bà đón dân làng và thân quyến ra vùng đất này. Đồng thời, phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm, đánh bắt thủy sản tạo nên một vùng đất trù phú, giàu có. Sau này, bà đổi tên vùng này là An Biên trang cho giống với quê nhà xưa. 

Bên cạnh việc phát triển sản xuất, bà cũng chiêu mộ thanh niên trai tráng cùng tập hợp, luyện binh, rèn chí chuẩn bị tinh thần chống giặc cứu nước. Đồng thời bà cũng tạo nên sự liên kết quân đội với những hào trưởng xung quanh nhằm tạo nên thế quân mạnh. Năm 40, nghe tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, bà đem binh lính tình nguyện gia nhập. Trong cuộc chiến, bà là một trong những tướng đi tiên phong, đi vây đánh phủ Thái Thú. Tô Định không thể chống lại sự tấn công như vũ bão của các bà mà phải chạy trốn đến tận Nam Hải. Cuộc khởi nghĩa thành công vang dội.

Tuy nhiên, 1 năm sau đó, vua Quang Vũ sai danh tướng Mã Viện chỉ huy đại quân sang đánh nước ta. Hai Bà Trưng cùng các tướng lĩnh của mình oanh liệt chống trả nhưng không thành công. Hai bà cùng nữ tướng Lê Chân đã anh dũng hy sinh tại trận chiến này.

Nữ tướng Lê Chân được nhân dân nhớ ơn và hiện đang được tôn thờ tại đền Nghè thành phố Hải Phòng.

Xem thêm: Tìm hiểu 5 ngôi đền thờ Bà Chúa Năm Phương tại thành Phố Hải Phòng.

Lê chân hải phòng
Tượng nữ tướng Lê Chân Hải Phòng

Dâng lễ đền Nghè

Vào những dịp đầu xuân năm mới hay những dịp lễ hội diễn ra, đền Nghè lại tiếp đón đông đảo những con hương, phật tử từ khắp đất nước tụ hội về đây dâng hương, cúng lễ nhà ngài. Các con hương đến với lòng thành kính từ tâm, bái yết cửa bà thể hiện sự biết ơn công lao hy sinh vì tổ quốc của bà. Cũng bởi vậy mà những lễ vật được dâng lên ban thờ đầu lộng lẫy, trang trọng và cực kỳ đẹp mắt. Một mâm lễ cúng lễ cửa bà bao gồm một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại quả, một cơi trầu, quả cau, một cút rượu, tập giấy tiền, thẻ hương và cánh sớ báo tên tuổi.

Trong những ngày lễ lớn của đền, nhiều con hương thường muốn dâng tiến những lễ vật đẹp, sang mang ý nghĩa tốt đẹp để có thể bày trên ban thờ thánh trong thời gian dài, bày tỏ lòng tôn kính. Khi ấy, Oản Tài Lộc chính là lễ vật phù hợp nhất. Bởi oản được thiết kế tỉ mỉ đẹp sang, mang ý nghĩa tài lộc tốt lành lại có thể để được tới 6 tháng không bị hỏng mốc, cực thích hợp bày trên ban thờ thánh.

Quanh oản dâng đến đền Nghè không có quy định gì cụ thể, tất cả là tùy tâm. Tuy nhiên, đồ lễ đẹp và được đầu tư luôn được khuyến khích hơn cả. Do đó, rất nhiều con hương dù sắm lễ oản đường nhưng thường không sắm oản đường loại bọc giấy kiếng bình thường mà sắm loại Oản Tài Lộc được trang trí tỉ mỉ, chi tiết nghệ thuật. Với loại oản đặc biệt như vậy, khách hàng thường tìm đến đơn vị làm oản lễ chuyên nghiệp Oản Cô Tâm.

Tham khảo: Oản Tài Lộc dâng lễ đền Nghè cầu bình an

Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên cung cấp cho thị trường những mẫu Oản Tài Lộc đẹp với thiết kế trang trọng, lộng lẫy thích hợp để dâng lễ các vị thần linh Tứ Phủ, đặc biệt là nữ tướng Lê Chân, đền Nghè. Những quanh Oản Tài Lộc Cô Tâm được tạo ra bởi đôi bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân làm oản tài năng với những chất liệu trang trí cao cấp, bền đẹp, tạo nên tác phẩm oản nghệ thuật tuyệt đẹp, có 1-0-2 trên thị trường. Do đó, khi chọn mua lễ Oản tại Oản Cô Tâm, khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm về chất lượng, mẫu mã và giá cả tại đơn vị chúng tôi. 

bà lê chân
Mẫu Oản Tài Lộc dâng tiến nữ tướng Lê Chân – đền Nghè

 

đền nghè
Oản Tài Lộc thành kính lễ Thánh Ngài

Vị trí Đền Nghè và cách di chuyển đến đền Nghè Hải Phòng

Đền Nghè nằm ngay tại phường An Biên, quận Lê Chân, trung tâm thành phố Hải Phòng. Nơi đây chính là vùng đất An Biên được nữ tướng Lê Chân khai phá và phát triển sản xuất cho dân làng xưa. Do đó, ngôi đền được người dân nơi đây vô cùng trọng vọng và tôn thờ. 

Ngôi đền nằm ngay tại thành phố Hải Phòng, thành phố cảng nổi tiếng nhất Việt Nam nên vô cùng dễ tìm và dễ dàng di chuyển. Để đến đền, bạn có thể đi bằng xe khách hoặc các phương tiện di chuyển các nhân.

Lộ trình di chuyển bằng xe khách

Khi di chuyển bằng xe khách, quý khách đến bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Nước Ngầm đều có xe khách đi đến thành phố Hải Phòng. Để tiện nhất, quý khách nên đến bến xe Giáp Bát bởi bến xe này có nhiều xe đến Hải Phòng nhất. 

Đến Hải Phòng, quý khách xuống bến xe Hải Phòng và bắt xe đến đền Nghè. Đền nghè cách bến xe này khoảng 2,6km. Tổng thời gian di chuyển từ Hà Nội đến đền khoảng 3 Km.

Lộ trình di chuyển bằng phương tiện cá nhân

  • Di chuyển bằng ô tô – có trạm thu phí – 2h: từ trung tâm thành phố Hà Nội bạn đi dọc theo QL1A qua cầu Thanh Trì tới vành đai 3 rẽ phải vào QL5B – rẽ phải vào trạm thu phí An Lão – DD10 – cửa hàng xăng dầu Bắc Hà rẽ phải vào đường 5 – Hồng Bàng – Bãi Sậy – Hùng Vương – Cầu Tam Bạc – Nguyễn Đức Cảnh – đi qua tượng đài nữ tướng Lê Chân rẽ phải vào Mê Linh là tới đền.
đền nghè hải phòng
Lộ trình di chuyển bằng ô tô tới đền Nghè
  • Di chuyển bằng ô tô – không có trạm thu phí – 2h56′: trung tâm thành phố Hà Nội bạn đi dọc theo QL1A qua cầu Thanh Trì tới vành đai 3 rẽ phải vào QL5B – rẽ phải vào trạm thu phí Gia Lộc – QL38B – QL37 – Cầu Phú Lương – QL5 – rẽ phải nhập đường Kim Tân tránh trạm thu phí – tiếp tục nhập làn QL5 – ồng Bàng – Bãi Sậy – Hùng Vương – Cầu Tam Bạc – Nguyễn Đức Cảnh – đi qua tượng đài nữ tướng Lê Chân rẽ phải vào Mê Linh là tới đền.
đền nghè
Lộ trình di chuyển bằng ô tô đến đền Nghè không có trạm thu phí
  • Di chuyển bằng xe máy – trạm thu phí – 3h4′: cầu Vĩnh Tuy Hà Nội – Rẽ phải tại Garage Xuân Trường – Đường Cổ Linh – Thạch Bàn – rẽ phải vào đường nhỏ, đi song song với QL5 – Nguyễn Văn Linh – đường 5 – cầu Phú Lương – Cầu Lai Vu –  Hồng Bàng – Bãi Sậy – Hùng Vương – Cầu Tam Bạc – Nguyễn Đức Cảnh – đi qua tượng đài nữ tướng Lê Chân rẽ phải vào Mê Linh là tới đền.
Lê chân hải phòng
Lộ trình di chuyển bằng xe máy tới đền Nghè

Thuyết minh về đền Nghè Hải Phòng

Tương truyền, sau khi nữ tướng Lê Chân gieo mình xuống sông Kinh Thầy thì có một tảng đá trôi trên mặt nước xuất hiện. Đá bắt đầu xoay tròn khi đến đoạn bến Đá (bến Bính hiện nay). Nhân dân làng An Biên thấy điềm, biết ngay là tướng bà hiển linh liền rủ nhau mang đòn, chão ra sông vớt, khiêng đá thiêng về. Tuy nhiên, khi đến khu vực xây đền Nghè hiện nay, bỗng chão đứt, trời đất nổi cơn giông bão. Dân làng biết điềm, bèn chọn nơi đá rơi là khu đất để xây dựng đền thờ tướng bà. 

Buổi đầu, đền Nghè chỉ là một ngôi miếu lợp mái tranh nhỏ, lập tạm để thờ cúng nữ tướng Lê Chân. Mãi đến năm 1919, nhân dân quyên góp ủng hộ, xây dựng lại đền khang trang hơn với tòa Hậu cung gồm 3 gian. Đến năm 1926, tiếp tục xây tòa Tiền Tế 5 gian. Tòa Tiền Tế được xây dựng công phu và đầu tư. Tòa được nâng đỡ bởi 16 cột lim, kê trên 16 tảng đá nhỏ được khắc họa hoa văn tinh tế. Trên nóc tòa này nổi bật hàng chữ Hán lớn “An Biên cổ miếu”.  Tại hậu cung, nơi đặt tượng nữ tướng Lê Chân được thiết kế kiểu 2 tầng mái thể hiện sự uy nghi, bề thế.

Bên cạnh sự độc đáo về kiến trúc xây dựng, đền còn gây thu hút khách tham quan bởi hai vật tích thiêng trong đền đó là Khánh Đá và Sập đá. Sập đá được tạo nên bởi khối đá nguyên, dày được chạm nổi hình chim muông, hoa lá vô cùng đẹp và có thần sắc. Khánh đá được tạo nên bởi một tấm đá nguyên dày 5cm được tách thành chiếc khách cao 1m. Mặt trước khắc nổi hình rồng chầu mặt nguyệt. Mặt sau khánh khắc mây bay quyện sóng nước vô cùng tinh xảo. Tại mặt này, có hai núm tròn, lồi cao dùng để gõ. Khi gõ vào hai núm này, âm thanh thoát ra vô cùng trong trẻo âm vang và thu hút.

Đền Nghè không chỉ nổi tiếng là nơi linh thiêng thờ nữ tướng anh hùng Lê Chân mà còn nổi tiếng bởi những nét kiến trúc xây dựng cổ kính, độc đáo, mang đậm phong cách thời Nguyễn mà hiếm có nơi nào tại Việt Nam có được.

Lễ hội đền Nghè

Để tưởng nhớ công lao của vị nữ tướng anh hùng Lê Chân, nhân dân tổ chức lễ hội dâng lễ và cúng tế tướng bà vào các ngày từ 11 đến 13/7. Trong đó,chính hội là ngày 13/7 bởi đây là ngày mất của nữ tướng. Khi mùa lễ hội đến, ngày 11/7, dân làng làm lễ cáo yết ở đền xin phép được mở hội. Ngày chính hội, 13/7, đoàn tế lễ quận Lê Chân tổ chức tế lễ tại đền. Phần lễ, với văn tế nhắc tới công đức của vị nữ tướng cùng với đó là cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi, cây cối tốt tươi, … Phần hội là các hoạt động vui chơi mang tính chất tập thể, truyền thống với các trò chơi như bắt vịt, kéo co, vật võ, đua thuyền … tạo nên không khí sôi động và vô cùng náo nhiệt.

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ