Đền Lăng Sương ở Phú Thọ được biết đến là ngôi đền duy nhất hiện nay thờ cả gia đình Đức Thánh Tản Viên Sơn Tinh – vị Thánh đứng đầu “tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian thờ thần của người Việt và cũng là nơi đầu tiên thờ thánh Tản Viên, trên chính nơi là Ngài sinh ra và lớn lên.
Xem thêm: Đức Thánh Tản Viên Sơn Tinh là ai? Phân tích truyền thuyết Tản Viên Sơn Thánh.
NỘI DUNG
Giới thiệu về đền Lăng Sương
Sự tích đền Lăng Sương
Sự tích đền Lăng Sương được lưu truyền rằng: ông Nguyễn Cao Hành và bà Đinh Thị Đen sống tại động Lăng Sương cả đời tu nhân tích đức nhưng lại hiếm muộn con cái. Một hôm, bà Đen ra giếng nước thì gặp một con Rồng Vàng, bà lấy nước tại giếng để tắm gội như thì tự nhiên thấy cơ thể thơm tho. Sau đó bà đột nhiên mang thai đủ 14 tháng mới hạ sinh vào giờ Thìn ngày Rằm tháng giêng năm Đinh Tỵ. Bà sinh ra một người con trai có tướng mạo khôi ngô tuấn tú hơn người liền đặt tên là Nguyễn Tuấn. Quanh vùng vẫn còn lưu truyền câu thơ ghi dấu câu chuyện này như sau:
Lăng Sương cốt cách ngọc tinh thần
Mang dấu Rồng thiêng xuống hạ trần
Thái vĩ cũng là tiên thượng giới
Sinh ra Thánh Tản ở động này.
Khi Nguyễn Tuấn lên 6 tuổi thì mồ côi cha rồi theo mẹ về vùng xóm Cốc núi Tản Viên sinh sống. Tại đây, Nguyễn Tuấn được thần cai quản núi Tản là Ma Thị Cao Sơn nhận làm con nuôi. Sau 3 năm, hai mẹ con Nguyễn Tuấn lại quay trở lại sống tại động Lăng Sương (di tích đền Lăng Sương ngày nay) – nơi ngăn cách với núi Tản bởi dòng sông Đà uốn lượn.
Nguyễn Tuấn lớn lên ngày ngày vượt sông Đà sang núi Tản để đốn củi phụ mẹ. Kỳ lạ thay, mỗi lần Nguyễn Tuấn đốn củi xong, đến ngày hôm sau quay lại thì thấy những cây chặt hôm trước lại mọc lên y nguyên. Chàng mới núp kín rồi rình xem có chuyện gì và gặp được ông Tử Vi – thần tướng Bạch Tuyết chính là người đã làm cho các cây gỗ bị chặt mọc lại. Nhìn thấy chàng tiều phu nhỏ tướng mạo khôi ngô tuấn tú, ông liền truyền cho chàng cây gậy đầu sinh đầu tử. Trên đường trở về nhà lúc băng qua sông Đà, Nguyễn Tuấn gặp con trai vua Thủy Tề gặp nạn chết bèn dùng gậy đầu sinh cứu mạng. Để trả ơn, con trai vua Thủy Tề đã tặng chàng sách ước – Bảo vật quý của vua cha. Nhờ cuốn sách này mà Nguyễn Tuấn có nhiều mưu kế biến hóa “văn võ song toàn” và sau này kết duyên với con gái Vua Hùng thứ 18 là Ngọc Hoa công chúa (Mỵ Nương). Chàng vừa là vị tướng dâng kế cùng Vua Hùng gây dựng bảo vệ nước nhà và giúp Vua Hùng 2 lần đánh thắng giặc, vừa tu luyện thành đạo đẩy lùi thủy hạn, dạy dân làm ăn sinh sống khắp mọi vùng trung du núi non.
Vào thời Thục An Dương Vương, trên nền đất của Động Lăng Sương nơi Ngài được sinh ra, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Ngài và cha mẹ cùng bộ tướng Cao Sơn, Quý Minh là hai người em Ngài, đặt tên là đền Lăng Sương. Đồng thời tôn Ngài là Tản Viên Sơn Thánh và là nhân vật đầu tiên trong Tứ bất tử của nước ta.
Ngày nay, đền Lăng Sương đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia vào năm 2005.
Đền Lăng Sương thờ ai?
Đền Lăng Sương Phú Thọ hiện nay thờ 7 nhân thần gồm: Mẫu sinh Đinh Thị Đen, cố phụ Ngũ Cao Hành, dưỡng mẫu Ma Thị Cao Sơn, Tản viên Sơn Thánh, Ngọc Hoa công chúa – vợ Tản Viên cùng 2 tướng quan văn Cao Sơn, quan võ Quý Minh là em của Ngài. Tại gian tiền đường thờ ba pho tượng. Pho tượng lớn chính là hiện thân của Thân mẫu là bà Đinh Thị Đen; hai bức tượng ngồi là hiện thân của ngài – thần Sơn Tinh và công chúa Mỵ Nương Ngọc Hoa. Ban thờ bên phải là ban thờ cha ngài; ban bên trái là thờ Dưỡng mẫu.
Bên ngoài cửa đền là những di tích như giếng nước Thiên Thanh (nơi mà Mẫu lấy nước tắm cho Thánh Tản khi còn nhỏ ), phiến đá (hòn đá quỳ Mẫu tựa vào khi hạ sinh) còn lưu giữ nhiều dấu tích của Mẫu Thánh trong kỳ sinh nở như dấu chân, dấu tay,.. Điều đặc biệt là, giếng này chỉ sâu khoảng 3 – 4cm nhưng chưa khi nào vơi nước, kể cả khi thời tiết hanh khô. Ngoài ra, đền Lăng Sương còn có các cổ vật được bảo tồn và lưu giữ như hòn đá nén bụng, âu nước tắm, Miếu Hai cô…
Khuôn viên đền khá rộng rãi, xung quanh là các hạng mục được tu bổ tôn tạo khang trang nhưng vẫn giữ nguyên các nét cổ kính tâm linh.
Hành hương đến đền Lăng Sương
Vị trí và lộ trình di chuyển
Địa chỉ: Di tích đền Lăng Sương tọa lạc tại địa phận khu 6, xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km.
Với phương tiện cá nhân, quý khách có thể tham khảo lộ trình trung tâm Hà Nội đi đền Lăng Sương Thanh Thủy Phú Thọ theo đường Đại Lộ Thăng Long. Tới chân núi Ba Vì quý khách đi theo đường DT87A qua cầu Đồng Quang bắc qua sông Đà thì rẽ vào đường 317. Đi thẳng khoảng 3,5km quý khách rẽ phải đi qua UBND xã Trung Nghĩa là tới nơi.
Với phương tiện công cộng, quý khách có thể bắt xe khách tới Ba Vì, Phú Thọ. Tới chân núi Ba Vì quý khách xuống xe bắt xe vào đền. Hoặc quý khách có thể thuê xe limousine đưa đón tận nơi khá tiết kiệm thời gian mà không tốn nhiều chi phí nếu khoảng cách địa lý gần.
Một số hướng dẫn sắm lễ dâng đền Lăng Sương
Hành hương về với vùng Phú Thọ, nếu du khách chỉ đến với đền Mẫu Âu Cơ, đền Hùng mà chưa dâng hương tại đền Lăng Sương thì chưa thể coi là đã hoàn tất hành trình về với cội nguồn. Khi đến đây, du khách không chỉ cầu may mắn, bình an, hạnh phúc cho gia đình và người thân mà còn được cảm nhận những giá trị khác biệt của nơi đất tổ.
Khi đi tới đền, người ta hay sắm sửa một mâm lễ chay mặn tùy tâm để dâng lễ bày tỏ tấm lòng thành.
Nếu quý khách muốn tìm mua vật dâng lễ vừa trang trọng, vừa để được trong khoảng thời gian lâu dài và thích hợp đặt trên mâm lễ thì hãy tham khảo sản phẩm Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc là mẫu Oản được cải tiến về hình dáng, trang trí tỉ mỉ với hoa lụa, lá ngọc cành vàng, thích hợp dâng tiến các đức bề trên anh linh để bày tỏ tấm lòng thành. Oản mang nhiều ý nghĩa tốt lành mà vẫn giữ nguyên phần hồn bánh.
Quý khách có nhu cầu tìm Oản lễ dâng đền Lăng Sương có thể tham khảo mẫu Oản sau:
Oản Tài Lộc là sản phẩm đặc biệt được phát triển bởi các nghệ nhân tài năng thuộc thương hiệu Oản Cô Tâm. Thấu hiểu những giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng, các nghệ nhân luôn sáng tạo ra những mẫu oản không chỉ đặc sắc về mặt thẩm mỹ mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa về tâm linh, phục vụ tối đa nhu cầu cúng lễ của quý con hương đệ tử khắp mọi miền tổ quốc. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn oản dâng lễ Tứ Phủ – Gia Tiên – Thần Tài – Phật ai cũng nên biết.
Lễ hội đền Lăng Sương
Hằng năm, đền Lăng Sương tổ chức hai ngày hội chính vào ngày 15 tháng Giêng (ngày sinh Thánh Tản Viên) và ngày 25 tháng 10 (ngày Thánh Mẫu về trời),
Khai mở phần lễ hội đền Lăng Sương là các hoạt động rước kiệu, múa lân cùng đội chấp kích, quan viên khởi hành từ UBND xã ra bờ sông Đà hướng về dãy Ba Vì thành kính làm lễ mời Đức Thánh Mẫu, Thánh Tản rồi quay về đền Lăng Sương làm lễ tế theo nghi thức cổ truyền.
Đến với phần hội tại đây, du khách có cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các trò vui chơi giải trí dân gian đậm giá trị truyền thống như kéo co, bóng chuyền, bắn nỏ, kéo lửa nấu cơm thi, ném còn, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.