Trong tín ngưỡng dân gian thờ Mẫu của dân tộc Việt, hiếm có di tích nào lại có thần tích sinh động như Đền Đợi. Ngôi đền này được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 2010, trở thành địa điểm tham quan, chiêm bái những giá trị tâm linh liên quan tới Đức Thánh Tản Quý Minh Đại Vương và Mẫu Dưỡng của Ngài.
Xem thêm: Đức Thánh Tản Viên và truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
NỘI DUNG
Sự tích và ý nghĩa tên gọi đền Đợi
Tôn truyền vào đời vua Hùng thứ 18 hiệu Duệ Vương, có 2 anh em nhà họ Nguyễn. Người anh tên là Nguyễn Cao Hành, vợ là Đinh Thị Đen, người em là Nguyễn Cao Khang, vợ là Bùi Thị Hương. Một hôm 2 phu nhân rủ nhau lên Tản Viên sơn kiếm củi. Đến phiến đá to, 2 người bỗng thấy rồng vàng từ trên trời rơi xuống phun nước như mưa, mây lành bao phủ, khí thiêng lan tỏa. Khi rồng bay đi bỗng hương bay ngào ngạt, nước giếng trong như ngọc, 2 chị em liền xuống tắm rồi mang thai từ đấy. Đến ngày rằm tháng giêng năm Đinh Tỵ, giữa giờ Thìn cả 2 phu nhân đều trở dạ. Người chị sinh ra 1 cậu con trai, người em sinh ra 1 cái bọc nở ra 2 cậu con trai. Cả 3 đều khôi ngô, tuấn tú, liền được đặt tên lần lượt là Nguyễn Tuấn, Nguyễn Hiển và Nguyễn Quý. Khi được 6 tháng tuổi, 3 anh em mồ côi cha mẹ, được bà Ma Thị Cao Sơn là thần nữ cai quản núi Ngọc Tản – tức bà chúa Thượng ngàn nhận làm con nuôi.
Cả 3 anh em lớn lên đều trở thành người đức độ tài cao, thần thông biến hóa và trở thành vị thần thánh của núi Tản.Cho đến thế kỷ thứ III trước Công nguyên, khi Thục Chế cho con trai của mình là Thục Phán sang cướp nước Văn Lang, vua Hùng cho gọi 3 anh em thánh Tản vào triều để bày kế đánh giặc. Nguyễn Quý được vua Hùng phong chức Tả Đô đốc Nguyên Súy tướng quân tiến đánh thủy đạo qua cửa Hải Khẩu thần phù (tức cửa biển ngày nay). Khi dẫn quân qua trang Dụ Đợi (ngày nay là thôn Dụ Đại, xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ), ông dừng lại đóng quân tại đó. Thấy nơi này đất đai màu mỡ, vị trí trụ huyệt, long chầu hổ phục khí thế anh linh, ông đã truyền cho quân lính và nhân dân Dụ Đợi lập đền thờ người mẹ đã có công nuôi dưỡng mình từ tấm bé và tiếp tục xuất quân đánh giặc. Trước khi xuất quân đánh giặc ông thắp hương trước vong linh người mẹ và nói rằng: “Thân mẫu hãy đợi con thắng trận trở về”. Ngôi đền được nhân dân gọi là đền Đợi hay đền Mẫu Đợi từ đó để ghi lại điển tích linh thiêng này.
Xem thêm: Chiêm ngưỡng kiến trúc đền Cửa Ông – ngôi đền linh thiêng đẹp nhất Quảng Ninh.
Kiến trúc đền Đợi
Đền Đợi nằm về phía Đông của tỉnh Thái Bình, chỉ cách thành phố Thái Bình khoảng 17km. Cổng đền là cửa tam quan cổ kính. Ngay cổng đền và trụ cột tam quan tầng 2 đã có lưu lại di tích là 2 câu đối nhắc đến sự tích của đền:
Thần hạ khâm phân xuất hùng binh
Dụ Đại địa binh cung sở tại
Tạm hiểu là thần Tản viên Sơn Thánh Quý Minh đại vương dẫn quân đánh giặc đã lưu lại đất Dụ Đại dựng đền thờ thân mẫu tại đất này.
A Vũ cao tiêu bình quận Bắc
Hưng Yên tàng rẫn đại giang Đông
Có ý rằng đây là nơi tướng quân Quý Minh Đại Vương xuất binh đánh tan quân giặc phương Bắc. Trước lúc ra trận, ngài đã nhắn nhủ thân mẫu có công nuôi dưỡng mình rằng hãy đợi ngài chiến thắng trở về.
Đền chính chia làm 3 gian:
- Gian cung cấm là nơi thờ tự Thánh bà Ma Thị Thái (Mẫu Dưỡng), với cỗ khám gian cổ và tượng của Thánh Bà.
- Gian giữa thờ Đức thánh Quý Minh đại vương
- Gian ngoài cùng là nơi đại bái.
Hiện trong đền Đợi còn lưu giữ được 12 sắc phong của các triều đại và 3 cuốn Thần Phả quý giá. Ngoài ra, đây còn là nơi phối thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Triều.
Vào những năm chống Pháp, ngôi đền này trở thành căn cứ kháng chiến. Khi vừa thái bình, đền là trường học cho học sinh tiểu học và cũng là nơi bàn bạc những chuyện đại sự trong làng. Hiện nay, ngôi đền là nơi lưu giữ những tín ngưỡng, phong tục, nghi lễ văn hóa tâm linh, được nhân dân trong vùng hết mực nghiêm cẩn tôn sùng.
Lễ hội đền Đợi tổ chức vào ngày nào?
Lễ hội đền Đợi tổ chức từ ngày 6/4—16/4 âm lịch thường niên, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân trong vùng. Vào những ngày nay, nhân dân làng lại tổ chức lễ hội long trọng. Trong phần lễ, dân làng sẽ rước nước từ ngã ba sông Quỳnh Trang về đền, với quan niệm rằng để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu để sản sinh ra những hạt gạo thơm ngon. Cũng là để phát triển hơn một làng nghề làm bánh đa truyền thống tại vùng đất lúa lâu đời. Những sản vật như bánh đa làng nghề cũng được người dân mang đến dâng lễ như một nghi thức đậm tính cổ truyền của làng Dụ Đại.
Xem thêm: Tổng hợp ngày tiệc Tứ Phủ 12 tháng đầy đủ và chi tiết nhất, con hương nhất tâm cần biết.
Cách chọn đồ dâng lễ đền Đợi
Sắm lễ đền Đợi
Hằng năm cứ vào mùa lễ hội hoặc dịp đầu xuân năm mới, nhân dân trong vùng và du khách gần xa thường về Đền Mẫu Đợi Thái Bình thắp hương dâng lễ để cầu an lành hạnh phúc. Khi hành hương, người ta hay chuẩn bị một mâm lễ chay mặn tùy tâm. Những thức lễ thông thường bao gồm hoa quả, một cơi trầu, quả cau, xôi thịt, nén hương, …
Trong đó, nếu quý khách đang tìm kiếm vật dâng lễ phù hợp, vừa trang trọng lại dâng được trong thời gian dài thì hãy tham khảo các mẫu Oản Tài Lộc. Loại Oản này được đầu tư trang trí tỉ mỉ với hoa lụa, lá ngọc cành vàng mang nhiều ý nghĩa tốt lành, may mắn.
Oản cô Tâm là đơn vị cung cấp Oản Tài Lộc và phụ kiện làm Oản chất lượng hàng đầu thị trường. Thấu hiểu những giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng, các nghệ nhân luôn sáng tạo ra những mẫu oản không chỉ đặc sắc về mặt thẩm mỹ mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa về tâm linh. Như mẫu Oản dâng Mẫu Dưỡng nên có màu xanh (do Bà được cho là Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn) hay mẫu Oản dâng Đức Thánh Trần mang sắc đỏ sẽ thành kính hơn cả (do đây là màu đại diện cho Ngài, được sử dụng là màu áo khi về hầu đồng). Quý khách có thể tham khảo một số mẫu Oản lễ sau:
Oản Cô Tâm – cung cấp sỉ lẻ Oản Tài Lộc và phụ kiện làm Oản uy tín
Oản Tài Lộc là sản phẩm đặc biệt được phát triển bởi các nghệ nhân tài năng thuộc thương hiệu Oản Cô Tâm. Oản được trang trí công phu với nhiều chi tiết bắt mắt được làm từ những chất liệu cao cấp, bền đẹp làm toát lên vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa. Oản Tài Lộc và những phụ kiện làm Oản tại Cô Tâm mang nhiều ý nghĩa tài lộc tốt lành, phục vụ tối đa nhu cầu cúng lễ của quý con hương đệ tử khắp mọi miền tổ quốc muốn về đền dâng lễ kính lạy đền Đợi.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn oản dâng lễ Tứ Phủ – Gia Tiên – Thần Tài – Phật đúng chuẩn 2020.
Vị trí và lộ trình di chuyển tới đền Đợi
Đền Đợi thuộc thôn Dụ Đại, xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Di tích nằm ở một khu đất riêng biệt ngay vị trí đầu làng, giao thông thuận lợi. Qúy khách có dự định hành hương tới đây sẽ có nhiều sự lựa chọn về phương tiện đi lại.
- Ô tô (thời gian di chuyển dự kiến là 1h40’ cho 98km): Từ trung tâm Hà Nội, quý khách đi về hướng cầu Thanh Trì. Tới chân cầu Thanh Trì rẽ phải vào QL5B Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Đi khoảng 22km đi theo lối ra về hướng huyện Yên Mỹ/TP Hưng Yên. Sau đó tiếp tục đi vào nút giao Yên Mỹ. Chếch sang trái để vào nút giao Yên Mỹ. Tiếp tục đi tới DT200/ đường Ân Thi – thị trấn Vương được khoảng 10km sẽ tới vòng xuyến vào QL39A. Đi tới ĐT217/ĐT369B quý khách đi thêm khoảng 2.5 km nữa là tới đền Đợi Thái Bình.
- Xe máy (thời gian di chuyển dự kiến là 2h cho 89km): quý khách đi theo lộ trình bên trên đến Nguyễn Khoái thì rẽ vào cầu Vĩnh Tuy. Rẽ phải vào đường Cổ Linh, rồi rẽ trái vào đường Thạch Bàn. Đến ngõ 68 Nguyễn Văn Linh thì rẽ trái rồi nhập làn vào ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/QL5. Tiếp tục đi về hướng QL38 rồi rẽ trái vào DT20A/DT392. Tiếp tục đi về hướng ĐT217/ĐT369B đi thêm khoảng 5km nữa là tới đền Đợi.
- Xe khách (giá vé từ 80.000đ): tại bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình hay Gia Lâm, quý khách có thể chọn nhà xe đi về đường tỉnh 217 tới Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình rồi bắt xe vào đền.