Đền Cửa Đông là một trong bốn ngôi đền trấn giữ bốn hướng của Thành cổ Lạng Sơn. Bởi vậy mà ngôi đền còn mang danh là đền Tứ trấn xứ Lạng. Tên gọi đền Cửa Đông xuất phát từ việc ngôi đền này xây ở cửa phía Đông, tọa lạc trên con đường Hùng Vương tại phường Chi Lăng thuộc TP. Lạng Sơn, hướng thẳng ra dòng sông Kỳ Cùng.
NỘI DUNG
Đền Cửa Đông thờ ai?
Theo những ghi chép lịch sử, đền được xây dựng từ khoảng cuối thế kỷ XVIII cho tới đầu thế kỷ XIX. Trước đây, đền mang tên là Đông Môn Từ hay Đền Bạch Đế. Do ngôi đền thờ thần Bạch Đế, tức là các thủy thần, thần sông hay thần rắn. Lý do vì người dân ở đây chủ yếu canh tác và gieo trồng lúa nước. Họ phụ thuộc vào thần sông nước và thờ tự các Ngài như trong các truyền thuyết của nước ta. Hiện nay, đền còn là nơi thờ đức Thánh Trần và thờ Tự Mẫu với số lượng nhiều và phong phú. Tiêu biểu là:
Đền Mẫu được bài trí hai bên gồm: cung thờ Tứ Phủ: Mẫu Thiên, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn cùng Thập Nhị Tiên Cô ở bên trái và cung Cô Ba bên phải.
Tượng các ông Hoàng được trưng bày cạnh cung thờ Thần Sông ở chính điện.
Trước đây, đền có một sắc phong của đời vua Thành Thái vào năm 1889. Tuy bản chính đã bị thất lạc, nhưng nội dung vẫn còn được lưu trữ tại đền Cửa Tây cùng thuộc phường Chi Lăng, Lạng Sơn.
Đền Cửa Đông được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia vào năm 2013. Đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều khách thăm quan, hành hương chiêm bái cửa đền.
Xem thêm: Ông Hoàng Bơ có giáng trần hay không? Đền thờ Thánh Ông ở đâu?
Kiến trúc đền Cửa Đông
Đền Cửa Đông được coi là loại hình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo có lịch sử lâu đời tại Lạng Sơn. Kiến trúc của đền cũng mang đậm dấu ấn thời gian, thể hiện theo lối chồng diêm tám mái. Cách thiết kế kiến trúc đền theo hình chữ Đinh với cửa chính hướng ra sông Kỳ Cùng. Còn cổng vào đền quay mặt về hướng chính Tây. Cấu trúc đền được xây dựng gồm 3 phần liền kề nhau đó là Tam Quan, Chính Điện và Tả Hữu vu. Phía trên cùng là tường gạch, hai mặt hai bên có đắp hình “Lưỡng Long Chầu Nhật” và chữ “Phúc” (褔) hình tròn.
Xem thêm: Ông Hoàng Chín – sự tích giáng trần và kinh nghiệm đi lễ đền Thánh Ông.
Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, đến nay, ngôi đền cổ vẫn bảo tồn được kiểu kiến trúc nghệ thuật truyền thống. Nhiều di vật, cổ vật có giá trị được thờ phụng tại đây như: 32 pho tượng thánh, 4 hoành phi, 6 đôi câu đối, 2 chuông đại, 2 đôi lọ lộc bình, cây đa cổ thụ 400 năm tuổi,…
Đặc biệt, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đền là nơi chuyên vận chuyển vũ khí, đạn dược cho quân và dân ta từ Liên Xô tiếp viện vào miền Nam.
Dâng lễ đền Cửa Đông
Đền Cửa Đông không chỉ là nơi lưu giữ các loại hình kiến trúc nghệ thuật mà còn là nơi thỏa mãn nhu cầu tâm linh của bà con nhân dân trong vùng. Đồng thời nơi đây cũng thu hút đông đảo du khách hành hương đến với Lạng Sơn chiêm bái cửa đền. Việc thờ phụng này vừa thỏa mãn tín ngưỡng thờ Mẫu (Mẫu Thoải) vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Vào những ngày đầu xuân năm mới hay những ngày hội giao lưu văn hóa, đền Cửa Đông thường đón tiếp rất nhiều du khách đến cầu xin thần linh ban phước lành, gia khuyến được bình an. Ai ai cũng sắm sửa những mâm lễ dâng hương cầu tài, cầu lộc bề thế, sang trọng nhất có thể. Bên cạnh hương, nhang, hoa quả hay tiền giấy, thì oản lễ là vật phẩm được nhiều người lựa chọn. Oản được tạo hình chóp nhọn trông như những núi lộc sung túc, ý nghĩa. Không chỉ vì tượng trưng cho tinh hoa trời và đất, mà bánh oản còn là thứ bánh tâm linh của dân tộc.
Xu hướng lựa chọn oản lễ ngày nay là những quanh oản nghệ thuật được tạo hình tượng trưng cầu kỳ, bắt mắt mà vẫn trọn vẹn ý nghĩa tâm linh. Đặc biệt, Oản Tài Lộc dâng Tứ Phủ là sản phẩm được chúng tôi đầu tư thời gian và tâm huyết để nghiên cứu nét đẹp tâm linh để tạo nên những quanh oản lễ phù hợp nhất.
Xem thêm: Cách dâng lễ Tứ Phủ – Thần Tài – Gia Tiên – Phật không phải ai cũng hiểu rõ.
Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên về thiết kế, trang trí tạo hình các quanh oản đường đơn giản trở nên đẹp hơn, lộng lẫy hơn để dâng lễ lên thánh thần, Phật giáo hay bàn thờ Gia Tiên. Các quanh oản nghệ thuật thương hiệu Cô Tâm đều được làm ra từ bàn tay của những nghệ nhân tài ba, có kiến thức chuyên sâu về tâm linh tín ngưỡng Việt.
Vị trí và lộ trình di chuyển tới đền Cửa Đông
Địa chỉ chính xác của đền Cửa Đông là 67A đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, TP. Lạng Sơn. Để đi đến đền,i bạn có thể đi bằng xe khách hoặc phương tiện di chuyển cá nhân nếu đi từ thành phố Hà Nội. Chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin sau:
Di chuyển bằng phương tiện công cộng
Nếu đi bằng xe khách, từ Hà Nội bạn di chuyển đến bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát và bắt xe đến TP. Lạng Sơn. Xe trả khách tại bến xe Lạng Sơn tại đường Ngô Quyền, bạn bắt xe ôm tới đường Hùng Vương cách đó 2km để tới đền Cửa Đông. Thời gian di chuyển dự kiến là 3h30.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Nếu đi bằng phương tiện di chuyển cá nhân bạn có thể lựa chọn giữa xe máy và ô tô. Quãng đường khi di chuyển bằng xe máy hay ô tô thì đều đi theo lộ trình dưới đây sẽ nhanh nhất và tối ưu nhất. Thời gian di chuyển dự kiến là 2h15’ với ô tô và 3h đối với xe máy. Tổng quãng đường dài khoảng 147Km.
Từ trung tâm Hà Nội bạn đi đến cầu Vĩnh Tuy – Đường Cổ Linh – Thạch Bàn – ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/ QL1A (đoạn đường này có mất phí cầu đường) – ĐCT Bắc Giang – Lạng Sơn – rẽ phải tới QL1A – rẽ trái vào đường Hùng Vương, Lạng Sơn – đền Cửa Đông.