Di tích lịch sử đền Cao An Phụ nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hải Dương. Nơi đây được biết đến là chốn tâm linh nổi tiếng linh thiêng thu hút hàng ngàn du khách hành hương thưởng ngoạn.
NỘI DUNG
Đền Cao An Phụ thờ ai?
Khu di tích đền Cao An Phụ hay còn được biết đến với tên gọi An Phụ Sơn từ là nơi thờ An Sinh vương Trần Liễu – thân phụ của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Đồng thời, ông là anh trai của Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của triều Trần (1225-1400).
Xem thêm: An Sinh Vương Trần Liễu là ai? Cuộc đời, sự nghiệp và những câu chuyện lưu danh lịch sử.
Năm 1237, triều đình cắt đất các xã trong đó có xã An Phụ ban cho Trần Liễu làm thái ấp và phong làm An Sinh vương. Trần Liễu cùng phu nhân là Thiên Đạo Quốc Mẫu đã có công sinh thành và dạy dỗ Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trở thành vị anh hùng dân tộc văn võ song toàn, có công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông. Cuộc đời An Sinh vương sống đạm bạc, lấy dân làm gốc, được nhân dân trong vùng hết lòng kính phục nể trọng. Vào tháng 4 năm Nguyên Phong thứ nhất (5/1251), An Sinh Vương Trần Liễu mất, hưởng thọ 41 tuổi. Người ta thờ ông tại ngôi đền trên đỉnh núi này.
Thuyết minh về đền Cao An Phụ
Giới thiệu về đền Cao An Phụ
Đền tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ dài 17km thuộc phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Quần thể di tích, lịch sử và danh thắng An Phụ – Kính Chủ – Nhẫm Dương là 1 trong 85 di sản quốc gia đặc biệt được xếp hạng.
Xem thêm: Kinh nghiệm đi lễ cầu tài lộc tại đền Cửa Ông Quảng Ninh không phải ai cũng biết.
Nơi đây là vùng đất phong thuỷ hữu tình, là một trong những cảnh đẹp mang nhiều giá trị văn hóa hiếm có tại Việt Nam. Từ đỉnh núi An Phụ nhìn Đông Bắc, ta sẽ thấy dãy Yên Tử sừng sững uy nghi. Phía Tây Bắc là Động Kính Chủ được mệnh danh: Nam thiên đệ lục động với dòng sông Kinh Thầy nổi tiếng. Còn phía Tây Nam mở ra một miền châu thổ mênh mông ngút ngàn.
Kiến trúc mang đậm nét tâm linh
Đền được xây dựng vào thời Trần theo kiểu kiến trúc “tiền nhất hậu đinh”, gồm tiền tế, trung từ và hậu cung.
Tại gian tiền tế còn lưu giữ những cổ vật và bộ hoành phi câu đối nói về công tích của An Sinh vương Trần Liễu. Hậu cung là nơi thờ tượng Ngài và 2 con gái của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn tức Đệ Nhất Vương Cô, Đệ Nhị Vương Cô.
Trong khuôn viên đền, đặc trưng nhất là các cây cổ thụ 600 – 700 năm tuổi và Giếng Ngọc quanh năm đầy ắp nước, là minh chứng cho sự trường tồn của di tích này.
Cũng tại quần thể di tích này, tượng đài Trần Hưng Đạo cũng được tạc bằng đá xanh uy nghi, sừng sững với độ cao 12,7m. Tượng hoàn thành vào năm 1998, thể hiện hình ảnh oai phong của Ngài sau khi hoàn thành 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông thắng lợi. Bên cạnh là bức phù điêu Ngài được làm bằng đất nung có chiều dài 45m, cao 2,5m, gồm 526 mảng khắc vô cùng tinh xảo.
Những năm gần đây, đền được đầu tư kinh phí trùng tu, tôn tạo, mở rộng phạm vi thành quần thể di tích bao gồm các hạng mục như chùa Tường Vân, Nghi Môn ngoại, Nghi Môn nội. Tại khu di tích đền Cao An Phụ còn có chùa Tường Vân hay Chùa Cao, được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII dưới thời triều Trần. Ngôi chùa có 2 cây đại trên 700 năm tuổi và được tu sửa nhiều lần trở nên khang trang hơn.
Những kinh nghiệm khi hành hương tới đền
Lộ trình di chuyển
Tuy nằm ở đỉnh núi cao nhưng đền đã được khơi thông đường xá, thuận tiện cho quý khách đến hành hương thưởng ngoạn. Đến bãi xe sẽ có đường đi bộ hoặc xe dịch vụ đưa đón quý khách lên khu đền chính. Quý khách có nhiều lựa chọn cho lộ trình di chuyển từ Hà Nội tới đền Cao An Phụ Kinh Môn như sau:
- Di chuyển bằng ô tô và xe máy (thời gian di chuyển dự kiến ~ 2h với quãng đường 90km): Từ trung tâm thành phố, quý khách đi về hướng cầu Vĩnh Tuy. Rẽ phải vào đường Cổ Linh rồi đến Thạch Bàn. Tiếp đến là rẽ phải vào ĐCT Hà Nội – Bắc Giang/QL5 (đoạn đường này có mất phí cầu đường) và đến ĐT388/ Đi khoảng 5km rẽ trái vào đường Trần Hưng Đạo/DDT189/ĐT389 rồi đi về hướng đường tắt lên chùa Cao. Khoảng 1km là tới đền Cao An Phụ
- Di chuyển bằng xe khách: tại bến xe Gia Lâm, Giáp Bát hay Mỹ Đình sẽ có xe đi tới Kinh Môn, Hải Dương với giá vé chỉ từ 50.000đ/ người. Xe trả khách tại bến xe khách Kinh Môn cách đền khoảng 7km.
Sắm lễ dâng đền Cao An Phụ
Hằng năm, vào ngày 1-4 ÂL là ngày mất của Ông, đền Cao An Phụ lại tấp nập du khách thành kính dâng hương tưởng nhớ đến An sinh vương Trần Liễu và Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cùng gia tộc. Đây cũng là thời gian thu hút rất nhiều người đến đây trẩy hội, tham quan, chiêm bái những giá trị truyền thống và văn hóa của dân tộc. Ngoài ra, khu di tích danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải dương) có quan hệ mật thiết với đền Cao An Phụ thường được đưa vào lịch trình du lịch cùng của đông đảo khách thập phương hành hương về thắp hương tưởng niệm.
Đến đền, ai ai cũng nô nức mang theo lễ vật để dâng lễ Ngài. Lễ không nhất thiết phải to nhưng phải đủ. Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu…
Oản Tài Lộc là sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn để đặt lên mâm lễ để thêm phần bế thế, trang trọng.
Oản lễ đã là thức bánh này gói gọn tinh hoa của đất trời, trở thành vật phẩm dâng cúng từ đời cha ông ta đến nay. Với thiết kế tinh tế, sang trọng từng chi tiết, oản Tài Lộc ra đời nhờ bàn tay tài ba và lành nghề cùng sự sáng tạo của các nghệ nhân làm oản. Sarn phẩm có thể dùng làm vật lễ trong thời gian lâu lên đến 3 4 tháng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn oản tài lộc thắp hương, dâng lễ thành kính nhất
Là đơn vị nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng tâm linh của người Việt để thiết kế lên những mẫu oản Nghệ Thuật, oản cô Tâm xin giới thiệu mẫu Oản lễ thích hợp dâng đền Cao An Phụ để quý khách tham khảo như sau:
Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên về Oản lễ Tài Lộc dâng lễ Tứ Phủ – Gia Tiên – Phật – Thần Tài. Tại đây, quý khách có thể đặt mua những mẫu oản lễ thiết kế sáng tạo, mới lạ và tinh xảo đến từng chi tiết và nhận được tư vấn nhiệt tình về sản phẩm. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp phụ kiến làm oản với cam kết chất lượng cao. Đến với oản cô Tâm, quý khách sẽ luôn hài lòng về chất lượng dịch vụ mình nhận được.
Lễ hội đền Cao An Phụ
Năm nào, lễ hội đền Cao An Phụ cũng được tổ chức long trọng, phong phú về nội dung và hình thức. Thường, lễ hội được tổ chức trong 3 hôm và ngày 1/4 ÂL là hôm hội chính. Đây là nơi đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hoá tâm linh và tín ngưỡng của nhân dân. Cũng là dịp để giới thiệu với du khách thập phương về quần thể di tích quan trọng có ý nghĩa đại diện cho huyện Kinh Môn.
Lễ hội có các chương trình đánh trống khai hội, biểu diễn múa lân, múa rồng, dâng hương tưởng niệm An Sinh vương và lễ tế thần. Buổi tối có các đoàn chèo và à các trò chơi dân gian truyền thống.
Văn khấn đền Cao An Phụ
Con lạy chín phương trời- Mười phương Chư Phật – Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng – Thiên – Hậu – Thổ , Chư – vị Tôn – thần.
– Con kính lạy ngài Kim- Niên- Đương cai Thái – tuế chí đức Tôn – thần.
– Con kính lạy ngài Bản – cảnh Thành – Hoàng chư vị Đại – Vương.
Hưởng tử con là……Tuổi…..
Ngụ tại………
Hôm nay là ngày/tháng/năm………………..(Âm lịch)
Hương tử con đến nơi An Phụ Sơn từ thành tâm kính nghĩ: Đức – Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành – Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, tâm vàng hiến tế phẩm oản hương hoa
Cầu mong đức Bản cảnh Thành – hoàng chư vị Đại – Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, tai qua nạn khỏi, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.