Dâng lễ đền Bà Áo Trắng Yên Bái thờ mẫu thoải linh thiêng

Đền Bà Áo Trắng là di tích lịch sử quan trọng cấp quốc gia hiện đang nằm ở thành phố Yên Bái. Đền được xây dựng lâu đời, là nơi chiêm bái nổi tiếng của nhân dân khắp các tỉnh thành có lòng thành tâm tín thờ Mẫu Thoải linh thiêng.

Xem thêm: Sự tích, đền thờ và bản văn khấn Mẫu Thoải linh thiêng.

NỘI DUNG

Lịch sử đền Bà Áo Trắng

Đền Bà Áo Trắng là ngôi đền thiêng được xây dựng từ lâu đời. Nhân dân kể lại rằng, ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ 17 – 18 nhờ ba dòng họ Nguyễn, Hà, Lý – 3 dòng họ có công khai phá đất hoang và lập nên hệ thống điện đền thờ tại địa phương ngày nay. Ban đầu, đền không có tên là đền Bà Áo Trắng thay vào đó là cái tên Lũ Điền. Đây là cách gọi nôm na đền theo tên của địa phương. Vì ngày ấy, thành phố Yên Bái có tên là xã Lũ Điền, thuộc tổng Giới Phiên, huyện Trấn Yên, Hưng Hóa. Sau này, người dân mới đổi tên thành đền Bà Áo Trắng.

Xem thêm: Đền Bà Chúa Vực – kinh nghiệm hành hương dâng lễ đền chúa bà.

Đền Bà Áo Trắng cũng là địa điểm nóng thời cách mạng chống Pháp (1945 – 1954). Bởi đền là nơi che chở cho du kích địa phương. Cũng là nơi Bộ Tư Lệnh liên khu 10 tổ chức họp quân chính bàn kế sách đánh giặc. Đồng thời, đền cũng là nơi kết nạp Đảng cho các đồng chí yêu nước, là nơi tập kết cán bộ, bộ đội, dân công, lương thực, vũ khí, là trạm dưỡng thương phục vụ trong các chiến dịch lớn như Lê Hồng Phong (1950), Lý Thường Kiệt (1951), Tây Bắc (1952) và Điện Biên Phủ (1954).

Trải qua giai đoạn chiến tranh khốc liệt, không tránh khỏi việc đền bị phá hủy, hư hại phần nào. Tuy nhiên, nhờ lòng kính trọng và một lòng tín thờ Thánh Mẫu Thoải Phủ, năm 1972, nhân dân đã quyên góp và trùng tu lại bản đền nhưng cũng chỉ đơn sơn với cột gỗ, mái cọ. Đến năm 2007, đền được phục dựng lại 3 gian đại bái cùng xây thêm tường bao gạch, mái lợp tôn. Đây gần như là lần tôn tạo cuối cùng cho đến ngày nay. 

Hiện nay, di tích đền Bà Áo Trắng còn lưu giữ nhiều cổ vật mang niên đại lịch sử lâu đời như lư hương cổ cỡ nhỏ cùng rương đựng sắc phong sơn son thiết vàng thời Nguyễn. Cùng với đó là 0,5kg tiền cổ hình tròn lỗ vuông được phát hiện khi xây Lầu Cậu có niên đại khoảng thế kỷ 13 – 18. 

Ngày 10/10/2012, đền Bà Áo Trắng được tỉnh Yên Bái chính thức xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Kiến trúc đền Bà Áo Trắng

đền bà áo trắng
Đền Bà Áo Trắng

Đền Bà Áo Trắng mặc dù được tôn tạo lại vào năm 2007 nhưng vẫn chưa được đầu tư đúng mức, xứng với tầm vóc lịch sử và giá trị tâm linh tín ngưỡng tại đền. Theo đó, đền chỉ gồm 3 gian đại bái đặt tượng thờ Mẫu Thoải ở chính giữa. Ngôi đền được xây theo kiểu kiến trúc nhà hiện đại với tường gạch trát vữa, sơn hồng, cửa gỗ đỏ và mái lợp tôn. Ngôi đền nhỏ nhắn núp dưới bóng cây tre gốc lớn tán đổ che kín sân. 

Lễ hội đền Bà Áo Trắng

Vào các ngày từ 25 đến 27 tháng 2 âm lịch hàng năm, đền Bà Áo Trắng mở chính hội. Theo đó, từ 6 giờ sáng ngày 25/2, nhân dân thôn bản đã tập trung rước kiệu khởi hành từ đình trong ra đình ngoài sau đó đi tới đền. Đoàn rước gồm lần lượt đoàn cầm cờ thần, đoàn dâng lễ vật, đội khênh kiệu và cuối cùng là đội bát âm.

Sau khi đoàn vào đền, chủ tế đọc văn tế cùng lời cầu khấn cho quốc thái dân an, mùa màng bội thu, mưa gió thuận hòa. Kết thúc phần tế lễ, nhân dân cùng nhau vào dâng hương, cầu bình an, may mắn cho gia quyến. Đến hết ngày 27/2, sau khi xin phép, đoàn rước lại rước kiệu trở về đình trong để cất giữ. 

Dâng gì khi lễ đền Bà Áo Trắng

Đền Bà Áo Trắng tuy nhỏ nhưng lại mang giá trị tâm linh được gửi gắm bởi nhân dân vô cùng lớn. Hàng năm cứ đến ngày đầu xuân năm mới hoặc ngày tiệc lễ hội chính đền Thánh Mẫu, nhân dân khắp nơi lại nô nức sắm lễ, quần áo chỉnh tề lên cửa Mẫu Thoải và cúng lễ. 

Xem thêm: Hướng dẫn dâng Oản Tài Lộc trên mâm lễ Tứ Phủ, Phật, Gia tiên và Thần Tài đúng nhất không phải ai cũng biết.

Một mâm lễ Mẫu gồm các thức lễ như một đĩa hoa, một đĩa quả gồm nhiều loại, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, nén hương, giấy tiền và một cánh sớ.

Thông thường sau khi dâng tiến những lễ vật này, đợi hết một tuần hương, bạn sẽ phải hạ toàn bộ những lễ vật này xuống, riêng cánh sớ và giấy tiền phải đem đi hóa. Nếu bạn muốn có một lễ vật có thể dâng cúng lâu dài trên ban thờ thánh thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.

Oản được khuyến khích là loại oản màu trắng. Bởi theo lệ dân gian, các thức lễ dâng lên Mẫu Thoải đều phải có màu trắng. Oản nên là loại được đầu tư trang trí tỉ mỉ với hoa lụa, lá ngọc cành vàng mang nhiều ý nghĩa tốt lành. Với những quanh oản lễ đặc biệt như vậy bạn nên lựa chọn Oản Tài Lộc của Oản Cô Tâm.

đi lễ mẫu thoải
Oản lễ màu trắng dâng đền Bà Áo Trắng Yên Bái

 

đi lễ mẫu thoải
Mẫu Oản Tài Lộc thiết kế đặc biệt dâng lễ đền Bà Áo Trắng

Oản Tài Lộc là sản phẩm đặc biệt được phát triển bởi các nghệ nhân tài năng thuộc thương hiệu Oản Cô Tâm. Oản được trang trí công phu với nhiều chi tiết bắt mắt được làm từ những chất liệu cao cấp, bền đẹp làm toát lên vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa. Oản Tài Lộc Cô Tâm mang nhiều ý nghĩa tài lộc tốt lành phục vụ tối đa nhu cầu cúng lễ của quý con hương đệ tử khắp mọi miền tổ quốc muốn về đền dâng lễ kính lạy Mẫu Thoải linh thiêng. Chất lượng Oản Tài Lộc hiệu Cô Tâm chắc chắn sẽ làm quý khách hàng vô cùng hài lòng.

Lộ trình di chuyển đến đền Bà Áo Trắng

Địa chỉ chính xác đền Bà Áo Trắng nằm ở tổ 3, phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái. Để di chuyển đến đền Bà Áo Trắng từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc di chuyển bằng xe khách.

Lộ trình di chuyển bằng xe khách

Từ Hà Nội đến đền Bà Áo Trắng, bạn đến bến xe Mỹ Đình, bắt xe đi thành phố Yên Bái và xuống bến xe khách tại đây. Từ bến xe, bạn bắt xe đến đền cách khoảng 4km.

Lộ trình di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Lộ trình di chuyển bằng xe máy – có trạm thu phí – 3h37p: từ trung tâm Hà Nội đi dọc theo QL32 – nhập vào QL32C dọc theo sông Hồng đến UBND phường Hợp Minh thì hỏi đường vào đền.

đền mẫu thoải yên bái
Lộ trình di chuyển bằng ô tô

Lộ trình di chuyển bằng xe ô tô – có trạm thu phí – khoảng 2h30 – 157km: Cầu Nhật Tân – AH14 – QL23 – Km0+400 rẽ phải vào CT05 – đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai – gần trạm thu phí IC12 Minh Quân đi về phía tay phải vào đường Âu Cơ – nhập vào QL32C dọc theo sông Hồng đến UBND phường Hợp Minh thì hỏi đường vào đền.

đền mẫu thoải yên bái
Lộ trình di chuyển bằng xe máy

Oản Cô Tâm – Đơn vị chuyên cung cấp Oản Tài Lộc giá rẻ, đẹp nhất thị trường

Các nhà làm oản truyền thống hiện nay vẫn chỉ bán những quanh oản được thiết kế đơn giản với bánh oản bọc giấy kiếng ngũ sắc. Điều này không còn phù hợp với thị hiếu thích cái đẹp, cái hoa lệ đặc biệt trong việc sắm lễ dâng bái các thánh thần. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường, Oản Cô Tâm đã cải tiến và cho ra đời sản phẩm Oản Tài Lộc trên nền tảng bánh oản đường thông thường được thiết kế cách điệu thêm các chi tiết hoa lụa, lá ngọc cành vàng cao cấp.

Tham khảo thêm: Những lưu ý khi dâng lễ Oản Tài Lộc tới các vị Phật, thánh không phải ai cũng biết.

Oản Cô Tâm là một trong những đơn vị uy tín chuyên cung cấp Oản Tài Lộc với mức giá rẻ, hợp lý có thiết kế đẹp nhất và độc đáo nhất thị trường. Đây là mẫu oản được chúng tôi đầu tư tâm huyết và nghiên cứu kỹ càng tạo ra các sản phẩm oản phù hợp nhất với văn hóa tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người Việt. Bánh oản cung cấp bởi Oản Cô Tâm đạt chuẩn chất lượng và tính thẩm mỹ cao nhất thích hợp dâng yết cửa các ngài cầu lộc, cầu tài, cầu may mắn.

Hiện nay Oản Cô Tâm đang cung cấp 4 sản phẩm oản phục vụ không chỉ cho việc cúng lễ các vị thần linh Tứ Phủ mà còn phục vụ cho việc dâng lễ gia tiên, dâng lễ cửa Phật và dâng lễ thần tài. Mỗi loại oản mang những đặc điểm khác biệt riêng có, và những ý nghĩa tâm linh riêng. Khách hàng muốn tham khảo chi tiết các sản phẩm này vui lòng truy cập website Oản Cô Tâm, tại mục sản phẩm chúng tôi có rất nhiều mẫu oản được trang trí họa tiết tỉ mỉ khác nhau, đa dạng lựa chọn cho khách hàng.

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ