Đền An Sinh tại tỉnh Quảng Ninh được cho là trung tâm tín ngưỡng quan trọng dưới thời Trần, Lê, Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Ngôi đền này là Di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tiêu biểu tại thị xã Đông Triều, thu hút hàng ngàn du khách hành hương dâng lễ mỗi năm.
NỘI DUNG
Khu di tích Đền An Sinh
Khu di tích Đền An Sinh thuộc địa phận ở An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, bao gồm đền An Sinh và các lăng mộ các vị vua nhà Trần. Đây là một trong những di tích quan trọng tiêu biểu cho hệ thống di tích nhà Trần ở Đông Triều, nơi thực hiện các nghi lễ thờ tự và tế lễ.
Xem thêm: Tìm hiểu nhân vật quan trọng nhất Công Đồng Trần Triều – Đức Thánh Trần.
Trong bán kính cách đền khoảng 4 kilomet là phần lăng mộ các vua nhà Trần thuộc khu di tích Đền An Sinh. Tất cả đều được xây dựng và táng ở khu vực xung quanh đền trong đó có lăng mộ Trần Thái Tông (1225-1258), Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Nhân Tông (1279 – 1293), Trần Anh Tông (1293 – 1313) còn gọi là lăng Đồng Tâm, Trần Minh Tông (1314 – 1329) nằm ở chân núi trước lăng Trần Anh Tông,… Ngoài ra khu di tích này còn có các lăng Trần Hiển Tông và lăng Trần Nghệ Tông và con trai là Trần Giản Định, tức là Giản Định Đế – vị vua nhà Hậu Trần.
Giới thiệu về đền An Sinh
Tên gọi cũ của đền An Sinh là Điện An Sinh, được xây dựng vào năm 1381 dưới thời Trần. Ban đầu, đây là nơi thờ ngũ vị Hoàng đế nhà Trần bao gồm Anh Tông Hoàng đế, Minh Tông Hoàng đế, Dụ Tông Hoàng đế, Nghệ Tông Hoàng đế và đặc biệt là Khâm Minh Thánh Vũ Hiển Đạo An Sinh Hoàng đế (Tuy chưa lên ngôi vua lần nào nhưng An Sinh vương Trần Liễu được thờ tại đây dưới hiệu Khâm Minh Thánh Vũ Hiển Đạo An Sinh Hoàng đế do vùng đất An Sinh này khi xưa chính là ấp thang mộc đầu tiên tại Đông Triều).
Xem thêm: An Sinh Vương Trần Liễu là ai? Tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp và đền thờ An Sinh Vương.
Tồn tại đến thời Lê, Nguyễn, ngôi đền được trùng tu và sau được chọn làm nơi thờ An Sinh vương Trần Liễu và Bát vị tiên đế triều Trần.
Lịch sử đền An Sinh vào những năm kháng chiến từ 1959 đến 1975 là khuôn viên đào tạo cán bộ miền Nam sinh sống và hoạt động tại miền Bắc Việt Nam và sau này Trường Sư phạm Quảng Ninh tiếp quản. Hiện nay, có một tấm bia bằng đá granite được đặt tại khuôn viên đền do các cựu học sinh miền nam mang ra từ Bình Định để kính tặng.
Đền mới được phục dựng và hoàn thiện trên nền đất cũ vào năm 2000 dưới sự ủng hộ của nhân dân địa phương và chính quyền, sau khi đền cũ xuống cấp nghiêm trọng.
Kinh nghiệm hành hướng đến đền
Đền An Sinh ở đâu và lộ trình di chuyển như nào?
Đền An Sinh Quảng Ninh là chốn tâm linh thu hút đông đảo du khách đến tham quan, thưởng ngoạn và tiếp thu những giá trị truyền thống. Đền tọa lạc tại vị trí thôn Trại Lốc, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 95 km và giao thông khá thuận lợi để di chuyển nhanh chóng.
- Phương tiện cá nhân:
Từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi về hướng Cầu Vĩnh Tuy ra đường quốc lộ 5 Cao tốc Hà Nội – Bắc Giang rồi rẽ vào đường quốc lộ 1A đoạn cầu vượt. Tới địa phận tỉnh Bắc Ninh thì rẽ sang đường 18. Qua Chí Linh tới ngã tư Đông Triều rẽ trái và đi tiếp 4km thì tới đền An Sinh.
- Phương tiện xe khách:
Tại bến xe Mỹ Đình hay Giáp Bát sẽ có các chuyến xe khách đi tới thị trấn Đông Triều (Quảng Ninh). Xe trả khách tại bến xe thị xã Đông Triều cách đền khoảng 5km.
Sắm lễ dâng đền
Vào ngày lễ hội của đền hay những dịp đầu xuân năm mới, đền An Sinh Quảng Ninh lại là điểm dừng chân tâm linh không thể thiết của hàng nghìn du khách. Họ về đây cùng với lòng biết ơn và sự thành kính bày tỏ ước vọng và ý chí bảo vệ nền độc lập dân tộc của cha ông trao truyền lại Khi hành hương, người ta hay sắm sửa một mâm lễ chay mặn tùy tâm gồm các thức lễ như hoa quả, một cơi trầu, quả cau, xôi thịt, nén hương, giấy tiền hay những quanh oản,…
Có thể nói, oản lễ là vật phẩm có mặt trên các mâm lễ từ rất lâu đời, để được trong thời gian lâu nên thích hợp dâng tiến các đức bề trên anh linh để bày tỏ tấm lòng thành, Ngày nay, oản đã được đầu tư trang trí tỉ mỉ với hoa lụa, lá ngọc cành vàng với tên gọi là Oản Tài Lộc và mang nhiều ý nghĩa tốt lành mà vẫn giữ nguyên phần hồn bánh.
Quý khách có nhu cầu tìm Oản Tài Lộc dâng đền An Sinh có thể tham khảo mẫu Oản sau:
Oản Cô Tâm – cung cấp sỉ lẻ Oản Tài Lộc và phụ kiện làm Oản uy tín
Oản Tài Lộc là sản phẩm đặc biệt được phát triển bởi các nghệ nhân tài năng thuộc thương hiệu Oản Cô Tâm. Thấu hiểu những giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng, các nghệ nhân luôn sáng tạo ra những mẫu oản không chỉ đặc sắc về mặt thẩm mỹ mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa về tâm linh.
Oản được trang trí công phu với nhiều chi tiết bắt mắt được làm từ những chất liệu cao cấp, bền đẹp làm toát lên vẻ đẹp lộng lẫy, kiêu sa, phục vụ tối đa nhu cầu cúng lễ của quý con hương đệ tử khắp mọi miền tổ quốc
Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn oản dâng lễ Tứ Phủ – Gia Tiên – Thần Tài – Phật đúng chuẩn 2020.
Kiến trúc đền An Sinh
Ngày nay, đền tọa lạc tại vị trí có diện tích khá rộng lên tới 80.000m2. Bên ngoài và bên trong đền đều có những hàng cây cổ thụ lâu năm làm cho cảnh quan đền thêm cổ kính. Đặc biệt trong khuôn viên có 14 cây đại thụ, biểu hiện cho 14 đời vua nhà Trần và trước đền có tám cây vạn tuế biểu hiện cho tám vị tiên đế được thờ tại đây..
Kiến trúc đền An Sinh được chia làm ba toà với ba cấp nền khác nhau. Vào thời Nguyễn, đền được xây dựng lại với kiến trúc gồm ba toà nhà rộng 5 gian theo kiểu chữ “Tam”. Sau khi phục dựng vào năm 2000, hình ảnh đền An Sinh hiện nay là theo lối kiến trúc hình chữ “công” . Tòa chính điện và hậu cung là nơi đặt tượng thờ tám vị vua Trần. Toà trung cung đặt tượng thờ Trần Hưng Đạo và tiền đường đặt bát hương công đồng và một số đồ tế khí…
Hai bên tả hữu là khu tiếp khách, nhà bảo tàng để góp phần quảng bá các giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu của quần thể các di tích nhà Trần ở Đông Triều. Ngoài ra, bên cạnh đền có hai miếu nhỏ, một thờ công chúa Linh Xuân nước Ai Lao và một thờ Đức Thánh Khổng Tử.
Lễ hội đền An Sinh
Lễ hội đền An Sinh Đông Triều tổ chức vào ngày 20 tháng 8 (âm lịch) thường niên, là ngày giỗ của Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đây là dịp để nhân dân gần xa thực hiện lễ tế dâng hương tại đền của dòng họ Trần.
Xem thêm: Tổng hợp ngày tiệc lễ các vị thánh Công Đồng Trần Triều và Tứ Phủ Vạn Linh đầy đủ, chi tiết.
Hội kéo dài 3 ngày với các hoạt động thể dục thể thao và các trò chơi dân gian: trò chơi chọi gà, bóng chuyền, đánh đu vào ban ngày và diễn xướng văn nghệ,…
Đây là thời điểm hồi tưởng và phát huy không gian văn hoá lịch sử linh thiêng của cha ông, được sống lại với hào khí Đông A và trở về với cội nguồn dân tộc. Đây còn là dịp để con cháu dâng hương dâng lễ tưởng nhớ công ơn các vị hoàng đế và các vị hiền tài thời Trần, cầu mong những điều tốt lành và bình an cho nhân dân.
Lễ hội truyền thống đền An Sinh đã tô điểm thêm và bức tranh truyền thống văn hóa của nước Việt ta từ ngàn xưa đến nay, tạo tiền đề để lưu giữ và phát huy đến muôn đời sau.
Văn khấn đền thờ An Sinh
VĂN KHẤN THỈNH BAN TRẦN TRIỀU
– Con nam mô A di đà phật (3 lần)
– Con kính lạy Tam phủ Công Đồng Trần Triều
– Con kính lạy Thánh phụ An Sinh Đại Vương Trần Quốc Liễu, Thánh mẫu Thiện Đạo quốc mẫu Ngọc bệ hạ.
– Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công Chúa,
– Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Thái Sư Thượng Phụ Thượng Quốc Công Tiết Chế Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính. Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.
– Con kính lạy tứ vị Thánh tử , Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, Hưng Trí Vương Trần Quốc Hiện, Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, Hưng Hiển Vương Trần Quốc Uất.
-Con kính lạy cung thỉnh Nhị vị vương cô Hoàng Thánh, Đệ Nhất Quyên thanh Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Hậu, Đệ nhị Đại Hoàng Anh Nguyên Quận Chúa
– Con kính lạy Đức ông phạm điện suý Nguyên Soái tôn thần,
– Con kính lạy cô bé cửa suốt cậu Bé biển đông, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Dã Tượng Yết Kiêu, Cao Mang, Đại Hành, Nguyễn Địa Lô tướng quân. Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.
Hương tử con ………. Ngụ tại Việt Nam Quốc
Hương tử chúng con sắm sửa lễ bạc tâm thành xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn thể bách gia trăm họ con dân nước Việt được mưa thuận gió Hoà Dân An quốc thái núi liền núi sông liền sông, Biển đảo quê hương bốn phương yên bình, đồng gia quyến được luôn mạnh khoẻ. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, chín tháng đông, ba tháng hè được tai qua nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có của được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì, chứng minh công đức.