Đền A Sào – điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn vùng lúa Thái Bình

Đến với xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình vào dịp lễ hội tháng 2 ÂL hay vào tháng 8 “giỗ Cha”, du khách sẽ được chứng kiến không khí truyền thống dâng lễ Đức Thánh Trần tại Di tích lịch sử đền A Sào. Lễ hội này đã được cấp bằng công nhận “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia” vào năm 2016 với những giá trị văn hóa tâm linh hấp dẫn.

NỘI DUNG

Lịch sử đền A Sào 

Khu di tích A Sào bao gồm: di tích Đền A Sào, di tích Bến Tượng; di tích Gò Đống Yên được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã cấp bằng Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Ngôi đền này nằm trên vùng đất gắn liền với sự tích Hưng Đạo Đại Vương đánh thắng giặc Nguyên – Mông. Sau này, nhân dân đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo gọi là Đệ nhị sinh từ hay A Sào linh miếu (đền A Sào) để tưởng nhớ công ơn Ngài. 

Năm 1951, giặc Pháp đóng đồn ở đền A Sào và phá hủy nhiều đồ thờ cúng trong đền. Chúng dùng xe kéo voi đá từ bến sông về bốt để làm ụ súng và bắn gẫy vòi tượng voi đá. Qua nhiều thăng trầm, đền A Sào xưa đã bị phá hủy, chỉ còn là bãi đất hoang và tượng voi đá nằm trên nền đất cũ giữa cánh đồng A Sào. Qua nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu, năm 2005, nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm đã quyên góp phục dựng đền mới khang trang như ngày nay và giữ nguyên tên đền A Sào.

di tích lịch sử đền a sào
Đền A Sào bị thực dân Pháp phá hủy năm 1951

Hiện nay, đền tọa lạc trên khu đất rộng 7.304m2, phía trước là hai hồ nước. Tương truyền khi xưa là nơi tắm cho voi chiến của quân binh.

đền a sào
Đền A Sào tọa lạc tại vị trí rộng lớn

Trong đó, trong tòa cung cấm có bệ thờ 3 bậc, bậc ở cao nhất trên cùng có đặt tượng Trần Hưng Đạo ở trong khám thờ. Bức tượng Ngài được làm bằng gỗ quý, có kích thước bằng người thật. Với hình dáng Ngài ngồi trên ngai với đầy đủ mũ áo cân đai, bối tử mặc áo màu hoàng bào. Trước đền là sân có diện tích 173m2 có đặt một lư hương to, cổ. Phía ngoài sân đặt tượng voi đá. Voi đá trước ở bến Tượng, đã được phục dựng vào năm 2005.

Xem thêm: Văn khấn đền Cửa Ông cầu tài cầu lộc cho gia quyến.

Kinh nghiệm đi lễ đền A Sào

Thời gian nên đi đến đền A Sào

Đền luôn mở cửa đón khách chiêm bái vào mọi ngày thường nhật. Đặc biệt, vào đầu xuân năm mới hoặc ngày lễ hội đền A Sào vào 10-2 âm lịch (tương truyền là ngày sinh của Đức Thánh Trần) và ngày 20-8 âm lịch (ngày hóa của Ngài) thì đền lại tấp nập đông vui hơn cả. Lúc này, đền tổ chức lễ hội với nhiều nghi lễ văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian đặc sắc như: thi pháo đất, đấu vật, cờ tướng, bơi chải, màn múa kéo chữ…Tham gia lễ hội đền A Sào, du khách thập phương được sống với lòng tự hào dân tộc, tái hiện lại một thời kì hào hùng trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

lễ hội đền a sào
Lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2019

Ngoài ra, nếu quý khách muốn du lịch thưởng ngoạn vẻ đẹp tâm linh của nơi đây thì ngoài khoảng thời gian trên, bạn có thể đi vào nhưng ngày thu tiết trời hanh khô tạnh ráo, thuận tiện cho việc di chuyển và tham quan chiêm bái. 

Lộ trình và cách di chuyển tới đền A Sào 

Đền A Sào chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đến ̣100km. Bởi vậy, nếu quý khách có nhu cầu hành hương tới đây có thể lựa chọn những phương tiện di chuyển sau:

  • Ô tô (thời gian di chuyển dự kiến 1h40’ ~ 97km): Hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – QL1A – Cao tốc Hà Nội Hải Phòng – đi theo lỗi về hướng TP. Hải Dương – QL38B – đường Trục Bắc Nam – rẽ phải vào ĐT20A/ĐT392 – Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 đi khoảng 500m nữa là đến đền A Sào.
  • Xe máy (thời gian di chuyển dự kiến 2h10’~90km): Hầm Kim Liên – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Nguyễn Khoái – QL5 – cầu Vĩnh Tuy – đường Cổ Linh – Thạch Bàn – ngõ 68 Nguyễn Văn Linh – ĐCT Hà Nội Bắc Giang/QL5 (đoạn đường này mất phí cầu đường) – QL38 – rẽ trái vào ĐT20A/ĐT392 – Nguyễn Lương Bằng/DT20B/DT392B – ĐT396 – ĐT396B- Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 đi khoảng 500m nữa là đến đền A Sào.
  • Với xe khách, quý khách có thể bắt xe Mỹ Đình, Giáp Bát như nhà xe Xuân Hiếu, nhà xe Long Thu với giá vé từ 80.000đ hoặc thuê xe trọn gói tận nơi để tiết kiệm thời gian di chuyển.

Oản Cô Tâm – chuyên cung cấp Oản Nghệ Thuật và phụ kiện làm Oản

Khi đến với đền A sào, nhân dân địa phương và du khách gần xa ai ai cũng mang theo lễ bạc tâm thành dâng kính Đức Thánh Ngài này tỏ công ơn và cầu mong bình an, sức khỏe. Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu… Trong đó, oản lễ tài lộc đang là sự lựa chọn của nhiều khách hàng muốn đặt mua vật lễ để bày lên mâm lễ cúng thêm phần bề thế, trang trọng.

Xem thêm: Cách chọn oản lễ và dâng lễ thắp hương đúng chuẩn 2020

Những quanh oản lễ Tài Lộc thường có nhiều kiểu dáng, màu sắc bắt mắt phong phú. Tuy nhiên, khi chọn oản dễ dâng Đức Thánh Trần thì oản mang màu sắc đỏ chắc chắn sẽ là lễ vật thành tâm nhất. Bởi đây là màu áo đại diện của Ngài khi ngự về hầu đồng Trần Triều. Chúng tôi xin giới thiệu mẫu oản nghệ thuật dâng Đức Thánh Trần vô cùng đặc biệt và ý nghĩa như sau:

sắm lễ đức thánh trần đền a sào
Mẫu Oản lễ dâng Đức Thánh Trần được thiết kế độc đáo

 

sắm lễ đức thánh trần đền a sào
Oản Tài Lộc quạt kim tiền vàng

Oản Cô Tâm là đơn vị cung cấp nhiều mẫu Oản Nghệ Thuật thắp hương cúng bái. Những nghệ nhân làm oản của chúng tôi đã biến hóa sáng tạo những quanh oản nhỏ xinh đơn giản thành những mẫu oản lễ thiết kế độc lạ, thẩm mỹ mà vẫn giữ nguyên phần hồn linh thiêng của thứ bánh dân tộc.

Văn khấn Đức Thánh Trần tại đền A Sào

 Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hương tử chúng con kính lạy Đức Trần triều hiển thánh Nhân Vũ Hương Đạo Đại vương, Đại nguyên soái, tổng quốc chính, Thái sư thượng phụ Thượng quốc công, tiết chế, lịch triều tấn nặng, khai quốc an chinh hồng đồ tá trị hiệu linh trác vĩ, minh đức trí nhân, phong huân hiền liệt, chí trung đại nghĩa, dực bảo trung hưng, thượng đẳng Tôn thần, ngọc bệ tiền.

Con lạy: Nguyên từ quốc mẫu Thiên thành Thái trưởng công.

Con lạy: Tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vị vương cô Hoành Thánh.

Con lạy: Đức ông Phạm điện súy tôn thần, tả quan Nam Tào, hữu quan Bắc Đẩu, lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

Chấp kỳ lễ bái phù hộ độ trì cho:

Hương tử con là……

Ngụ tại……

Cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khỏe. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối được tai qua nạn khỏi, điều lành mang đến, điều dữ mang đi, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an. Có người có của, được nhân an vật thịnh, đi đến nơi về đến chốn, vạn sự như ý, bách sự hanh thông. 

Nhất tâm bái thỉnh, cúi xin chứng giám.

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Thuyết minh về vùng đất A Sào gắn liền với cuộc đời Hưng Đạo Đại Vương

Đền A Sào được xây dựng tại khu vị trí ven sông Hóa, nay thuộc xã An Thái, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Vùng đất này nổi tiếng gắn liền với sự thắng lợi của cuộc chiến đánh giặc Nguyên – Mông và huyền tích “Con voi của Trần Hưng Đạo”.

Ban đầu, vùng đất A Sào là một vùng đất cổ xưa với địa thế hiểm yếu, được Triều Đình nhà Trần chọn làm thái ấp của Phụng Càn Vương Trần Liễu, thân phụ của Trần Quốc Tuấn. Sau này, khi diễn ra cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông lần thứ hai, vua Trần cùng Trần Quốc Tuấn đã về vùng đất này để tổ chức xây dựng phòng tuyến thế trận thủy chiến. Khi đó, A Sào đã trở thành địa danh với ý nghĩa là “cái ổ, cái tổ” của nhà Trần, là nơi chứa nhiều tiềm lực hậu cần to lớn như kho gạo, kho thóc, kho gươm,…do nhân dân khắp vùng góp công góp của ủng hộ đại binh đánh giặc. Cùng với Long Hưng (Hưng Hà), A Sào trở thành hậu cứ vững chắc cho quân tướng nhà Trần đủ sức kháng chiến đánh tan giặc Nguyên – Mông.

A Sào còn là nơi lưu giữ dấu tích voi chiến của Trần Quốc Tuấn bị sa lầy bên bờ sông Hóa trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ ba. Sử sách ghi chép rằng “Nhân dân đã mang gỗ, tre, rơm, rạ, có hào kiệt tháo cả nhà gỗ lim cùng bè mảng tìm cách cứu Voi chiến, nhưng không kéo Voi lên được. Trong khi đó, thế trận quá khẩn trương, nên chủ tướng Trần Quốc Tuấn đành nuốt nước mắt lên thuyền vượt sông đánh giặc.

Voi chiến ứa nước mắt nhìn chủ tướng, kêu rống lên thảm thiết rồi từ từ chìm vào lòng đất. Tiếc thương Voi chiến đạo nghĩa, Hưng Đạo Đại Vương đã tuốt gươm chỉ xuống dòng sông, hét lên thề rằng: “Nếu trận này không thắng giặc Thát, ta thề không trở lại bến sông này nữa”. Thắng lợi trở về, Hưng Đạo Đại Vương cùng quân dân nhà Trần đã thực hiện được lời thề sinh tử, quay lại nơi bến sông Hóa đắp mộ Voi và xây miếu thờ nơi bến sông. Từ đó, bến sông có tên là Bến Voi, Bến Tượng. Nhân dân A Sào còn tạc tượng Voi bằng đá thờ tại đây mang tên Bến Tượng A Sào.

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ