Đệ Nhất Vương Cô là một trong Nhị Vị Vương Cô – con gái của Hưng Đạo Đại Vương. Cả cuộc đời Bà nổi tiếng đôn hậu, dũng cảm, được nhân dân mọi miền cảm phục, yêu mến và thờ cúng ở trong các đền phủ cùng với Đức Đại Vương.
NỘI DUNG
Đệ Nhất Vương Cô – lịch sử và xuất thân
Đệ nhất Vương Cô tên thật là Trần Thị Trinh, hiệu là Quyên Thanh Công Chúa và là con gái lớn của Hưng Đạo Đại Vương và Nguyên từ Quốc Mẫu. Có thể thấy, cô xuất thân trong gia đình dòng dõi quý tộc võ tướng anh hùng, có thân phụ là bậc lương đống của quốc gia, một mực trung với nước hiếu với dân. Còn thân mẫu hết mực đảm đang đoan hiền, là hậu cứ vững chắc và góp công không nhỏ trong trận chiến chống quân Nguyên Mông. Tiếp nhận những giá trị truyền thống gia đình, cô lớn lên trở thành người con gái đức hạnh , bao dung nhân hậu, tài năng xuất chúng hiếm có. Sau đó được gả vua Trần Nhân Tông vào năm Giáp Tuất (1274), trở thành Bảo Thánh Hoàng Hậu và được vua vô cùng sủng ái.
Sau khi hạ sinh vua Trần Anh Tông và vua Anh Tông lên ngôi, bà được phong thành Đệ Nhất Khâm Từ Hoàng Hậu Quyên Thanh.
Tháng Chín năm Quý Tỵ (1293), Khâm Từ Bảo Thánh Hoàng Thái hậu bị bệnh nặng và ngày càng trầm trọng. Đến ngày 13 tháng Chín thì bà mất tại cung Lỗ Giang, phủ Long Hưng (nay thuộc Thái Bình). Cho đến năm Canh Tuất (1310) thì được hợp táng cùng linh cữu vua Trần Nhân Tông tại lăng Quy Đức.
Xem thêm: Cuộc đời và sự nghiệp Vương Cô Đệ Nhị nhà Trần – Kinh nghiệm sắm lễ dâng Vương Cô.
Hầu giá Đệ Nhất Vương Cô
Hầu Vương Cô Đệ Nhất thuộc về hầu đồng Trần Triều. Có một thời gian, hầu đồng Trần Triều sát nhập vào hệ thống Tứ Phủ thờ Mẫu. Ngày nay, hầu đồng Trần Triều đã có xu hướng tách ra khỏi hệ thống Tứ Phủ để nhằm chữa bệnh, diệt trừ tà ma. Những người theo hầu đồng Trần Triều gọi là thanh đồng.
Do Vương Cô Đệ Nhất theo dòng tu ở ẩn trong núi nên hiếm khi ra ngự đồng, và hiếm khi có người hầu về. Người ta chỉ thỉnh Cô tráng mạn thế nên chỉ có một số ít các thanh đồng theo chân tu mới hầu cô.
Khi ngự về đồng, cô mặc áo đỏ thêu rồng phượng hoặc áo gấm, đầu đội khăn vành dây có von đỏ thắt dải buộc lên và chỉ phất cờ.
Xem thêm: Tổng hợp ngày tiệc Tứ Phủ 12 tháng đầy đủ và chi tiết, con hương nhất tâm cần biết.
Đền thờ Đệ Nhất Vương Cô
Tục truyền, Quyên Thanh là tiên nữ hạ phàm đầu thai xuống làm con nhà họ Trần để đem lại rạng danh cho dòng tộc và vương triều. Trong hệ thống đạo Mẫu, Quyên Thanh được tôn là Đệ Nhất Vương Cô hoặc còn được gọi là Vương Cô Nhất. Ngày nay, nhân dân các vùng thờ tượng Đệ Nhất Vương Cô cùng với Hưng Đạo Đại Vương tại một số đền. Còn riêng ở Đền Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) và Đền Bảo Lộc (Nam Định) thì cô ngồi cận bên tả (bên trái) Đức Vương Phi.
Ngoài ra, đền Trần Thương (Lý Nhân, Hà Nam) hay đền thờ Đức Thánh Trần (Nha Trang) đều có ban thờ Nhị vị Vương Cô (hay Cô Đôi Nhà Trần) được nhân dân thờ cúng nghiêm cẩn. Tại đền Đức Thánh Trần ở Nha Trang còn bức bửu cáo viết những dòng ca ngợi bà như sau:
Đông A chi ngọc diệp lưu căn, giang sơn chung tú
Nam Việt chi kim âu vĩnh diện, thảo mộc quyết linh
Hương trú xuân viên, thụ kiếm nhi cao tiên chỉ điểm
nghĩa là:
Vốn là lá ngọc của nhà Trần, hun đúc bởi khí thiêng sông núi
Mãi như âu vàng của đất Việt, kết tinh từ linh diệu cỏ cây
Hương thơm bát ngát vườn xuân, gởi kiếm cung nhờ cao tiên chỉ dạy
Dâng lễ Vương Cô Đệ Nhất cần lưu ý điều gì?
Ngày tiệc Vương Cô Đệ Nhất là 12 tháng Giêng. Vào ngày này, các ngôi đền thờ Cô đều làm lễ thỉnh long trọng. Trong đó, người ta thường hát câu hát rằng:
“Hoa hải đường thần thông Cô Nhất
Tức Mạc Thư là đất trâm anh”.
Hoặc cũng có khi hát là:
“Đức Thái hậu ban cho mỹ tự
Đệ Nhất Vương Cô đại nữ Quyên Thanh
Kim chi ngọc diệp rành rành
Cung phi nhất phẩm đương triều ai hơn”.
Với tấm lòng tưởng nhớ công ơn của vị Vương Bà đôn hậu, tâm đức, những lễ tiệc này đều thu hút đông đảo các con nhang, đệ tử đổ về chiêm bái nơi cửa đền để dâng lên những vật phẩm thành kính nhất. Ngoài tiến cung vàng mã, những mẫu Oản Tài Lộc là lựa chọn của nhiều khách hàng để đặt mâm lễ thêm phần bề thế, trang trọng.
Dâng lễ Đệ Nhất Vương Cô nên dùng những quanh oản có màu đỏ. Bởi vì, màu đỏ là màu đại diện, cũng là màu áo của Vương Bà khi ngự về đồng. Dưới sự nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng, Oản cô Tâm xin giới thiệu những mẫu Oản ngọc thích hợp dâng Vương Cô Đệ Nhất:
Oản vốn là thứ bánh được ông cha ta dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên, phật chúa từ xa xưa. Ngày nay, những quanh oản lễ được thiết kế dưới sự nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm tín ngưỡng thờ cúng của người Việt để. Từ đó, Oản Nghệ Thuật Tài Lộc vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, vừa mang nhiều giá trị tâm linh sâu sắc. Oản cô Tâm tự hào là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng muốn đặt mua Oản lễ Tài Lộc và phụ kiện làm Oản chất lượng cao với giá thành hợp lý nhất trên thị trường.
Bản văn Đệ Nhất Vương Cô
Hoa hải đường Đệ Nhất Vương Cô
Đất hạc hương là đất trâm oanh.
Kim chi ngọc diệp rành rành
Thái sư nhất phẩm quyền hành ai hay.
Trên phủ tía quyền tuân tiên nữ
Xuống hồng trần phụng sứ thánh quân.
Cành vàng lá ngọc thanh tân
Giáng sinh gặp lúc nhà trần trung hưng.
Ngoài chin bệ quân vương giáng chỉ
Đệ nhất nương thần nữ tiên cung.
Càn khôn 2 vị chính trung
Sân rồng được sạch lầu rồng ngày nay.
Trên tấu đối ba tòa soi sét
Vương cô đều vạn phép uy linh.
Muôn người bách bệnh tan tành
Nam sinh thanh tú nữ lành phương phi.
Thét một tiếng tà tinh chốn lủi
Phép vương cô dũng mãnh tài cao.
Tang hình biến tướng trăm chiều
Trừ tà sát quỷ phép càng thần thông.
Vương cô tỏ mặt anh hung
Mở đường con cháu lạc hồng bước lên.
Lời vàng phán ngọc truyền ra
Tấm nhuần cây cỏ muôn đời mai sau.
Phượng hoàng vỗ cánh lên mây
Phất cờ nương tử tung bay long thành.
Oai linh như giục thế gian
Non sông nặng gánh trao tay bạn hiền.
Các miền đệ tử xa gần
Đêm ngày vọng bái đèn hương khẩn cầu.
Lộc tài đôi chữ kiêm thu
Hương thơm một triện long thành kính dâng.
Vương cô giáng phúc lưu ân
Năm canh quỳ trước lô hương khẩn cầu.
Sớm khuya tam chắp khấu đầu
Ngàn năm hưởng lộc thiên xuân thọ trường
Lòng thành vọng bái vương cô.
Thuyết minh về cuộc đời nhân hậu, dũng cảm của Bảo Thánh Hoàng hậu
Bảo Thánh Hoàng Hậu được sử sách ca tụng là người “đức tốt trong cung, rạng rỡ đáng chép”.
Thời vua Trần Thánh Tông, khi Trần Nhân Tông chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông xâm lược, bà đóng vai trò hậu phương vững chắc giúp vua ổn định nội tình nơi cung thất. Không chỉ vậy, tương truyền bà còn trực tiếp sát cánh cùng phụ vương Trần Hưng Đạo xông pha một số trận mạc phù dân vệ quốc. Vì thế, ở nhiều đền miếu thờ vị danh tướng kiệt xuất đều đặt tượng bà ở cạnh.
Không chỉ có đức tính người đôn hậu, dũng cảm, bà còn hết mực tôn kính Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Khi Thượng hoàng nhường ngôi cho con là Anh Tông và có chí hướng xuất gia, bà cũng tham dự những kỳ hội “vô lượng” của nhà Phật cũng như đóng góp xây dựng chùa Ngự Thiên và một lòng theo nhà Phật.
Sử sách ghi chép sự dũng cảm của Bà rằng: Thượng hoàng Trần Nhân Tông có thú vui làm chuồng hổ ở thềm Vọng Lâu rồi sai quân sĩ đánh nhau với hổ. Có lần khi Ngài đang ngồi xem, đằng sau có Bảo Thánh và phi tần đều theo hầu. Vì thềm thiết kế lầu thấp, con hổ bỗng nhảy ra khỏi chuồng và leo lên lầu, khiến mọi người đều chết lặng, rồi sợ hãi chạy thoát thân. Chỉ còn có Thái hậu và bốn, năm người thị nữ vẫn ở đấy. Thái hậu bình tĩnh lấy chiếu che cho Thượng hoàng và cả mình. Không hiểu vì khiếp sợ uy lực của bà hay vì lý do nào đó mà con hổ chỉ lúc lắc cái đầu, nhìn Hoàng hậu một lúc, rồi quay đi, nhảy xuống chuồng thú.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư còn cho biết, vào một lần khác, khi Trần Nhân Tông đang ngự tại điện Thiên An, xem đấu voi ở Long Trì. Con voi bỗng nhiên xổng ra, xông lên điện tới nơi vua ngồi. Tất cả ai nấy đều bỏ chạy toán loạn, chỉ có Bảo Thánh Hoàng hậu là không dao động, bình tĩnh đối phó với thú dữ, bảo vệ nhà vua…