Khi nhắc về phong tục truyền thống của người Việt, không thể nào bỏ qua nghi thức cúng gia tiên vô cùng quan trọng và ý nghĩa. Đây là nghĩa vụ linh thiêng của con cháu tới cội nguồn, tới tổ tiên ông bà và thể hiện đạo lý làm người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Tục thờ cúng gia tiên với nhiều nghi thức đã được duy trì qua rất nhiều thế hệ. Nhưng không phải người Việt nào cũng hiểu rõ và hiểu kĩ về cách khấn vái tổ tiên. Vậy các nghi thức cúng gia tiên đầy đủ theo phong tục Việt Nam là gì?
NỘI DUNG
Tín ngưỡng thờ cúng gia tiên
Bản chất tín ngưỡng thờ cúng gia tiên
Tín ngưỡng thờ cúng gia tiên là tục lệ thờ cúng những người tổ tiên đã mất có quan hệ huyết thống của nhiều dân tộc Châu Á, trong đó có văn hóa Việt. Đây là quan niệm tâm linh xuất phát thuở ban đầu của người Việt về nhận thức mọi vật đều có linh hồn.
Theo quan niệm của người Việt thì mỗi một người đều tồn tại phần hồn và phần xác. Khi chết đi, phần linh hồn sẽ tách ra khỏi thể xác và sống tại thế giới u minh (cõi âm). Sự tin tưởng vào viêc linh hồn là bất diệt đã xuất hiện từ thời tiền sử, khi con người đối xử với người chết như khi họ còn sống. Họ tin rằng những linh hồn người đã mất vẫn tồn tại quẩn quanh những người thân còn sống để che chở và giúp đỡ. Tục thờ linh hồn người đã mất có từ rất sớm và ảnh hưởng tới bản sắc tín ngưỡng dân tộc Việt Nam, trong đó có nghi lễ thờ cúng gia tiên.
Xem thêm: Bố trì bàn thờ Gia Tiên cần lưu ý điều gì? Sơ đồ bài trí bàn thờ Gia Tiên chuẩn phong thủy
Việc thờ cúng tổ tiên thể hiện niềm tin về mối liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau giữa người đã chết và người sống cùng chung huyết thống, về sự giao lưu giữa cõi dương và cõi âm. Qua đó, con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo bậc tiền nhân. Gia tiên thì chứng kiến, che chở, dẫn dắt và phù hộ cho hậu thế. Bởi vậy, các gia đình tại Việt Nam đa phần đều có bàn thờ tổ tiên trong nhà, ít nhất là có treo di ảnh của tổ tiên một cách trang trọng. Thông qua đó, việc cúng thờ tổ tiên cũng được con cháu thực hiện mỗi ngày. Đặc biệt trong những ngày lễ tiết, cưới xin, làm nhà, tang ma, đầu xuân năm mới, ngày rằm hay kính báo những chuyện quan trọng của gia đình như thi cử, đi xa, nhà có người ốm đau, sinh nở…
Xem thêm: Khi cúng cần chuẩn bị những gì? Hiểu rõ về hai nghi lễ Thờ và Cúng
Ngoài ra, tổ tiên theo quan niệm người Việt mang nghĩa rộng hơn là những người có công khai sinh, tạo dựng và bảo vệ làng xóm, quê hương, đất nước như Mẹ Âu Cơ, Vua Hùng, Hưng Đạo Đại Vương được tôn xưng làm cha, Thành Hoàng làng, Nghê tổ… đều được tổ chức cúng, giỗ trang trọng vào những dịp trong năm.
Các nghi lễ trong thờ cúng gia tiên
Trong nghi lễ thờ cúng gia tiên, gia chủ thực hiện các nghi thức cúng, khấn rồi vái lạy tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Sau khi khấn thì tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy.
Cúng
Cúng là nghi lễ quan trọng mà bổn phận con cháu cần hiểu sâu, hiểu rõ để gìn giữ và kế thừa với tấm lòng thành kính, trang nghiêm. Vào những dịp lễ, ngày trọng đại, gia chủ cần chuẩn bị đồ lễ lên bàn thờ gia tiên chỉn chu, tươi mới. Lễ vật bao gồm hương nhang, hoa tươi quả mới, thức ăn, cơm, chén bát, đũa (muỗng) và rượu (nước). Còn cúng bình thường thì chỉ cần hương nhang.
Trong những lễ vật linh thiêng này, Oản Lễ Gia Tiên được nhiều người lựa chọn để bày biện lên bàn thờ để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Xưa kia, các phẩm oản được làm ra tập trung chủ yếu vào chất lượng nên chỉ được gói đơn giản bằng bọc giấy kiếng hoặc giấy màu. Hiểu được điều này, Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế để tạo nên những tác phẩm Oản Gia Tiên tuyệt đẹp và có 1-0-2 trên thị trường.
Theo quan niệm truyền thống thì gia tiên có thể hưởng thực, nghĩa là ăn bằng cách “thức thực” những món ăn mà con cháu dâng cúng. Khi thực hiện nghi lễ cúng, người hành lễ đứng trước bàn thờ nguyện hương rồi chắp tay vái và đọc thầm lời ước nguyện, gọi là “khấn”.
Khấn
Khấn là lời trình của con cháu còn sống lên gia tiên, tổ tiên quá cố. Nội dung khấn gồm ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyện, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy.
Vái
Vái là nghi thức đứng trong nghi lễ thờ cúng. đặc biệt trong dịp lễ ở ngoài trời thì vái thay thế cho lạy.
Khi vái, hai bàn tay người vái chắp lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu. Đầu hơi cúi và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên. Hai bàn tay đưa xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống và ngẩng lên. Tùy theo từng trường hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái.
Xem thêm: Chi tiết về nghi lễ vái lạy Phật và nhưng lưu ý khi cúng lễ Phật
Vái thì chỉ thực hiện sau khi lạy và chỉ 2 vái mà thôi (cho dù có thực hiện 2, 3, hay 4 lạy cũng thế)
Lạy
Khi lạy, ta chắp hai tay đưa cao quá trán và hạ từ từ xuống phía trước mặt đến ngang ngực. Trong một số trường hợp thể hiện sự cung kính, người lạy tiếp tục quỳ xuống, chống hai lòng bàn tay xuống đất. Đồng thời đầu cúi xuống đến khi trán chạm đất thì hết quy trình 1 lạy. Nếu người lạy ở tư thế đứng lạy thì có thể kẹp thêm một nén nhang giữa hai lòng bàn tay úp vào nhau. Với động tác lạy thì người lạy phải nhìn về phía trước, khi tay đưa xuống thì đầu đồng thời cúi xuống theo.
Người ta chia ra thành 2 thế lạy riêng là thế lạy của đàn ông và thế lạy của phụ nữ. Cụ thể
Thế lạy của đàn ông
Khi lạy, đàn ông đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán. Sau đó cúi mình xuống rồi đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe úp hai bàn tay xuống. Đồng thời quỳ gối theo thứ tự gối trái rồi đến gối phải (có thể đổi ngược lại cho thuận chân nhưng khi đứng dậy cần đưa chân quỳ đầu tiên về phía trước để lấy thế đứng lên).
Đầu cúi rạp xuống gần hai bàn tay theo thế phủ- phục. Sau đó đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quỳ để lấy đà đứng dậy. Chân phải đang quỳ cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy. Khi lạy xong thì vái 3 vái rồi lui ra.
Thế lạy của phụ nữ
Thế lạy của phụ nữ là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng-thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết. Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.
Ý nghĩa của số lần vái lạy
Tùy vào từng nghi lễ thờ cúng mà áp dụng số lần vái lạy khác nhau. Và vái lạy không chỉ áp dụng cho người đã khuất mà còn áp dụng cho người còn sống nữa.
Hai vái và hai lạy
Hai lạy: áp dụng cho người sống, ví dụ trong trường hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Ngoài ra, 2 lạy cũng áp dụng khi đi phúng điếu, nếu là vai dưới của người quá cố thì nên lạy 2 lạy. Nếu vái sau khi lạy thì người ta thường là 3 vái với ý nghĩa là lời chào kính cẩn, tôn trọng.
Hai vái :Trong trường hợp người quá cố đã mất nhưng chưa an táng thì vẫn được coi là người sống trong nhà. Nếu là vai trên của người quá cố thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Cũng do người quá cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng trưng cho âm dương nhị khí hòa hợp tạo nên sự sống. Sau khi người quá cố đã hạ huyệt, phải lạy 4 lạy và vái 4 vái.
Ba vái và ba lạy
Ba vái và ba lạy áp dụng trong lễ Phật tượng trưng lạy tam bảo: Phật – Pháp – Tăng.
Bốn vái và bốn lạy
Bốn lạy: áp dụng cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần. Bốn lạy tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, bốn phương (đông và nam: thuộc dương, tây và bắc: thuộc âm) và tứ tượng (Thái Dương,Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm).
Bốn vái dùng để cúng người quá cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp dụng thế lạy. .
Năm vái và năm lạy
Năm lạy: áp dụng cho vua chúa thời xưa. Ngày nay thì người ta lạy 5 năm trong ban tế lễ ngày giỗ tổ Hùng Vương.
Năm vái: áp dụng khi không đủ không gian để thực hiện thế lạy và và thời gian để lạy 5 lạy.