“Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm
Vĩnh Nghiêm chưa tới, thiền tâm chưa đành”
Hay câu ca được lưu truyền tại Bắc Giang rằng:
“Thứ nhất là chùa Đức La,
“Thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng.”
Có thể nói, chùa Vĩnh Nghiêm tại Bắc Giang có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam. Cùng chúng tôi tìm hiểu lịch sử, kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm để lý giải tại sao ngôi chùa này được các nhà nghiên cứu coi là “Bảo tàng Văn hóa Phật giáo Đại thừa”.
NỘI DUNG
Đôi nét về chùa Vĩnh Nghiêm – nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm tại Việt Nam
Chùa Vĩnh Nghiêm (tên chữ là Vĩnh Nghiêm Tự (永嚴寺)) hay còn được gọi là chùa Đức La đặt theo tên làng, tọa lạc tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, chùa còn có tên thường gọi là chùa Chúc Thánh, chùa La, chùa ông La.
Chùa nằm tại vị trí thiên thời địa lợi tâm linh, là nơi hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương, nhìn ra ngã ba sông là Lục Đầu Giang – Kiếp Bạc, Cẩm Lý – cửa ngõ ra vào núi Yên Tử. Xung quanh chùa là những dãy núi sừng sững, trong đó có núi Cô Tiên nổi tiếng.
Xem thêm: Chùa Bối Khê: Tổng hợp thông tin về lịch sử, kiến trúc, lễ hội
Ngôi chùa này được biết đến là nơi phát tích Tam Tổ thiền phái Trúc lâm của Việt Nam và lan tỏa ra khắp cả nước. Với những giá trị lịch sử văn hóa Phật giáo và nhân loại, chùa được Nhà nước Việt Nam công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2015.
Giới thiệu lịch sử chùa
Trải qua hơn 700 năm hình thành và tồn tại đến ngày nay, chùa Vĩnh Nghiêm đã trở thành chốn văn hóa tâm linh linh thiêng của nhân dân Bắc Giang nói riêng và du khách gần xa trên cả nước nói chung.
Theo như ghi chép, ngôi chùa đã tồn tại từ thời vua Lý Thái Tổ (tức từ năm 1010-1028). Tương truyền, chùa được xây dựng vào đầu triều đại nhà Lý, là một trong 8 ngôi chùa do vua Lý Thái Tổ ban lệnh xây dựng và được đặt tên là chùa Chúc Thánh (Chúc Thánh thiền tự).
Sau khi hoàn thiện chùa vào năm 1016, vị trụ trì đầu tiên của chùa là Thiền sư Vạn Hạnh. Sau này, khi vua Trần Nhân Tông quy ẩn trở thành người tu hành đã tới chùa Vĩnh Nghiêm ngộ đạo. Đến thế kỷ XIII, đây trở thành nơi các vị cao tăng thường hay tu tập nên Phật hoàng Trần Nhân Tông đã cho sửa sang, tôn tạo lại chùa. Đồng thời đổi tên là chùa Vĩnh Nghiêm (Vĩnh Nghiêm tự) với mong muốn ngôi chùa mãi mãi trường tồn, mãi mãi tôn nghiêm.
Sau này khi Trần Nhân Tông cùng hai đệ tử là Pháp Loa và Huyền Quang chính thức khai sáng Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm từng là nơi thuyết giảng kinh pháp của Trúc Lâm Tam Tổ (3 vị sư tổ Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang) cũng như đào tạo, định chức danh các tăng sĩ lúc bấy giờ. Từ đó, chùa còn trở thành một trong những Trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đồng thời là nơi tổ chức và thành lập mô hình Phật giáo Nhất tông trên cơ sở hợp nhất các thiền phái đã có trước đó. Từ trung tâm Phật giáo Vĩnh Nghiêm, tư tưởng của dòng thiền này lan rộng khắp cả nước và lan tỏa ra cả khu vực thế giới.Sau này là nơi tổ chức khắc in và lưu trữ thư tịch Việt Nam qua các triều đại phong kiến.
Kiến trúc chùa
Chùa được xây dựng trên quy mô rất lớn với diện tích khoảng 10.000 m2. Sau nhiều lần trùng tu và xây dựng, hiện nay các hạng mục kiến trúc chính chùa được sắp xếp theo trật tự từ hướng Nam đến hướng Bắc gồm: Tam quan, Tam bảo, Nhà Tổ đệ nhất, Nhà Tổ đệ nhị. Ngoài ra chùa còn có các hạng mục khác là Nhà trai, Gác chuông, hành lang…
Tới cổng Tam quan, ta sẽ thấy công trình kiến trúc gỗ chồng diêm 2 tầng gồm 1 gian, 2 chái, được phục dựng lại vào những năm 1993 – 1994. Ba cửa ra vào tại cổng tượng trưng cho ba yếu tố trong đạo Phật mà người tu thiền phải nắm vững là Giả – Hư – Không.
Xem thêm: Cổ tự nghìn năm tuổi mang tên chùa Bà Đá có gì đặc biệt?
Đi qua cổng Tam quan, du khách có thể chiêm ngưỡng tấm bia đá có tuổi đời từ năm 1606 gồm 6 mặt ghi lại lịch sử qua những lần trùng tu lại chùa. Phía trước bia đá là vườn tháp mộ. Đây là những tháp mộ của các vị sư là Phù Lãng Trung pháp (hiệu Sa môn), Thông Duệ ứng Duyên, Thanh Quý, Tịnh Phương Sa môn, Thanh Hanh cùng một số tháp khác. Hai bên đường chùa được trồng khóm thông đường kính gần 1m để tạo thành tùng lâm.

Đi khoảng 100m du khách sẽ tới Tòa Tam bảo gồm Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện tạo thành hình chữ “công” (工). Tiền đường gồm 5 gian 2 chái. Tòa Thượng điện và Thiêu hương gồm 3 gian. Đây là nơi lưu giữ 3 báu vật gồm:
+ Phật bảo: những pho tượng Phật
+ Pháp bảo: Các kinh sách bàn về việc nhà Phật
+ Tăng bảo. những người xuất gia tu hành chuyên tâm lo việc nhà Phật.


Ngoài ra khi tới tòa Tam Bảo, du khách có thể chiêm ngưỡng nền đất nện được bảo lưu từ khá lâu đời mà không phải một ngôi chùa cổ Việt nào vẫn còn lưu giữ được.
Nhà Tổ Đệ Nhất gồm 3 gian 2 chái Tiền đường, 2 gian Ống muống và 1 gian 2 chái Hậu cung kiến trúc cũng theo kiểu chữ “công” (工). Đây là nơi thờ thờ Tổ Hương Vân Trần Nhân Tông. Hậu cụng đặt tượng thờ ba vị tổ sư của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là Phật hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Tại đây không trạm trổ nhiều hoa tiết hay hoa văn cầu kỳ mà hầu như bào trơn đóng bén, mộng thắt.


Phía sau nhà Tổ đệ nhất là gác chuông được xây bằng gỗ kết hợp với gạch đỏ mang phong cách thời Nguyễn. Gác chuông này gồm 2 tầng và 8 mái, tầng trên treo một quả chuông lớn được đúc từ năm 1830, chính giữa bốn đầu bảy có treo những quả chuông gió nhỏ làm bằng đồng.

Đi qua gác chuông là tới nhà Tổ đệ nhị có kết cấu kiểu chữ Đinh (丁) nhà Tổ đệ nhị thờ Tổ Pháp Loa. chia thành hai bên song song gồm 11 gian Bái đường và 3 gian hậu cung . Đây là nơi thờ tượng, bài vị hoặc ảnh thờ các vị tổ sư kế tiếp ba vị sư tổ đầu tiên của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngoài ra còn là nơi phục vụ cho những buổi sinh hoạt đọc kinh niệm phật của các tăng ni trong chùa.
Xem thêm: Tại sao Chùa Bà Ngô lại được mệnh danh là ngôi chùa “Bà” nổi tiếng tại Hà Nội?
Đặc biệt tại chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ và trưng bày nguyên vẹn kho mộc thư gồm 34 đầu sách với gần 3000 bản khắc. Mỗi bản có hai mặt, mỗi mặt 2 trang sách khắc ngược (âm bản) khoảng 2000 chữ Nôm, chữ Hán. Các mộc bản có kích thước không đồng đều nhưng đạt đến độ tinh xảo. Bản khắc lớn nhất có chiều dài hơn 1m, rộng 40-50cm, bản nhỏ nhất khoảng 15x20cm.

Những mộc bản này có giá trị rất lớn về mặt học thuật. Dựa vào nội dung các mộc bản này, người ta có thể giải mã được rất nhiều vấn đề thuộc về quá khứ như: Lịch sử Phật giáo Việt Nam, khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuật, triết học, lịch sử và tiến trình phát triển chữ viết của người Việt,…Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương thuộc chương trình Ký ức thế giới vào năm 2012.
Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm
Hằng năm, cứ vào ngày 14 tháng 2 âm lịch, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang lại được tổ chức long trọng và trang nghiêm tại chùa với tên gọi là lễ hội La. Lịch sử lễ hội La theo truyền tích ở địa phương rằng: Khi vua Trần Anh Tông nhường ngôi cho con là Trần Minh Tông thì thường hay đến chùa Vĩnh Nghiêm tham thiền học đạo. Vua và quan quân đều đối xử với dân Đức La rất tốt nên khi Trần Anh Tông mất, nhân dân đã lập am thờ vua ở bến đò Lá – nơi khi xưa xa giá của vua Trần Minh Tông thường dừng lại ở đó để vào chùa thăm cha – gọi là đền Tiên La.
Cách sắm lễ hành hương tới chùa Vĩnh Nghiêm
Là nơi phát tích Tam Tổ của phái Thiền Trúc Lâm tại Việt Nam, cũng là nơi lưu giữ những giá trị dân tộc cùng nét đẹp cổ kính lâu đời, chùa Vĩnh Nghiêm là địa điểm hành hương tâm linh của rất nhiều du khách gần xa khi về vùng đất Bắc Giang. Đặc biệt trong những dịp đặc biệt như lễ Tết hay các ngày hội Phật giáo, chùa đón tiếp hàng ngàn người dân tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe.
Lúc này, mọi người nên sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Vĩnh Nghiêm, ta nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.


Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu?
Chùa Vĩnh Nghiêm có địa chỉ thuộc làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km về phía đông bắc. Bạn có thể lựa chọn phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy để chủ động hoặc lựa chọn xe khách, xe tour để tiết kiệm thời gian hơn.
Đường đi chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang tối ưu nhất có thể tham khảo: Từ Hà Nội bạn đi về hướng đến thành phố Bắc Ninh đường QL1A (cao tốc Hà Nội – Bắc Giang). Đi tiếp về phía QL37 qua sông Thương đến nút giao thành phố Bắc Giang. Tại đây bạn rẽ vào đường Tây Yên Tử đi về hướng xã Trí Yên – sông Thương là tới.