Tìm hiểu về ngôi chùa Tiêu Sơn nghìn tuổi tại Bắc Ninh

Tọa lạc tại sườn núi Tiêu thuộc tỉnh Bắc Ninh, chùa Tiêu Sơn là một trong số những danh lam cổ tự lâu đời đại diện cho vùng đất Kinh Bắc. Với cái nôi truyền thống văn hóa tín ngưỡng Phật giáo lâu đời tại vùng đất này, nơi đây đã và đang là điểm đến tâm linh của nhiều con nhang Phật tử trên khắp cả nước.

Cùng Oản cô Tâm tìm hiểu lịch sử ngôi chùa Tiêu Sơn và kinh nghiệm hành hương tới đây tại bài viết này. 

NỘI DUNG

Lịch sử về ngôi chùa Tiêu Sơn cổ kính ngàn tuổi 

Chùa Tiêu Sơn hay còn gọi là chùa Tiêu nằm tại núi Tiêu, xã Tương Giang, TX. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng từ thời Tiền Lê, có tên chữ là “Thiên Tâm Tự”. Đến thời nhà Lý, Thiền sư Lý Vạn Hạnh trụ trì tại đây và chùa Tiêu trở thành trung tâm Phật giáo lớn tại Kinh Bắc.

Chùa Tiêu Bắc Ninh đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử và nghệ thuật của Bộ VHTT-TT vào ngày 25.1.1991.

Chùa Tiêu Sơn thờ ai?

Chùa Tiêu Sơn cũng chính nơi thờ thiền sư Vạn Hạnh. Người là Quốc sư của của hai triều Tiền Lê và Lý. Đồng thời cũng là người có công lớn trong việc giáo dưỡng, truyền thụ tri thức và đưa vua Lý Công Uẩn lên ngôi, lập nên vương triều Lý.

Ghi chép về việc ngôi chùa là nơi nuôi dạy vua Lý Công Uẩn được lưu truyền rằng: “Thái tổ họ Nguyễn (Lý). Người châu Cổ Pháp Lộ Bắc Giang. Mẹ là Phạm Thị, ngày 12 tháng 2 năm thứ 5 niên hiệu Thái Bình (974) sinh ra vua. Vua khi bé đã thông minh, khí độ, rộng rãi, du học ở chùa Lục Tổ, sư Vạn Hạnh trông thấy lấy làm lạ nói rằng: Đây là người phi thường sau này lớn lên tất có thể cứu nước, yên dân làm bậc minh chủ thiên hạ. Khi Lý Công Uẩn được 3 tuổi đã được mẹ đem lên chùa Tiêu gửi Thiền sư Lý Vạn Hạnh nuôi dạy đến khi lớn khôn.”

Xem thêm: Chùa Kim Đài và bề dày lịch sử 13 thế kỷ của ngôi chùa cổ

Điều đặc biệt tại chùa Tiêu chính là nơi lưu giữ pho tượng nhục thân (tượng bó cốt) đã được phục chế, bảo quản của Thiền sư Như Trí, được đặt tại chính điện của Chùa. Ngài sống vào khoảng cuối thế kỷ 17 qua đầu thế kỷ 18 và từng là trụ trì của chùa Tiêu Sơn. Theo đó, khi một vị thiền tăng đạt đến một mức độ nhập thiền cao siêu thì mới có thể có được “nhục thân” – tức là cơ thể sẽ không bị phân hủy theo thời gian sau khi viên tịch. Điều này không chỉ mang ý nghĩa về lịch sử, văn hoá mà còn chứng tỏ những khả năng kỳ diệu của con người, có tu thì có đắc.

chùa tiêu sơn
Pho tượng nhục thân Thiền sư Như Trí tại chính điện chùa Tiêu

Ngôi chùa linh thiêng này từng là thiền viện, đào tạo các bậc cao tăng và cung cấp kinh sách cho nhiều chùa trong cả nước. Trong nhiều thế kỷ, chùa là nơi khắc ván in các bộ kinh lớn của nhà Phật. 

Kiến trúc ngôi chùa Tiêu Sơn

Chùa Tiêu Sơn Bắc Ninh được xây theo thế “trước sông, sau núi”. Tọa lạc trên ngọn núi Tiêu, phía trước chùa là dòng sông Tiêu Tương tạo nên quần thể không gian tĩnh lặng, yên bình. Trước cổng chùa là lầu Quan Âm được xây dựng năm 2001. Sau cửa chùa chính là nơi đặt 14 bảo tháp thờ các vị thiền sư đã từng trụ trì và viên tịch tại chùa. 

chùa tiêu bắc ninh
Lầu Quan Âm phía trước cổng chùa

 

chùa tiêu sơn
Cổng Tam quan chùa Tiêu Sơn

 

chùa tiêu
Hình ảnh một số bảo tháp thờ các vị thiền sư đã từng trụ trì và viên tịch tại chùa.

Nổi bật trên đỉnh núi Tiêu chính là pho tượng lớn của Thiền sư Vạn Hạnh. Tượng cao khoảng 10m với hướng nhìn xa xăm về kinh thành Thăng Long. 

chùa tiêu sơn bắc ninh
Toàn cảnh ngôi chùa Tiêu với tượng Thiền sư Vạn Hạnh ở đỉnh núi

 

chùa tiêu bắc ninh
Tượng cao khoảng 10m với hướng nhìn xa xăm về kinh thành Thăng Long.

Kiến trúc chùa Tiêu vẫn giữ được nét uy nghi, cổ kính thời Lê – Nguyễn với hệ thống Tam bảo, viện Cảm Tuyền, nhà Tổ, các bảo tháp cổ. 

 chùa tiêu bắc ninh
Mặt trước chùa Tiêu với hàng cây xanh bao quanh u tịch, thanh tịnh

 

chùa tiêu sơn
Chính điện chùa Tiêu Sơn vẫn giữ được những nét cổ kính, uy nghi

Trong chùa còn bảo lưu nhiều tài liệu cổ vật cùng những truyền thuyết, giai thoại phản ánh sống động về cuộc đời vua Lý Công Uẩn. Nổi bật trong đó có một bia đá có tên “Lý Gia Linh Thạch”, xuất hiện vào niên đại “Cảnh Thịnh nguyên niên” (1793) với ghi chép sự tích về Vua. Trong chùa có treo bản Chiếu dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình ra Thăng Long, Hà Nội của Vua Lý Công Uẩn. 

chùa tiêu

chùa tiêu sơn bắc ninh

Bộ “Thiền Uyển Anh tập” do Thiền sư Như Trí khắc in vào năm 1715 là bộ sử thiền có giá trị to lớn đối với văn hóa Phật giáo tại Việt Nam, cũng được lưu giữ tại chùa. 

Ngôi chùa đặc biệt không đặt hòm công đức

Điều khác biệt của chùa Tiêu chính là không đặt hòm công đức. Tất cả các gian chính diện, tam bảo, nhà thờ tổ… đều không có chiếc hòm công đức nào. Tại các ban thờ trong chùa chỉ bày hoa quả, bánh kẹo, đèn nhang. 

chùa tiêu sơn

Hàng chục năm qua, nhà chùa chỉ nhận tiền công đức khi cần tu sửa hay xây dựng cơ sở hạ tầng cho chùa. Ngày thường, ai tới lễ chùa muốn công đức đều bị từ chối và trả lại. Không chỉ vậy, nhiều dịp du khách hành hương tới đây còn được nhà chùa phát tiền lộc, bánh đúc,..

Xem thêm: Chùa Dạm và kinh nghiệm hành hương đến ngôi chùa cổ xứ Kinh Bắc

Ngoài ra, nhà chùa yêu cầu Phật tử tới chùa không đốt vàng mã và không dâng sao giải hạn để bảo vệ không khí thanh tịnh và văn hóa tâm linh tại chùa. Du khách tới lễ chùa nên đọc kỹ bảng yêu cầu của nhà chùa tránh phạm.

chùa tiêu
Nội quy chùa Tiêu Sơn

Kinh nghiệm hành hương đi lễ chùa Tiêu Sơn

Nên sắm lễ gì dâng nhà Chùa 

Ngày lễ chính của Chùa Tiêu là vào ngày 6 tháng 2 âm lịch hàng năm. Vào ngày đầu xuân năm mới hay những ngày lễ Phật giáo trong năm, chùa Tiêu Sơn lại đón hàng ngàn du khách hành hương vãn cảnh và chiêm ngưỡng những giá trị tâm linh lâu đời tại nơi đây. 

Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về ngôi chùa Dận trước hành trình hành hương 

Phật chứng tâm chứ không chứng lễ. Bởi vậy, con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Tiêu, ta chỉ được dâng đặt đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Tuyệt đối không cúng rượu, thịt, vàng mã.

Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn bày biện lên hương án dâng nhà Phật để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng. Oản Tài Lộc cô Tâm có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.

Oản Tài Lộc 37
Oản Tài lộc lễ Phật cô Tâm có thể trưng lễ trong thời gian dài với mức giá phải chăng nhất

 

đi lễ chùa tiêu sơn
Oản Lễ Phật cầu bình an, may mắn, trọn vẹn ý nghĩa tâm linh

Lộ trình di chuyển tới chùa Tiêu Sơn

Chùa Tiêu thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm Hà Nội 25km. Từ Hà Nội ta đi về hướng cầu Chương Dương và cầu Đuống. Đến địa phận tỉnh Bắc Ninh ta đi thẳng khoảng 10km đến xã Tương Giang và chùa Tiêu nằm trên sườn núi Tiêu thuộc địa phận xã này.

Bạn có thể di chuyển bằng xe máy, ô tô hoặc dịch vụ xe khách đưa đón tận nơi đều thuận tiện và có chỗ để xe rộng rãi.

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ