Được bao bọc bởi núi đồi hùng vĩ, thanh bình và tĩnh mịch, chùa Thầy nổi tiếng gần xa là một trong những ngôi chùa cổ của Bắc Bộ lưu giữ những giá trị văn hóa, tâm linh và lịch sử lâu đời. Bởi vậy, đây là chốn cửa Thiền nhất định phải đến trong hành trình hành hương tâm linh của nhiều phật tử và du khách mỗi khi có dịp tới thủ đô Hà Nội.
Ngôi chùa này có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu lịch sử, kiến trúc cũng như những kinh nghiệm cần có khi hành hương, tham quan vãn cảnh chùa Thầy tại bài viết dưới đây.
NỘI DUNG
Giới thiệu về chùa Thầy
Chùa Thầy là ngôi chùa nằm tại chân núi Sài Sơn thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Theo những tài liệu ghi chép, ban đầu chùa chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am được xây dựng vào thời nhà Đinh. Đến đời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), nhà vua đã cho cải tạo và xây dựng hai cụm chùa tại núi Sài Sơn gồm chùa Cao (Đỉnh Sơn tự) nằm ở trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả – Thiên Phúc tự) nằm ở dưới chân núi. Đến đầu thế kỉ 17, chùa được trùng tu trở nên khang trang hơn: xây dựng điện Phật, điện Thánh cùng các hạng mục nhà hậu, nhà bia, gác chuông,…
Thiền sư Từ Đạo Hạnh – vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi từng trụ trì tu hành tại chùa. Chùa cũng là nơi chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị Thiền sư này.
Đây cũng là mảnh đất sinh ra những vĩ nhân như Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú làm sáng danh lịch sử nước nhà.
Kiến trúc chùa Thầy – cổ tự đặc biệt phía ngoại thành Hà Nội
Nằm tại chân núi Sài Sơn hay còn gọi là núi Thầy, chùa quay mặt về hướng Nam. Bên trái phía trước là ngọn Long Đẩu như, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn.
Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu. Không gian quanh chùa thoáng đãng với cây cối, Thủy đình trên hồ và hai chiếc cầu nhỏ là Nhất tiên kiều trông vào đền Thượng Tam phủ, còn Nguyệt tiên kiều nối với đường lên núi dẫn đến chùa Cao. Vòng ra sau chùa sẽ có lối đi để đến được hang Cắc Cớ được ví như “Sơn Đoòng thu nhỏ” tại Hà Nội.
Xem thêm: Độc đáo ngôi chùa Dạm (Bắc Ninh) – lịch sử nghìn năm gắn liền với vương triều nhà Lý
Chùa được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo kiểu chữ Tam gồm cụm 3 chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Xung quanh chùa có hai dãy hành lang thờ Thổ Địa, giám Trai, Thập Bát La Hán. Phía sau là lầu chuông và lầu trống chùa.
Trong đó, chùa Hạ là nơi lễ bái của các tăng ni phật tử và là nơi giảng đạo của các nhà sư, thờ tượng Đức Ông và Thánh hiền. Chùa Trung là nơi thờ Tam Bảo, hai bên đặt tượng Hộ pháp và tượng Thiên vương. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau thờ tượng Bát Bộ Kim Cương, đồng thời tạo thành thế hạ công thượng nhất.
Xem thêm: Tham quan kiến trúc và tìm hiểu lịch sử “Đệ nhất đại danh lam” chùa Đậu (Thường Tín)
chùa Thượng là hạng mục lớn nhất và ở vị trí cao nhất trong cụm 3 chùa. Ngoài chùa đề biển Đại hùng Bảo điện, bên trong thờ ba pho tượng chuyển kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh cùng tượng Di Đà tam tôn,Thích Ca, Cửu Long và ban thờ Lý thần Tông. Tại chính giữa là ngôi bảo điện thờ tượng Thiền sư nhập định trên tòa sen vàng. Trong khám thờ ở phía tay trái có tượng toàn thân của Thiền sư.
Chùa Thầy nổi tiếng có số lượng di sản văn hóa vừa nhiều về số lượng vừa trải đều qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn. Đặc biệt là sư bảo lưu một cách liên tục nhất các di vật văn hóa, nghệ thuật từ thời Lý. Tiêu biểu là các di sản: Bộ tượng Di đà Tam Tôn (1602), Tượng vua Lý Thần Tông ( 1735), Tượng thân xá lợi Thánh Từ Đạo Hạnh (TK 16), Tượng Từ Đạo Hạnh kiếp Phật (TK 19) cùng các di vật quý như sập thờ, hạc gỗ nhang án, chuông đồng, bia đá, ngựa gỗ,…có niên đại từ rất lâu đời.
Lễ hội chùa vào ngày nào?
Hằng năm, hội chính của chùa Thầy Quốc Oai được tổ chức long trọng từ ngày mùng 5 đến mùng 7/3 âm lịch (chính hội là ngày 7-3). Nếu bạn muốn có sự trải nghiệm và hòa mình vào không khí lễ hội tại chùa Thầy thì bạn hãy sắp xếp thời gian ghé thăm chùa vào thời gian này.
Đến với lễ hội chùa Thầy, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những giá trị lịch sử văn hóa của đất nước. Tiêu biểu là nghệ thuật múa rối nước Việt Nam được tổ chức tại Phương đình, miêu tả các câu chuyện cố tích hay các cảnh sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật,…Cũng như được trải nghiệm tham quan và thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên xứ Ðoài.
Xem thêm: Chùa Trăm Gian (Hà Nội) và kinh nghiệm hành hương tới chùa
Điều đặc biệt nhất tại lễ hội chùa Thầy là lễ cúng Phật và trai đàn – một diễn xướng có tính chất tôn giáo được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc. Lễ hội chùa Thầy đã đi vào câu ca dân gian rằng:
Rủ nhau lên núi Sài Sơn
Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình?
Hỏi non, non những làm thinh
Phải rằng non đã vô tình với ai?
Nước non ví chẳng chiều đời
Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung?
Yêu nhau ta dắt nhau cùng
Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu.
Gợi ý cách sắm đồ lễ chùa Thầy
Ngoài ra, không chỉ ngày lễ mà còn trong những dịp như lễ các ngày hội Phật giáo, ngày thường, chùa cũng đón tiếp rất nhiều du khách tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe.
Tới chùa Thầy lễ bái, mọi người nên ăn mặc lịch sự, không hở hang, Với kinh nghiệm đi chùa Thầy, để tham quan được hết khu di tích, bạn sẽ cần phải leo núi. Do đó nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị tiền lẻ và sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa.
Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Nếu lễ đền Mẫu, Thánh ta có thể sắm lễ vật chay mặn tùy tâm nhưng đồ mặn nên là những thức đồ đơn giản như gà, giò.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Chùa Thầy ở đâu? Vị trí và lộ trình di chuyển tham khảo
Nằm tại chân núi Sài Sơn thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, chùa Thầy cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây nam. Hiện tại giá vé tham quan chùa Thầy là 10.000đ/người, áp dụng cho cả khách du lịch Việt Nam và nước ngoài.
Để đi tới chùa Thầy từ trung tâm Hà Nội, bạn có thể lựa chọn phương tiện cá nhân hoặc xe bus đều thuận tiện. Với phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy, lộ trình tham khảo: đường cao tốc Láng – Hòa Lạc tới Thăng Long – cầu vượt Sài Sơn thì rẽ phải. Tiếp tục đi thêm khoảng chừng 1 cây số nữa là đến chân núi chùa Thầy.
Với xe bus, bạn có thể bắt tuyến xe 73 (Mỹ Đình – Chùa Thầy) tại bến xe Mỹ Đình với thời gian di chuyển dự kiến khoảng 1 giờ đồng hồ. Một số lưu ý khi đi xe bus tới chùa Thầy là tuyến xe này mỗi ngày chỉ khoảng 6 – 10 chuyến với tần suất khoảng 10 – 20 phút/chuyến và giá vé là 10.000đ/lượt.
Đôi nét về cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh
Theo sách Đại Nam Nhất thống chí ghi lại, Thiền sư họ Từ, tên tục là Lộ. Cha ông là quan Đồ Sát Từ Vinh, mẹ ông là bà Tăng Thị Loan, sống tại làng An Lãng, huyện Vĩnh Thuận (nay là làng Láng, Từ Liêm, Hà Nội).
Từ Đạo Hạnh đã từng đỗ đầu khoa Bạch Liên nhưng không ra làm quan mà quyết tâm xuất gia học đạo. Sau đó ông cùng Giác Hải và Không Lộ sang Tây Thiên (Ấn Độ) để cầu pháp. Khi đã học được pháp thuật, Thiền sư trở về núi Sài dựng gậy tích, tụng tập và đi khắp bốn phương để tham Thiền vấn đạo.
Lúc ngộ được tâm ấn, Thiền sư trở về giảng đạo, dạy học, hái thuốc giúp dân, giúp cuộc sống nhân dân làng Sài trở nên phát triển về của cải và tinh thần với bộ môn múa rối nước. Tương truyền, Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này. Nhân dân trong làng cảm phục kính mến gọi Thiền sư là Thầy. Bởi vậy, chùa ngài tu là chùa Thầy, núi Ngài hóa là núi Thầy, làng Ngài sống là làng Thầy, thậm chí đến cả tổng đó cũng gọi là tổng Thầy.
Theo truyền thuyết hòa thân chuyển thế, có ít nhất 3 vị vua được cho là hóa thân của Từ Đạo Hạnh là:
- Lý Thần Tông (1116-1138)
- Lê Thần Tông(1607-1662)
- Lê Hiến Tông (do mẹ cầu tự tại chùa Thầy và sinh năm 1461)