Chùa Phù Liễn tỉnh Thái Nguyên từ lâu đã được coi là một trong những chốn danh lam cổ tự hành hương nhất định phải ghé tới, được thể hiện qua câu ca sau:
Khi Mỏ Bạch, khi Xương Rồng
Khi Phù Liễn tự, khi Đồng Mỗ am
NỘI DUNG
Giới thiệu về chùa Phù Liễn Thái Nguyên
Chùa Phù Liễn (tên chữ: Phù Liễn tự, Phù Chân Thiền tự) là ngôi chùa toạ lạc tại tổ 23, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Chùa được đặt tên theo tên làng Phù Liễn – một ngôi làng được thành lập từ thời Lý, còn có tên gọi là hương Phù Liễn. Chùa còn có tên khác là “Phù Chân thiền tự” nghĩa là che chở, bảo vệ những điều chân chính.
Trước đây, nguyên chùa được xây dựng trên một quả đồi thấp gần bờ sông Cầu thuộc khu vực đông bắc xã Phù Liễn, tổng Túc Duyên, huyện Đồng Hỷ. Đến 1896, khi thực dân Pháp xâm lược và bình định tỉnh Thái Nguyên, chúng có ý định xây tòa công sứ tại vị trí này nên chùa được di chuyển về vị trí hiện tại.
Xem thêm: Ngắm nhìn vẻ đẹp có 102 về chùa Kim Liên – Cổ tự được mệnh danh Bông sen vàng trên mặt nước Tây Hồ
Chùa Phù Liễn là ngôi chùa mang nhiều ý nghĩa và giá trị tâm linh và tinh thần dân tộc đối với nhân dân tỉnh Thái Nguyên nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Chùa từng là nơi che chở, nuôi giấu một số nghĩa quân của Hoàng Hoa Thám và Lương Ngọc Quyến trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884) và khởi nghĩa Thái Nguyên (1917). Năm 1946, tại chùa Phù Liễn đã đặt hòm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 1 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Năm 1947, Ty Liêm Phóng (sở Công an Thái Nguyên) đã đặt trụ sở làm việc tại chùa Phù Liễn. Năm 1953, chùa Phù Liễn được Tỉnh ủy – UBND tỉnh Thái Nguyên chọn làm nơi tổ chức Lễ Truy điệu và cầu siêu cho Nguyên soái Stalin. Năm 2007 tại Đại hội Phật giáo tỉnh lần thứ 2, chùa Phù Liễn đã được quyết định là Trụ sở Phật giáo của tỉnh.
Trụ trì chùa hiện nay là TT Thích Nguyên Thành – Trưởng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Thái Nguyên.
Lịch sự tôn tạo và kiến trúc chùa ngày nay
Vào khoảng thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, chùa Phù Liễn đã bị phá hủy nặng nề với mục đích tiêu thổ. Khi đó, chùa chỉ còn lại ngôi Pháp sư tổ và một phần nhỏ của nhà thờ Thánh Mẫu.
Chùa được tôn tạo quy mô lớn vào năm 1975 và 1996. Các hạng mục kiến trúc của chùa được phục dựng lại đầy đủ bao gồm: Nhà Tam Bảo, Điện Mẫu, Nhà thờ Tổ, khu vườn tháp cổ cùng tượng Phật Bà Quan Âm linh diệu tại sân chùa.
Đến năm 2007, chính quyền các cấp cùng nhân dân, phật tử gần xa đã công đức xây dựng lại ngôi Tổ đường của chùa. Đồng thời triển khai thực hiện kế hoạch hoàn thiện các công trình hạng mục của một ngôi chùa cổ để đón tiếp du khách. Không gian chùa ngày nay khá rộng rãi với nhiều cây cổ thụ trên nền đất rộng khoảng gần 7000m2.
Cùng chúng tôi tham quan kiến trúc ngôi chùa được chọn làm Trụ sở của Giáo hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên qua những hình ảnh chùa Phù Liễn dưới đây.
Lễ hội chùa được tổ chức vào ngày nào? Hành hương về chùa Phù Liễn cần lưu ý điều gì?
Với vị trí địa lý thuận lợi nằm một quả đồi cao thoáng đãng với nhiều cây xanh cổ thụ, chùa Phù Liễn mang nhiều nét thanh tịnh và yên bình, xứng đáng là điểm văn hóa tâm linh không chỉ của nhân dân địa phương mà còn của Phật tử và đồng bào cả nước. Họ đến chùa với tấm lòng hướng về nơi cửa thiền và thành tâm lễ bái các vị chư Phật.
Lễ hội chùa được tổ chức vào khoảng thời gian đầu xuân năm mới. Hàng năm, cứ vào ngày 12/1 Âm lịch thì các Tăng ni, Phật tử, nhân dân trong và ngoài tỉnh lại nô nức về chùa. Không chỉ được hòa mình vào không khí lễ hội, tham quan vãn cảnh và du xuân cầu phúc cầu tài, du khách cũng có thể tham gia các trò chơi dân tộc như chọi gà, đánh đu, cờ tướng, bình thơ, đọc văn…
Xem thêm: Tổng hợp thông tin về chùa Tứ Kỳ – Thư viện Phật giáo nổi tiếng tại Hà Nội
Tới chùa Phù Liễn Thái Nguyên lễ bái, mọi người nên ăn mặc lịch sự, không hở hang. Khi lễ nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị tiền lẻ và sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa.
Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Vị trí chùa và lộ trình di chuyển
Địa chỉ chùa Phù Liễn Thái Nguyên là tổ 23, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Vị trí này cách trung tâm Hà Nội khoảng 90km. Để tới chùa từ Hà Nội, du khách nên lựa chọn phương tiện xe máy, ô tô hoặc xe khách đều thuận tiện để di chuyển.
Với xe máy và ô tô, lộ trình di chuyển tham khảo là: Trung tâm Hà Nội đi về hướng Võ Chí Công, qua cầu Nhật Tân, đi Võ Nguyên Giáp, rồi rẽ phải đi QL18. Tại đây nhập vào làn đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Sau đó đi thẳng là tới QL3 rồi rẽ phải qua đường Quang Trung – Hoàng Văn Thụ là tới chùa Phù Liễn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo lộ trình khác là đi theo đường cao tốc 07, đến thành phố Thái Nguyên thì rẽ sang đường Quang Trung, Hoàng Văn Thụ rồi tìm tới ngõ 95 Phù Liễn là tới chùa Phù Liễn.
Xem thêm: Kinh nghiệm hành hương và đường đi đến chùa Tam Thanh (Lạng Sơn)
Với xe khách, bạn có thể bắt xe tại bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát tuyến Hà Nội – Thái Nguyên với mức giá dao động từ 100-150k/người. Một số hãng xe khách đi Thái Nguyên cho bạn tham khảo là nhà xe Thanh Thủy (bến xe Giáp Bát), nhà xe Tân Đạt, nhà xe Việt Anh (bến xe Mỹ Đình), nhà xe Trường Đạt (bến xe Nam Thăng Long),…