Tổng hợp hình ảnh và thông tin về ngôi chùa Minh Khánh (Hải Dương)

NỘI DUNG

Chùa Minh Khánh thờ ai?

Chùa Minh Khánh là ngôi chùa cổ tọa lạc ở làng Bình Hà thuộc thị trấn Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Chùa còn có tên gọi khác là chùa Hương Đại, thuộc hệ phái Bắc tông.

Ngoài chức năng thờ Phật, chùa còn thờ Trần Nhân Tông – vị vua từng lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đồng thời là vị tổ đầu tiên của Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam. 

Trong thời gian xuất gia tu hành, Trần Nhân Tông có trở lại chùa Minh Khánh và để lại huyết thư (thư viết bằng máu). Trong thời kỳ cách mạng và những năm đầu kháng chiến chống Pháp, chùa Minh Khánh cũng là một căn cứ quan trọng của huyện Thanh Hà và tỉnh Hải Dương. Năm 1990, chùa được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Lịch sử hình thành và tôn tạo chùa

Dựa vào những văn bia tại chùa thì ngôi chùa này được xây dựng vào thời Lý. Đến cuối thế kỷ 13, vua Trần Nhân Tông khi ghé tới đây đã đặt tên chùa là Minh Khánh.

Chùa Minh Khánh được trùng tu, tôn tạo nhiều lần vào các thế kỷ 15, 16, 17, 19 và thế kỷ 20. 

Năm 1947 chùa bị quân giặc phá hủy gần như hoàn toàn với mục đích tiêu thổ kháng chiến.

Năm 1957, dưới sự góp công góp của của nhân dân địa phương, chùa bắt đầu được phục dựng tòa tam bảo theo quy mô cũ nhìn về hướng Nam.

Năm 1980, chùa tiếp tục được xây dựng thêm 3 gian nhà tổ. Cho tới năm 1987, chùa lần lượt được xây dựng thêm 3 tháp mộ, 4 gian nhà tăng, 5 gian tiền đường.

Năm 1993, cổng tam quan chùa được xây dựng lại trên nền đất xưa với quy mô và hình thức như cũ.

Năm 1995, xây dựng lại điện Phật gồm 10 gian lớn khang trang, bề thế phục vụ nhu cầu chiêm bái của nhân dân.

Năm 1998, tiền đường được trùng tu lại trở thành kiến trúc gồm 7 gian.

Xem thêm: Lộ trình hành hương tham quan chùa Phù Liễn (Thái Nguyên)

Đến đầu thế kỷ 21, cơ bản các hạng mục của chùa đều được hoàn thiện trên nền khuôn viên rộng tới 10.000m² . Các hạng mục được phục dựng và xây dựng bao gồm: cổng Tam quan, Tiền đường, Tam bảo, nhà tổ, điện Phật, hành lang, nhà tăng, nhà khách… tổng cộng 84 gian lớn nhỏ như hiện nay. 

Kiến trúc chùa ngày nay

Tới chùa Minh Khánh, du khách sẽ thấy công trình cổng tam quan mái chồng diêm cao ba tầng nổi bật. Đi tiếp qua một sân gạch dài  qua một giếng chùa rất to, du khách sẽ được dẫn vào khu vực sân tiền đường. Bên cạnh là một lối nhỏ dẫn vào trong chùa. 

lễ hội chùa minh khánh
Cổng Tam quan chùa Minh Khánh

 

lễ hội chùa minh khánh
Giếng chùa Minh Khánh tại khu vực ngoài chùa

 

chùa minh khánh
Sân tiền đường và lối đi vào bên trong chùa

Kiến trúc chùa ngày nay được xây dựng theo kiểu “nội Công ngoại Quốc” truyền thống. Phía sau tiền đường là tòa thiêu hương rồi đến thượng điện. Liền với gian bên phải tiền đường là hành lang kéo dài xuống Tổ đường, chỉ thiếu một hành lang đối diện ở vị trí áp lưng vào vườn tháp mộ.

chùa minh khánh
Hậu cung và nhà Tổ chùa

 

chùa minh khánh
Vườn tháp chùa Minh Khánh

 

chùa minh khánh
Phương đình xây dựng khá công phu, bề thế

Vườn tháp, phương đình cùng các nếp nhà khác nằm vây quanh một sân gạch rất rộng ăn thông ra phía sau chùa. Khu vực cuối cùng này cũng rất rộng và có một hòn núi giả mới đắp khá dài.

Xem thêm: Ngắm nhìn kiến trúc độc lạ của chùa Kim Liên – Bông sen vàng trên mặt nước Tây Hồ 

Chùa chính được bài trí theo kiểu “tiền Phật hậu Thánh” kết hợp tư tưởng “tam giáo đồng nguyên”. Phía trước là chính điện, bao gồm các tượng Phật giáo Bắc tông, hầu hết được đúc mới bằng đồng. Phía sau trên bệ rất cao có một khám thờ bằng gỗ, bên trong đặt tượng đức Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông để ria mép, đội mũ miện và mặc áo cà sa thể hiện trạng thái đang sắp chuyển hóa từ vua thành Phật.

chùa minh khánh

chùa minh khánh
Phật điện chùa Minh Khánh

Hiện vật lưu giữ tại chùa

Hiện nay, chùa Minh Khánh đang lưu giữ 15 tấm bia lớn nhỏ có niên đại lâu đời. Nội dung về những bản tự và văn chỉ được bảo lưu tại chùa gồm:

+ Minh Khánh đại danh lam – Hồng Thuận tam niên (1511)

+ Công đức bi ký – Dương Đức nguyên niên (1679)

+ Minh Khánh tự sáng lập tiền đường bi ký – Vĩnh Thịnh thập nhị niên (1716)

+ Thanh Hoa Lãng Nhuận bi – Minh Mệnh bát niên (1827)

+ Trùng tu Minh Khánh tự bi – Thiệu Trị tam niên (1843)

+ Tân điền bi – Tự Đức nhị thập tứ niên (1871)

+ Trùng tu Minh Khánh tự bi – Thành Thái thập nhị niên (1900)

chùa minh khánh
Hành lang chùa nơi đặt những tấm bia cổ có niên đại cả nghìn năm

Bên cạnh đó là 6 câu đối có niên đại trước thế kỷ 20, 5 bức đại tự, 13 sắc phong cùng 18 pho tượng cổ. Ngoài pho tượng Trần Nhân Tông, chùa còn lưu giữ 9 hạt màu đen có lỗ xỏ như tràng hạt của nhà sư, được bảo lưu trong một hộp rất trang trọng, tương truyền đó là 9 hạt xá lỵ của Trần Nhân Tông. Tại sân chùa có một tháp nhỏ đặt trước tiền đường gọi là Lưu huyết thư tháp nơi  vua Trần Nhân Tông để lại huyết thư. Ngoài ra còn có 8 bệ đá cổ trong khuôn viên chùa, được chọn làm nơi để các giáp đặt mâm ngũ quả lễ đức vua và dự thi trong ngày hội,… 

Lễ hội chùa Minh Khánh tổ chức vào ngày nào

Chùa Minh Khánh chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 75km về phía đông. Với vị trí địa lý thuận lợi cùng những gia trị tâm linh trải dài gần nghìn năm, chùa Minh Khánh Hải Dương xứng đáng là chốn dừng chân chiêm bái không chỉ của nhân dân địa phương mà còn của Phật tử và đồng bào cả nước. Họ đến chùa với tấm lòng hướng về nơi cửa thiền và thành tâm lễ bái các vị chư Phật.

lễ hội chùa minh khánh
Lễ hội chùa Minh Khánh luôn tấp nập bởi người dân và du khách gần xa

Hằng năm, hội chùa Minh Khánh luôn là ngày thu hút đông đảo du khách và nhân dân địa phương nhất. Lễ hội bắt đầu từ ngày 28/10 đến ngày 3/11 âm lịch, trong đó chính hội vào 1/11 nhằm tưởng nhớ ngày mất của Trần Nhân Tông. Lễ rước sắc được tổ chức vào sáng ngày 29/10 âm lịch. Tới sáng 30/10, các giáp sẽ rước cỗ về chùa cúng Vua và đức Phật và tổ chức phần hội.

Xem thêm: Tổng hợp thông tin về chùa Tứ Kỳ – Thư viện Phật giáo nổi tiếng tại Hà Nội

Đến với lễ hội chùa Minh Khánh, du khách sẽ có dịp tham quan chiêm ngưỡng những văn hóa dân tộc lâu đời mà ít nơi có như tục thi mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả được tạo bằng các loại hoa quả của địa phương, qua bàn tay nghệ nhân trở thành những hình tượng sinh động. Những chủ đề trong tục thi mâm ngũ quả đều đòi hỏi sự tỉ mỉ, chỉn chu như : cửu long tranh châu (chín con rồng tranh ngọc); cửu long bảo tháp (chín con rồng và toà bảo tháp); long lân khánh hội (rồng lân mừng hội); thượng hoàng long, hạ tứ linh (trên rồng vàng dưới 4 vật thiêng); tứ linh tòng mẫu (bốn vật thiêng: long, ly, quy, phượng theo mẹ); thượng hoàng long chầu nguyệt, hạ tứ linh khánh hội (trên rồng vàng chầu mặt nguyệt, dưới tứ linh mừng hội)..

lễ hội chùa minh khánh
Tục thi mâm ngũ quả là nét đẹp văn hóa đặc trưng tại chùa Minh Khánh

Đồng thời không thể thiếu những trò chơi dân gian như cờ người, múa rối nước, diễn chèo, hát quan họ… 

Những lưu ý khi tới chùa Minh Khánh chiêm bái

Tới chùa Minh Khánh lễ bái, mọi người nên ăn mặc lịch sự, không hở hang. Khi lễ nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị tiền lẻ và sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. 

Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. 

Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.

chùa Minh Khánh
Oản Ngọc mang trọn vẹn ý nghĩa tâm linh thành tâm dâng bái cửa Phật

 

chùa Minh Khánh
Sản phẩm được thiết kế và hoàn thiện do những nghệ nhân lành nghề và am hiểu tâm linh tại Oản Cô Tâm

Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ