Về với vùng đất Quảng Ninh được ví như “thánh địa” của Phật Giáo, chùa Long Tiên là địa điểm hành hương tâm linh không thể bỏ qua của bất kì tín đồ nào. Cổ tự này là ngôi chùa lớn nhất tại thành phố Hạ Long, nổi tiếng về độ linh thiêng và lâu đời bậc nhất cả nước
Trên hành trình về tham quan vãn cảnh chùa Long Tiên Quảng Ninh, cùng chúng tôi tìm hiểu lịch sử, kiến trúc cùng kinh nghiệm đi lễ chùa tại bài viết này.
NỘI DUNG
Giới thiệu về chùa Long Tiên – vẻ đẹp chốn cửa Phật vùng đất Quảng Ninh
Chùa Long Tiên là ngôi chùa tọa lạc tại dưới chân núi Bài Thơ nổi tiếng thuộc địa phận phố Long Tiên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đến với chùa Long Tiên, du khách không chỉ về chiêm bái di tích lịch sử Phật giáo nổi tiếng mà còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp vịnh Hạ Long trong tầm mắt.
Người xưa có câu “long tắc linh, danh tắc tiên” nghĩa là: thế đất hình rồng chắc chắn là đất thiêng, nơi có cảnh đẹp ắt hẳn là nơi tiên ở. Tên gọi chùa Long Tiên chắc hẳn hàm chứa ý nghĩa về cái tên như vậy. Chùa Long Tiên đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Quang cảnh kiến trúc chùa ngày nay
Chùa Long Tiên chính thức hoàn thành vào ngày 11/6/1941, khi đất nước đang trong thời kỳ chống Pháp. Chùa được tu sửa mở rộng vào năm 2008, tuy nhiên một số hạng mục cổ của chùa như cổng Tam quan vẫn được giữ nguyên kiến trúc. Ngày nay, các công trình hạng mục tại chùa từ ngoài vào trong bao gồm:
- Tam quan – gác chuông
- Sân chùa (sân trên, sân dưới)
- Chùa chính được xây dựng hình chữ Đinh (J) gồm Bái đường (chùa hộ), thượng điện (ban thờ các chư Phật)
- Nhà tổ (nơi thờ Trúc Lâm Tam Tổ, các vị la hán)
- Nhà khách.
Xem thêm: Vãn cảnh kiến trúc chùa Hưng Ký – ngôi chùa gốm sứ độc nhất Hà Thành
Cổng Tam quan của chùa Long Tiên độc đáo với dạng chồng diêm 3 tầng theo kiểu hình chóp. Trên tầng cao nhất được tôn trí một pho tượng Phật A Di Đà với tư thế ngồi, phía dưới là gác chuông có treo một quả chuông đồng. Tầng thấp nhất là lối ra vào được đắp hai pho tượng Ông Thiện và Ông Ác đứng hai bên. Cổng chùa nổi bật với dòng chữ “Long Tiên Tự” ở chính giữa được viết bằng chữ Hán cùng hai câu đối:
Nhật tà tháp ảnh hoành tây điện
Sơn tượng chung thành đáo khách thuyền
(Bóng tháp trong chiều tà nằm ngang điện
Chuông chùa nơi đỉnh núi vẳng nơi thuyền khách)
Bước qua cổng, liền kề với tam quan là tượng Bồ Đề Đạt Ma được đặt trên bục cao ngang bằng với mái của cửa phụ tam quan và trong tư thế tọa thiền. Đây là vị tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn Độ đã truyền bá dòng thiền từ Ấn Độ qua Trung Quốc. Từ đó tiếp tục truyền bá đến Việt Nam và Thiền phái đặc biệt phát triển tại nước ta vào thời Trần.
Xem thêm: Lên đỉnh núi Yên Tử chiêm bái ngôi chùa Đồng với kiến trúc vô cùng đặc biệt
Tới khoảng sân dưới, nổi bật là bức tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát tay cầm bình nước cam lồ trong tư thế phổ độ chúng sinh. Từ đây, du khách đi theo lối đi lên sân trên sẽ tới nơi phật tử dâng hương bái Phật. Ở sân trên chùa có bức tranh miêu tả về ngày đản sinh của Đức Phật Thích Ca.
Tòa chính điện ở vị trí cao nhất tựa vào lưng núi, bên trong bài trí nhiều tượng Phật. Cao nhất là hình tượng Di Đà tam tôn. Vị trí thứ hai là A Di Đà tạo thiền thuyết pháp trên đài sen. Vị trí thứ ba là Phật Quan Âm ngàn mắt, ngàn tay, hai bên có Thiện Tài và Long Nữ đứng hầu. Vị trí thứ tư là Ngọc Hoàng Thượng Đế cai quản cõi trời giúp Phật hành pháp. Vị trí thứ năm là tượng Cửu Long (hay Thích Ca sơ sinh), tác phẩm điêu khắc này là một tuyệt tác có từ thời Lê. Ngoài ra còn có bộ tượng Hộ Pháp và đồ tế khí.
Nên tới chùa Long Tiên vào thời gian nào?
Chùa Long Tiên không chỉ có những công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa đa dạng mà còn có những cảnh quan nên thơ trữ tình đi vào lòng người. Bởi vậy, đây là địa điểm hành hương tâm linh ý nghĩa của rất nhiều du khách và tín đồ Phật tử gần xa.
Nếu bạn muốn có sự trải nghiệm và hòa mình vào không khí lễ hội tại chùa Long Tiên, thời điểm thích hợp nhất là vào tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Cụ thể:
Lễ hội |
Thông tin |
Lễ hội chùa Long Tiên |
Vào mùa trẩy hội đầu xuân của cả vùng Quảng Ninh, người ta gọi chùa Long Tiên là chùa Trình. Ai cũng muốn đến chùa Long Tiên dâng hương trước rồi mới tiếp tục cuộc hành hương tới Yên Tử, tới hội đền Cửa Ông…
|
Những lễ hội Phật Giáo khác trong năm như lễ hội Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Nguyên Tiêu,.. |
|
Xem thêm: Thông tin về lịch sử, kiến trúc và kinh nghiệm hành hương tới chùa Tân Bảo (Lào Cai)
Không chỉ ngày lễ mà còn trong những dịp như lễ các ngày hội Phật giáo, ngày thường, chùa cũng đón tiếp rất nhiều du khách tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe, xua đuổi điều xấu, xám hối tội lỗi trong năm.
Tới chùa Long Tiên Quảng Ninh lễ bái, mọi người nên ăn mặc lịch sự, không hở hang, Nên đi giày hoặc dép đế thấp để thuận lợi di chuyển. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị tiền lẻ và sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Cũng như những ngôi chùa khác, việc sắm sửa đồ đi lễ, hành hương là cực kỳ quan trọng. Nhưng con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Nếu lễ đền Mẫu, Thánh ta có thể sắm lễ vật chay mặn tùy tâm nhưng đồ mặn nên là những thức đồ đơn giản như gà, giò.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Vị trí chùa và lộ trình di chuyển
Chùa Long Tiên nằm tại vị trí chân núi Bài Thơ thuộc đường Lê Quý Đôn, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh. Vị trí này cách trung tâm Hà Nội khoảng 160km và cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 6km.
Do đó, nếu quý khách muốn tới chùa Long Tiên Hạ Long, Oản cô Tâm xin giới thiệu một số lộ trình tham khảo như sau:
- Từ Hà Nội: phương tiện di chuyển: ô tô, xe máy, xe khách
Với xe khách, quý khách nên đón xe xuất phát từ bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm hoặc Lương Yên. Sau khi dừng tại bến xe Bãi Cháy, Hạ Long thì tiếp tục bắt taxi di chuyển khoảng 9km là đến chùa Long Tiên.
Với xe máy, quý khách có thể đi theo lộ trình sau: Hà Nội -> Ngã ba Sài Đồng -> Bắc Ninh. Sau đó đi theo quốc lộ 18 đến Phả Lại -> Chí Linh -> Đông Triều -> Uông Bí -> thành phố Hạ Long. Từ đây quý khách đi tiếp theo hướng dẫn lộ trinh đi từ trung tâm thành phố Hạ Long ở dưới đây.
- Từ trung tâm thành phố Hạ Long: Tới trung tâm thành phố ta đi về hướng đường Nguyễn Du. Đi khoảng 750m rẽ vào đường Lê Thánh Tông rồi tới bãi đỗ xe rạp Bạch Đằng. Du khách có thể dừng xe sau đó di chuyển theo các phương tiện khác tại đó để đến chùa Long Tiên.
Nếu du khách đi từ vịnh Hạ Long lên chùa thì bắt buộc phải đi đò qua sông. Có rất nhiều thuyền đò phục vụ du khách. Giá thuê đò dao động từ 100.000vnđ/người, mỗi lần đi khoảng 10 người trở lên. Nếu đi theo đoàn đông sẽ tiết kiệm được chi phí hơn.