Nằm sừng sững trên đỉnh ngọn núi Đọi, chùa Long Đọi Sơn tỉnh Hà Nam là trung tâm Phật giáo có tuổi thọ 1000 năm lưu giữ nhiều vật quý từ thời Lý. Đến với nơi đây, con hương đệ tử cùng du khách hành hương bái Phật vừa được chiêm ngưỡng ngôi chùa bề thế, uy nghi, vừa được tìm hiểu những giá trị lịch sử và văn hoá tâm linh trường tồn của ngôi cổ tự này.
NỘI DUNG
Giới thiệu về chùa Long Đọi Sơn và lịch sử chùa
Chùa Long Đọi Sơn (hay còn gọi là chùa Đọi, chùa Đọi Sơn) có tên chữ là Sùng Thiện Diên Linh Tự. Đây là ngôi chùa cổ linh thiêng thuộc địa phận xã Đọi Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Chùa trải qua quá trình hình thành, xây dựng và tôn tạo khá nhiều lần. Vào năm 1054 – 1058, chùa được vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì cho xây dựng với quy mô khá nhỏ.
Xem thêm: Hành trình khám khá lịch sử và kiến trúc chùa Phổ Minh (Nam Định)
Cho đến năm 1118, chùa được tôn tạo và xây dựng tại khuôn viên rộng tới 10.000m2. Tới năm 1121 thì hoàn thành xong với nhiều hàng mục bề thế khang trang. Trong đó có bia tháp Sùng Thiện Diên Linh nổi tiếng cho đến ngày nay với tuổi đời hơn 900 năm. Hơn 300 năm sau vào năm 1407 – 1427, chùa và tháp bị giặc Minh tàn phá nặng nề. Đến thời triều Mạc năm 1591, chùa được nhân dân trong vùng xây dựng lại phần nào. Cho tới thời Nguyễn, đặc biệt dưới đời sư tổ Thích Chiếu Thường (1840), chùa được mở rộng đến 125 gian với nhiều hiện vật quý như tượng Di Lặc nặng 1000kg bằng đồng, các bộ kinh Phật. Chùa trở thành một trong số ít những địa điểm trên cả nước, trở thành trường Phật giáo.
Cho tới năm 1947 thời kháng chiến chống Pháp, chùa lại bị quân giặc phá hủy. Vào năm 1957 khi hòa bình trở lại, tăng ni Phật tử và nhân dân trong vùng đã sửa chữa, tôn tạo, từng bước khôi phục lại không gian chùa.
Đến năm 1992, di tích chùa Long Đọi Sơn được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đến cuối năm 2017, di tích chùa Đọi Sơn là một trong 10 di tích trong cả nước được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt
Kiến trúc ngôi chùa
Từ dưới chân núi Đọi, ta sẽ thấy cổng chào của chùa và 373 bậc thang bằng đá phiến nhẵn bóng dẫn đến với quần thể di tích chùa trên đỉnh núi.
Ngoài cùng là tòa Tam Quan gồm 5 gian với kiến trúc chồng diêm 8 mái. Tiếp đến là bàn cờ người rộng khoảng 50m2 rồi đến cổng tam quan.
Xem thêm: Chùa Mía (Hà Nội) – Ngắm nhìn cổ tự có nhiều tượng thờ nhất Việt Nam
Đứng tại đây ta sẽ thấy ngay nhà bia với tấm bia đá Sùng Thiện Diên Linh 900 năm tuổi nổi tiếng. Bia tháp này cao hơn 2,5 m, rộng 1,75 m, dày 0,3 m và được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013. Đây là minh chứng lịch sử quan trọng về mặt lịch sử, khảo cổ học và là biểu tượng văn hóa của trấn Sơn Nam xưa cũng như Hà Nam ngày nay. Nội dung bài văn bia chủ yếu ca ngợi công lao tài trí của Lý Nhân Tông trong việc xây dựng, kiến thiết và đánh giặc giữ nước.
Hai bên là lối dẫn vào khu chính của chùa. Bước qua 24 bậc đá tới sân chùa, ta sẽ thấy tượng Phật Quan Âm. Hai bên sân là hai dãy hành lang đắp cảnh Thập điện Diêm Vương. Lên tiếp mấy bậc đá nữa là đến cụm kiến trúc chính của chùa Đọi Sơn.
Tại đây có tòa Tam Bảo gồm 7 gian bái đường và 3 gian Thượng điện. Đây là nơi đặt tượng thờ Đức Phật Di Lặc ở chính giữa, xung quanh là chư vị Phật, đức Hộ Pháp.
Sau khu chính điện của chùa là khoảng sân với hai bên hành lang đặt tượng 18 vị La Hán. Hành lang thông với hậu cung nơi trưng bày tượng Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Tống Tử, Đức Át Nan, Đức Địa Tạng, Thái úy Lý Thường Kiệt, vua Lý Nhân Tông, vương phi Ỷ Lan….
Xem thêm: Chùa Côn Sơn – Vẻ đẹp danh lam thắng cảnh vùng đất Hải Dương
Đặc biệt khi tới đây, ta không thể không chiêm ngưỡng những di vật quý có niên đại từ thời Lý. Nổi bật trong đó có 6 pho tượng thần hộ vệ Kim Cương kích thước cao bằng người thật được tạc nổi trên đá. Cũng như 4 pho tượng bằng đá đầu người mình chim được điêu khắc rất công phu, độc đáo thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa kiến trúc nghệ thuật Chămpa và Đại Việt lúc bấy giờ.
Ngoài ra, chùa còn có các hạng mục khác như nhà thờ tổ, nhà giảng đường và nhà khách, nhà bếp, tăng phòng,…Đứng tại đỉnh núi Đọi Sơn, ta có thể nhìn thấy trọn khung cảnh thiên nhiên trong lành, bình dị với những cánh đồng lúa xanh mát trải dài khiến tâm hồn thanh thản, nhẹ lòng hơn.
Giới thiệu về lễ hội chùa Đọi Sơn
Vào ngày 17 đến ngày 21 tháng 3 âm lịch hàng năm, chùa tổ chức lễ hội long trọng và linh đình với hội chính vào ngày 21. Lễ hội chùa Đọi Sơn là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và có quy mô lớn nhất nhì tại tỉnh Hà Nam. Đây là dịp để các đại biểu, du khách cùng con hương đệ tử về tham quan, vãn cảnh cũng như thoả mãn nhu cầu tâm linh, tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc.
Phần lễ nổi bật với mục rước kiệu từ chân núi lên chùa cùng lễ dâng hương tưởng niệm vua Lý Nhân Tông. Phần hội tổ chức các trò chơi dân gian như: hát đối, thi nấu cơm, đấu vật, đánh cờ người…
Hành hương tới chùa cần lưu ý điều gì?
Không chỉ trong những ngày đầu xuân năm mới, ngày lễ Phật giáo trong năm hay ngày hội chùa Đọi Sơn, nơi đây luôn tiếp đón đông đúc du khách hành hương vãn cảnh và chiêm ngưỡng những giá trị tâm linh vào những ngày thường nhật.
Lúc này, mọi người nên sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa Phật. Con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Long Đọi Sơn, ta nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Nếu dâng lễ thần, ta cũng chỉ nên sắm đồ mặn đơn giản như giò, gà, rượu,…
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Lộ trình di chuyển tới chùa
Chùa nằm tại đỉnh ngọn núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, TX. Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội hơn 50km về phía nam; cách thành phố Phủ Lý của tỉnh Hà Nam 10 km về phía đông bắc.
Đi từ trung tâm Hà Nội, ta đi về hướng ĐCT Hà Nội – Ninh Bình. Tại nút giao Vực Vòng, đi bên phải và đi theo các biển báo cho Hưng Yên/Đồng Văn Đến vòng xuyến tiếp theo, đi theo lối ra thứ 3 vào QL38 hơn 1km rẽ phải vào đường Tránh Hoà Mạc. Đi hơn 2km rẽ phải vào đường Yên Nam. Đi thêm khoảng 7km nữa tới núi Đọi.
Từ thành phố Phủ Lý ta đi về hướng đường Võ Nguyên Giáp. Đi về hướng đường DT9711 khoảng 5km là tới chân núi Đọi.