Chùa Lôi Âm (Quảng Ninh) – Điểm đến tâm linh với cảnh đẹp tựa như chốn thần tiên

Chùa Lôi Âm ở Quảng Ninh vốn là địa điểm hành hương tâm linh của rất nhiều du khách và phật tử gần xa. Không chỉ là cổ tự linh thiêng dâng hương, cầu phúc, cầu bình an, du khách tới đây còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí mà không kém phần trữ tình.

Cùng tìm hiểu lịch sử, kiến trúc cũng như những kinh nghiệm đi lễ chùa Lôi Âm chi tiết nhất trong bài viết dưới đây.

NỘI DUNG

Giải thích tên gọi chùa Lôi Âm

Chùa Lôi Âm tọa lạc tại sườn ngọn núi cùng tên nằm bên hồ nhân tạo Yên Lập. Vị trí chùa thuộc địa phận phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.  Chùa có chữ của chùa là: “Linh Thứu Kỳ Sơn Lôi Âm tự” (靈鷲奇山雷音寺), nghĩa là “chùa Lôi Âm trên núi Linh Thứu”. 

Nguồn gốc tên gọi chùa Lôi Âm bắt nguồn từ truyền thuyết rằng:

Xưa kia, mảnh đất này vốn một mảnh đất linh thiêng. Tuy nhiên, tại đây có nhiều lũ yêu ma đang ẩn náu lộng hành để hại dân. Dân làng vì kinh hãi phải bỏ quê quán đi tha phương cầu thực, không thì cũng bị chúng cầm tù. Trong số những người bị lũ yêu quái bắt làm nô lệ, có một cậu bé mồ côi đã lớn lên trở thành chàng trai thông minh tuấn tú. Chàng tìm cách bỏ trốn khỏi làng, sau nhiều năm ròng rã đã gặp được đức Phật. Thấu hiểu sự tình, Đức Phật ban cho chàng trai một hộp gỗ và dặn dò cách để trừ yêu ma. Chàng trai trở về quê nhà, nhớ lời Đức Phật dặn bèn leo lên một đỉnh núi, đợi đúng thời khắc giữa đêm và mở hộp. Khi nắp hộp vừa mở ra, một mùi hương trầm lan tỏa khắp nơi nơi cùng với đó là tiếng tụng kinh niệm Phật vang xa văng vẳng khắp núi rừng. Lũ yêu ma kinh hãi hú hét bỏ chạy toán loạn.

Xem thêm: Hành hương lễ bái chùa Chuông – cổ tự linh thiêng bậc nhất Hưng Yên 

Từ đó, nơi đây trở nên thái bình, dân làng lại trở về xây dựng cuộc sống yên ổn. Tuy không còn lũ yêu quái nữa những cứ vào giữa đêm, mùi hương trầm và tiếng tụng kinh niệm Phật lại âm vang khắp núi rừng. Thấy vậy, nhân dân trong vùng bảo nhau lập lên một ngôi chùa thờ Phật tại đỉnh ngọn núi cao khi xưa, đặt tên chùa Lôi Âm với ý nghĩa là “tiếng của Phật” cũng vì vậy.

Chùa Lôi Âm linh thiêng nức tiếng rằng khi xuất hiện sấm chớp tại chùa thì chắc chắn sẽ có mưa to, được thể hiện qua câu ca dao:

 “Nửa đêm có chớp chùa Lôi

Con ơi tỉnh giấc mang nồi ra sân”

Lịch sử và kiến trúc

Tìm hiểu về lịch sử chùa

Qua các bia đá tại chùa, có thể thấy rằng chùa Lôi Âm được xây dựng vào thế kỷ XV thời vua Lê Thánh Tông. Trải qua nhiều thăng trầm, ngôi chùa đã được trùng tu lại nhiều lần. Trong đó, mỗi lần trùng tu, tôn tạo đều được tạc ghi vào đá, vào sổ sách công đức còn lưu giữ đến ngày nay.

Năm 1626 thực hiện lần trùng tu đầu tiên gồm 1 gian, 1 chái, thượng điện, thiêu hương, do chủ các sãi ở phủ Hải Đông đứng ra công đức.

Năm 1660 thực hiện lần trùng tu thứ 2, các nhà công đức đã trùng tu lại 11 pho tượng lớn tại chùa.

Lần trùng tu thứ 3 không còn đọc được niên đại, các nhà công đức đã mở rộng quy mô chùa lên thành 3410m2. Đồng thời tu sửa 16 pho tượng trong chùa cùng 3 gian thượng điện và tiền đường.

Xem thêm: Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang ở đâu? Thờ ai? Tổng hợp thông tin về chùa 

Lưu truyền rằng, chùa Lôi Âm từng là căn cứ địa của trung đoàn 98 trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần tạo nên những thành tích và những chiến thắng giòn dã trong lịch sử nước nhà.

chùa lôi âm
Bia đá – Dấu tích còn sót lại tại chùa

Vào năm 1997, chùa Lôi Âm được chứng nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Nhà sư trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích Bản Tường.

Kiến trúc ngày nay chùa Lôi Âm

Do chùa nằm tại vị trí cao 395m so với mực nước biển và dần xuống cấp theo thời gian nên việc sửa sang tôn tạo cũng mất rất nhiều công sức. Bởi vậy, trước đây du khách đến lễ chùa mỗi người thường mang theo ít nhiều gạch đỏ đã được nhà chùa cột thành từng đôi tại chân núi để công đức, cũng là thể hiện lòng thành tâm của mình. Đến năm 2016, việc vận chuyển gạch đã hoàn thành nhưng khi nói đến chùa Lôi, nghĩa cử đó vẫn còn nhiều người nhớ mãi.

chùa lôi âm quảng ninh
Khung cảnh ngôi chùa Lôi Âm

Ngày nay, muốn tới chùa thì du khách phải đi đò qua con hồ Yên Lập để tới chân núi Lôi Âm.  Đi qua hết 7 ngọn đèo từ chân núi gồm 5 ngọn đồi dốc cao và 2 ngọn đồi dốc thoải, du khách sẽ tới chùa Lôi Âm với những tiếng chuông, tiếng mõ vang nhẹ.

chùa lôi âm quảng ninh
Du khách leo núi lên chùa Lôi Âm

Ngày nay, chùa đã trở nên khang trang hơn nhưng vẫn còn thể hiện rõ nét thiết kế theo lối kiến trúc thời Lê trong kiến trúc. Chùa được xây dựng theo hướng Đông Nam theo kiến trúc hình chữ Công. Phía trước có 8 mái, buông 4 mái và hậu cung có 12 mái.

chùa lôi âm quảng ninh

Với những nguyên liệu chủ yếu là gạch đỏ, gỗ lim, chùa Lôi Âm trở nên nổi bật trong cái màu xanh điệp trùng của núi đồi. Bên trái chùa có 2 cây muỗng theo đánh giá của các nhà khoa học thì có tuổi thọ khoảng 700 năm tuổi. Từ chùa chính đi về phía bên phải sẽ thấy một con đường nhỏ dẫn đến ban Mẫu. Đi thêm một đoạn là thấy hang Cậu. 

chùa lôi âm ở quảng ninh
Nhà Mẫu

 

chùa lôi âm quảng ninh
Hang Cậu rộng ́8,5m2 và cao 2.2m

Xem thêm: Tham quan vãn vảnh và hành hương ngôi chùa tháp Tường Long cao nhất thời Lý 

Đến với chùa Lôi Âm, du khách có thể khám phá thêm những địa điểm không kém phần linh thiêng khác. Ở đằng sau chùa là con suối Giải oan và giếng Tiên quanh năm trong xanh. Gần chùa còn có chùa Hang có diện tích 8.5 m2 với hình dáng đặc biệt giống như ngôi nhà một mái bằng đá. Ngoài ra trên đỉnh núi Lôi Âm có một chỗ vuông vắn rộng rãi phỏng 5-6 trượng. Nơi đây không có mọc cỏ cây và tương truyền là bàn cờ tiên, tục lại gọi là “chợ trời”.

chùa lôi âm ở quảng ninh
Một ngôi nhà lạ nằm trên đường lên chùa Lôi Âm, được gọi là đền Trình

Lễ hội chùa vào ngày nào?

Ngày hội của chùa Lôi Âm được tổ chức vào ngày 27 đến hết ngày 30 tháng Giêng âm lịch hàng năm, cũng chính là ngày giỗ tổ chùa. Bởi vậy, vào ngày này chùa thường tổ chức lễ hội rất long trọng. Theo lời của những bô lão, hội chùa Lôi Âm khi xưa là lễ hội lớn của một vùng. Đến ngày nay, những tục lệ xưa vẫn được duy trì. Bên cạnh đi lễ Phật, xem hội chọi gà, chơi các trò chơi dân gian thì du khách còn có dịp bơi thuyền trên hồ Yên Lập trong xanh để hoà mình vào non nước, mây trời chốn cửa thiền.

Là ngôi chùa mang nhiều giá trị tâm linh Phật giáo cùng cảnh quan đẹp mê lòng người, chùa Lôi Âm luôn là địa điểm tâm linh thu hút hàng ngàn nhân dân địa phương cùng du khách gần xa. Ước tính có đến gần vạn lượt khách đã về xứ Mỏ để ghé thăm ngôi chùa có phong cảnh hữu tình này tham quan vãn cảnh và chiêm bái.

Người dân đi lễ chùa Lôi Âm Quảng Ninh không chỉ ngày lễ mà còn trong những dịp đặc biệt như lễ các ngày hội Phật giáo, với tấm lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe. Ngay cả ngày thường, người dân và du khách cũng tìm đến đây để vãn cảnh chiêm bái chùa chiền cho lòng thanh thản, thoát khỏi những âu lo. 

Ngoài ra, mọi người nên sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Nếu lễ đền Mẫu, Thánh ta có thể sắm lễ vật chay mặn tùy tâm nhưng đồ mặn nên là những thức đồ đơn giản như gà, giò.

Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.

đi lễ Chùa Lôi Âm
Oản lễ Tài Lộc thành tâm dâng cửa Phật

 

đi lễ Chùa Lôi Âm
Oản thắp hương đẹp dâng bái cửa Phật

Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.

Kinh nghiệm di chuyển tới chùa Lôi Âm

Chùa nằm giữa thành phố Hạ Long và thị xã Uông Bí, cách quốc lộ 18 chừng dăm cây số. Chùa cách trung tâm Hà Nội khoảng 160km. Nếu đi từ trung tâm Hà Nội, du khách đi dọc đường Vành đai 3, rồi tiếp tục rẽ lên Quốc lộ 5B hướng đến cao tốc Hạ Long – Hải Dương. Từ bảng chỉ dẫn tại trạm thu phí Đại Yên, du khách đi tầm 3km sẽ đến bến đò. Còn nếu du khách đi từ Hòn Gai hoặc Bãi Cháy thì có thể bắt xe buýt hoặc xe khách đi qua ga Đại Yên sẽ thấy tấm biển nhỏ chỉ lối lên bến đò chùa Lôi Âm. 

chùa lôi âm ở quảng ninh
“Cây mang thai” tại con đường dẫn lên chùa Lôi Âm

Ở bến này có 3 đến 4 đò máy thường xuyên đỗ trực. Trong đó có 1 đò của nhà chùa không thu phí người qua hồ, còn lại đò tư nhân sẽ có giá vé khoảng 30,000đ – 50.000đ. Thời gian đi đò lên chân núi Lôi Âm khoảng 15 phút. Xuống đò tại chân núi, muốn lên tới chùa du khách cần đi qua 7 con đèo bằng con đường bê tông dài khoảng 160km. Đi hết qua 7 con đèo nằm giữa cảnh đồi núi trập trùng, bạn sẽ được chứng kiến những rặng thông lấp ló ánh mặt trời, những đồi dứa trải dài như tấm thảm và quang cảnh vịnh Hạ Long đẹp như bức tranh sơn thủy trầm mặc. Dự kiến thời gian đi bộ từ chân núi lên chùa là 1 tiếng.

Tại đây cũng có dịch vụ xe ôm đưa đón tại chân núi lên chùa cho những du khách có nhu cầu. Vì đây là địa điểm đông đúc nên khi tới chùa Lôi Âm lễ bái,  mọi người không nên mang quá nhiều những tư trang, tiền bạc,… Do chùa nằm trên núi cao nên đường lên chùa có chỗ khúc khuỷu, khó đi. Bạn hãy chủ động đi giày thể thao cho an toàn và tránh đi ngày trời mưa đường trơn trượt.

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ