Chùa Lân (Yên Tử) – Tổng hợp thông tin về lịch sử, kiến trúc và ngày lễ

Trong chuyến hành hương tâm linh về vùng đất mỏ Quảng Ninh, quần thể di tích chùa Lân  – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử luôn là lựa chọn đầu tiên của rất nhiều con hương để tử.

Cùng tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, kinh nghiệm đi lễ tại chùa Lân để hiểu hơn tại sao ngôi chùa này lại nổi tiếng với du khách gần xa đến như vậy.

NỘI DUNG

Đôi nét về chùa Lân

Chùa Lân là ngôi chùa cổ nằm trên núi Yên Tử thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa có tên chữ là chùa Long Động (Long Động tự) và được nhân dân gần xa biết đến với cái tên Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử.

Trước đây, trong hệ thống chùa, tháp của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử thì chùa Lân là điểm dừng chân đầu tiên của vua Trần Nhân Tông khi về vùng núi này tu hành.

Xem thêm:Tìm hiểu chi tiết về kiến trúc và điều đặc biệt tại chùa Liên Phái (Hà Nội)

Hiện nay, chùa nằm trong Quần thể di tích danh thắng Yên Tử – địa điểm hành hương tâm linh không thể bỏ qua khi về nơi đất mỏ. Đến ngày nay, công trình Chùa Lân – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử vừa là nơi tham quan vãn cảnh và lễ Phật dành cho du khách thập phương; vừa là nơi nghiên cứu, bảo tồn và lưu giữ các Kinh văn, thư tịch, ấn phẩm văn hoá về Yên Tử & Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây không lúc nào vắng bóng những người tu hành theo Phái Thiền Trúc Lâm.

Giải thích ý nghĩa tên chùa

Vào thời Trần, chùa được khởi xây trên triền quả núi có hình con Kỳ Lân nằm phủ phục, người xưa gọi chùa là chùa Lân. Ngoài ra, còn có điển tích lưu truyền rằng: ngày xưa, vào mùa mưa thường xảy ra hiện tượng ngập trắng nước, suối chảy mạnh. Người dân muốn vào chùa phải bám và lân theo dây để đi vào. Lâu dần cứ vào mùa nước ngập, việc lân dây vào chùa trở thành quen của người dân nên chùa có tên chùa Lân. 

chùa lân
Chùa Lân ngày nay rất uy nghi, bề thế

Truyền thuyết về tên chữ chùa Long Động được lưu truyền rằng:”Sau khi vượt bè vào Yên Tử, vua Trần Nhân Tông và đệ tử thân tín Bảo Sái đã nghỉ qua đây. Đêm ấy, vua nằm mơ cưỡi trên lưng Rồng vàng đưa Vua du lạc vào Động lớn. Phía dưới là hồ nước xanh nở đầy hoa sen vàng thơm nức, tỏa vầng hào quang cùng tiếng nhạc. Rồng vàng chở Vua đi chơi trong hồ sen trong động và đặt Vua lên đài sen. Vua giật mình tỉnh giấc thấy hương sen còn thoang thoảng, tiếng nhạc còn dư âm. Vua khẽ đánh thức Bảo Sái dậy, kể lại giấc mơ dị kỳ cho Bảo Sái. Hai thầy trò thắp lửa, lạ thay xuất hiện bầy Rồng đất từ đâu mò về, nằm kề bên. Thấy động chúng quất đuôi chạy biến. Vua bảo: Đây là nơi Rồng ở và đặt cho tên là Động Rồng”.

Về sau, tại nơi đây xây dựng một ngôi chùa nên được gọi tên là Long Động tự (chùa Lân).

Lịch sử hình thành và phát triển

Danh thắng Yên Tử là cái nôi của Thiền phái Trúc Lâm từ cuối thế kỷ 13. Năm 1293, vua Trần Nhân Tông khi xuất gia về Yên Tử tu hành đã tới chùa Lân. Vua hạ lệnh cho tôn tạo, xây dựng lại chùa thành một nơi khang trang và chùa Lân trở thành một trong những ngôi chùa quan trọng nhất trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm. Viện Kỳ Lân trở thành nơi để giảng đạo, độ Tăng. Đây cũng là nơi thuyết giảng Kinh pháp của 3 vị sư tổ thiền phái Trúc Lâm là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Trải qua các triều đại Trần, Lê, chùa Lân vẫn là một thiền viện, là nơi tu hành của những thiền sư nổi tiếng như Hòa thượng Tuệ Đăng (tức Chân Nguyên), Thiền sư Tuệ Nguyên,…

Xem thêm:Hành hương về ngôi chùa Long Đọi Sơn nghìn năm tuổi

Trong kháng chiến chống Pháp, chùa bị phá và thiêu hủy gần như hoàn toàn và chỉ còn lại phần mộ tháp gồm 23 tháp nằm trong và ngoài chùa. Sau đó, nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm đã dựng lại trên nền chùa cũ với quy mô nhỏ.

Cho đến đầu năm 2002, lễ đặt đá phục dựng chùa Lân – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử đã được tổ chức trên diện tích gần 126.000 m2 dành cho các hạng mục trong chùa và 237.077m2 diện tích cây rừng xung quanh tạo cảnh quan thiên nhiên cho núi rừng Yên Tử.

chùa lân yên tử
Chính Pháp Đường – Nơi thuyết pháp cho các tăng ni, phật tử

Đến cuối năm 2002, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Đệ Nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (11-11) tiến hành cử hành đại lễ khánh thành chùa Lân – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử giống như như ngày hôm nay.

Cảnh quan và kiến trúc chùa Lân 

Muốn tới cổng chùa Lân Yên Tử ta cần đi qua ngõ chùa Lân dài gần 100m. Ngõ chùa được lát đá suối nhẵn giống như tấm thảm dẫn vào chùa. Hai bên là 19 tháp cổ làm từ đá và gạch, trong tháp có bia ghi lại hành trạng của các bậc thiền sư khả kính tu hành ở chùa Lân. Men theo đường Yên Tử ta sẽ đi qua một cổng tứ trụ bằng đá xanh có ghi Chùa Lân – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Du khách tiếp tục đi trên các bậc đá xếp dẫn tới cổng Tam quan có tựa Chùa Long Động – Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Tại đây có hồ Tĩnh Tâm quanh năm trong xanh.

chùa lân yên tử
Cổng Tam quan chùa Lân

Trong sân chùa còn có 3 ngôi tháp cổ. Hai ngôi tháp Viên Minh và Viên Quang nằm phía trước Chính Điện. Tháp Tịch Quang là mộ tháp lớn nhất tại đây, được xây dựng năm 1726 nằm ở phía sau bên phải nhà Tổ. Phía bên trái tháp Tịch Quang là cây đa cổ thụ có tuổi đời bảy trăm tươi tốt. Trước sân Thiền viện đặt một quả cầu Như ý báo ân Phật lớn nhất Việt Nam. Quả cầu bằng đá hoa cương đỏ, đường kính 1,590m, trọng lượng 6,5 tấn được lấy từ mỏ đá An Nhơn, tỉnh Quy Nhơn.

chùa lân
Trước tòa Chính điện là quả cầu Như ý lớn nhất Việt Nam

Xem thêm: Chùa Vua – cổ tự được mệnh danh là “cờ miếu” nổi tiếng tại Hà Nội

Kiến trúc chùa Lân gồm có các hạng mục là Chính điện, Lầu trống, Lầu chuông,  Nhà thờ Tổ, Nhà tăng, La Hán đường.

Chính điện còn có tên Đại Hùng Bảo Điện với những bậc thềm hoa thể hiện dấu tích nền móng chùa chiền thời Trần.

chùa lân yên tử
Bên trong tòa Chính điện chùa Lân

Gian giữa là nơi đặt pho  tượng lớn nhất trong số các tượng thờ ở Yên Tử là tượng Thích Ca Mâu Ni làm bằng đồng nặng gần 4 tấn với hình dáng tay Phật nâng đóa sen vàng mới nở, mắt nhìn thấu tỏ cõi nhân gian. Hai bên trái phải là Phổ Hiền Bồ Tát và tượng Văn Thù Bồ Tát. Trên tường có 9 bức phù điêu mô tả quá trình trụ thế, xuất gia, tu tập, giác ngộ, thuyết pháp độ sinh, nhập diệt Niết bàn của Phật Tổ Thích Ca. Phía trước tượng thờ có một bức cửa võng lớn bằng gỗ trạm trổ kì công. Hai bên cột trụ treo đôi câu đối lớn bằng chữ Việt:

“Phật pháp chỉ rành nẻo vào luân hồi đường giải thoát.

Thiền tông lối thẳng, không theo thứ bậc đến chân như”

Ra ngoài, ta sẽ thấy lầu Trống, lầu Chuông uy nghi đặt tại hai bên tòa Chính Điện. Trống và Chuông được coi là pháp khí của nhà Phật và chùa thường thỉnh chuông, gióng trống vào những ngày lễ.

chùa lân yên tử
Lầu Chuông

 

chùa lân
Lầu Trống

Phía sau Chính điện có lối dẫn ra nhà thờ Tam tổ Trúc Lâm.  Nhà thờ Tổ có kiến trúc như tòa Chính điện và được xây cao hơn tòa chính điện cũng bằng chín bậc thềm đá. Bên trong có ba pho tượng đồng ngự chính vị tôn nghiêm. Hai bên ghi câu đối bằng chữ Việt:

“Yên Tử non cao Chư Tổ mồi đèn truyền tâm ấn

Trúc lâm rừng vắng Điều Ngự nối đuốc lập tông phong”.

chùa lân
Bên trong nhà thờ Tổ

 

chùa Lân
Tam Tổ Trúc Lâm chùa Lân

Phía trước nhà Tổ có tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng gỗ dáng hương nặng khoảng 3,2 tấn được chạm khắc tinh xảo với chiều cao 3,2m, bệ đỡ cao 0,65m, chiều rộng bệ đỡ 0,95m.

chùa lân yên tử
Pho tượng tổ Bồ Đề Đạt Ma

La Hán đường có tượng mười tám vị La Hán làm bằng gỗ được chạm khắc tinh tế. Mỗi tượng thể hiện một dáng điệu tư thế và có ghi chú lai lịch của từng vị. Nhà trưng bày tọa lạc bên trái tòa Chính Điện là nơi lưu giữ nhiều hiện vật khảo cổ tại chùa Lân và nhiều sách, ảnh về Thiền phái Trúc Lâm.

chùa lân
Khu vực La Hán đường – chùa Lân

Ngày lễ chùa Lân diễn ra vào ngày nào?

Hàng năm, ngoài ba tháng lễ hội Xuân Yên Tử cũng như mùng 1, ngày rằm hàng tháng, chùa Lân Yên Tử còn tổ chức các ngày lễ Phật giáo và Tông môn bao gồm:

  • Ngày 23 tháng 1 âm lịch – ngày giỗ Đệ Tam Tổ Huyền Quang
  • Ngày 3 tháng 3 âm lịch – ngày giỗ Đệ Nhị Tổ Pháp Loa
  • Ngày 5 tháng 4 âm lịch – lễ Phật Đản Sinh, lễ An Cư kiết hạ
  • Ngày 15 tháng 7 âm lịch – lễ Vu lan báo hiếu, lễ Tự Tứ
  • Ngày 28 tháng 10 âm lịch – ngày giỗ thiền sư Chân Nguyên
  • Ngày 1 tháng 11 âm lịch – ngày giỗ Sư Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông
  • Ngày 8 tháng 12 âm lịch – lễ Phật Thành Đạo

Sắm lễ đi chùa cần chú ý điều gì?

Chùa Lân nổi tiếng gần xa là công trình kiến trúc Phật giáo mang nét đẹp cổ kính, cũng là nơi lưu giữ những Kinh văn, thư tịch, ấn phẩm văn hoá quý giá về Yên Tử & Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử. Bởi vậy, đây địa điểm hành hương tâm linh của rất nhiều du khách gần xa trong hành trình về với Quần thể di tích danh thắng Yên Tử

Đặc biệt trong những dịp đặc biệt như lễ Tết hay các ngày hội Phật giáo, chùa đón tiếp hàng ngàn người dân tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa cùng lòng hướng thiện tới lễ Phật, tham quan, tập thiền, nghe pháp giữa khung cảnh sơn lâm kỳ thú, 

Lúc này, mọi người nên sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Lân, ta nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản.

Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.

đi lễ chùa lân
Oản lễ Phật cô Tâm được thiết kế kiểu dáng ý nghĩa với các phụ kiện trang trí chất lượng cao

 

đi lễ chùa lân
Oản Tài Lộc là vật lễ dùng trưng lễ trong khoảng thời gian dài lên đến 6 tháng

Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng. 

Vị trí chùa

Chùa Lân nằm trong Quần thể di tích danh thắng Yên Tử trên núi Yên Tử thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 110km. 

Bài viết liên quan
03 4545 5959
×

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN OẢN LỄ MIỄN PHÍ

    ×

    CHỈ ĐƯỜNG

    Phone Tin nhắn MESSAGE ZALO CHAT Địa chỉ