Với bề dày lịch sử 13 thế kỉ, chùa Kim Đài Bắc Ninh vẫn đứng đó như một minh chứng lịch sử quan trọng không thể thiếu của người dân xứ Kinh Bắc. Cùng với những di tích như chùa Dận, chùa Tiêu,.. chùa Kim Đài là nơi đã gắn liền với cuộc đời vị vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) – người sáng lập nên triều nhà Lý sùng bái đạo Phật.
NỘI DUNG
Đôi nét giới thiệu về chùa Kim Đài
Chùa Kim Đài là ngôi chùa có lịch sử lâu đời bậc nhất tại Bắc Ninh và nước ta. Tọa lạc tại vị trí thuộc xóm Xuân Đài, làng Đình Bảng, TX. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, chùa Kim Đài còn có tên gọi là chùa Đài, chùa Quỳnh Lâm (Quỳnh Lâm tự) và chùa Lục Tổ.
Xem thêm: Lý do chùa Dận là địa điểm hành hương tâm linh nên đến khi về xứ Kinh Bắc
Dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) lúc nhỏ từng là một chú tiểu tại chùa này. Ngoài ra vào thời tiền khởi nghĩa, chùa là một cơ sở hoạt động cách mạng của những nhà cách mạng Cộng sản Việt Nam. Thời Chiến tranh Đông Dương, chùa Kim Đài là một cơ sở qua lại bí mật của lực lượng du kích, bộ đội địa phương
Lịch sử hình thành và tu tạo chùa Kim Đài
Theo những ghi chép còn lưu lại, chùa do Thiền sư Định Không dựng ở bản hương vào cuối thế kỉ 8. Tương truyền rằng khi xây dựng chùa có đào được một bình hương và mười chiếc khánh đồng. Thiền sư cho người mang ra sông rửa sạch thì một chiếc rơi xuống sông trôi theo dòng nước đến khi chạm đất mới nằm im. Sư giải thích rằng: “Thập Khẩu” là chữ CỔ, “Thủy Khứ” (xuống sông) là chữ PHÁP còn “Thổ” (là đất) chỉ vào hương ta” Thiền Sư Định Không đã ấn định Hương Diên Uẩn – bản thổ nơi đây là Hương Cổ Pháp (nay là vùng Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh).
Xem thêm: Chùa Dạm và lịch sử nghìn năm gắn liền với vương triều nhà Lý
Thiền Sư có làm một bài tụng như sau:
“Địa trình Pháp khí
Nhất phẩm trinh đồng
Tri Phật pháp, tri long hưng
Lập hương danh Cổ Pháp”
Dịch
“Đất dâng pháp khí
Hạng nhất đồng ròng
Gặp thời Phật pháp thịnh hưng
Đặt tên là làng Cổ pháp”
Đến thế kỉ 9, thiền sư Định Không mở rộng quy mô chùa, sửa chữa các hạng mục,đồng thời cho tạc khánh đá lớn tại đây và đặt tên chùa là chùa Quỳnh Lâm.
Thời nhà Lý, chùa Kim Đài là biểu tượng Phật giáo tiêu biểu thờ cúng Phật của các quý tộc nhà Lý. Vào thời Trần, chùa xuống cấp dần và bị tàn phá nghiêm trọng khi nhà Minh xâm lược Việt Nam (1407-1427).
Mãi cho tới thời Lê Mạt, năm 1701, quận chúa Nguyễn Thị Ngọc Long (vợ chúa Trịnh Căn) đã tu sửa lại chùa, dựng thêm hai dãy hành lang để tượng Thập bát La hán, tượng Thập Điện Minh Vương…. Vào thời điểm đó, chùa có 6 pho tượng tạc 6 vị trụ trì đầu tiên của chùa nên được đổi tên thành chùa Lục Tổ.
Sau đó, thời gian và chiến tranh đã làm chùa thay đổi nhiều, dáng vẻ nguyên bản của chùa Kim Đài không còn được lưu giữ. Nhân dân làng Đình Bảng cùng những tấm lòng đại nghĩa thập phương đã góp công góp cửa tu bổ chùa. Đồng thời xây Kim Văn Tháp cao 9 tầng trên đỉnh lăng mộ Thiền sư Lý Khánh Văn – cha nuôi Lý Công Uẩn.
Xem thêm: Chùa Dâu – Lịch sử về ngôi chùa cổ hình thành sớm nhất Việt Nam
Ngày nay, chùa là nơi tu hành của các tăng ni.
Kiến trúc chùa
Đến với chùa Kim Đài, ta sẽ được chiêm ngưỡng cổng Tam quan to đẹp sừng sững nổi bật giữa khu phố Đình Bảng với khuôn viên rộng khoảng 7200m2.
Trong khuôn viên chùa gồm các hạng mục là:
+ Điện Tam Bảo là nơi thờ Tam Thế, Thích Ca, Di Lặc, A-di-đà, Thập Điện Diêm Vương
+ Nhà thờ tổ là nơi đặt tượng các vị tổ của chùa và điện thờ bà Nguyễn Thị Ngọc Long
+ Nhà thờ mẫu
+ Hậu cung
Lăng mộ thờ cả thiền sư Lý Khánh Văn – cha nuôi của Lý Công Uẩn nằm ngoài khuôn viên chùa về phía Tây. Lăng mộ này mới được tu sửa và xây dựng thêm tháp Kim Văn vào năm 2000.
Lễ hội chùa được tổ chức vào ngày nào?
Hằng năm, lễ hội chùa Kim Đài được tổ chức long trọng vào ngày mùng 9 tháng giêng âm lịch để tưởng niệm ngày hóa thiền sư Lý Khánh Văn – Dưỡng Phụ của thái tổ Lý Công Uẩn.
Người ta đến chùa Kim Đài với mong cầu phúc, cầu tài, cầu bình an và cũng là để chiêm nghiệm lại những giá trị lịch sử hào hùng của các vĩ nhân của dân tộc.
Không chỉ trong những ngày đầu xuân năm mới, ngày lễ Phật giáo trong năm hay ngày lễ hội, chùa luôn là địa điểm tâm linh hành hương của nhiều du khách và con hương đệ tử tới xứ Kinh Bắc vãn cảnh chiêm bái.
Lúc này, mọi người nên sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Kim Đài, ta nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Nếu dâng lễ thần, ta cũng chỉ nên sắm đồ mặn đơn giản như giò, gà, rượu,…
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Lộ trình di chuyển tới chùa
Hiện nay, chùa tọa lạc tại đường Lý Khánh Văn thuộc xã xóm Xuân Đài, làng Đình Bảng, TX. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chùa có vị trí khá gần với chùa Dận – ngôi chùa ghi dấu 1 phần cuộc đời vị vua Lý Thái Tổ và cũng là nơi trụ trì của Thiền sư Lý Khánh Văn.
Tới chùa Kim Đài, bạn có thể lựa chọn phương tiện vận chuyển là ô tô, xe máy hoặc xe bus, xe khách đều tiện.
Nếu sử dụng phương tiện cá nhân, từ trung tâm Hà Nội bạn đi về hướng Bắc Ninh qua cầu Chương Dương và cầu Đuống. Qua cầu đi thẳng thêm 5 km là tới địa phận phường Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh. Bạn đi thẳng thêm khoảng 1km sẽ tới đường Lý Khánh Văn nằm tại phía bên phải.
Với xe bus, bạn có thể đi bus 10A, 54 xuống tại điểm dừng Công an phường Đình Bảng cách chùa 200m.