Nếu có dịp hành hương tới vùng tả ngạn sông Đuống, du khách không thể bỏ qua điểm đến tâm linh linh thiêng là chùa Kiến Sơ. Đây là ngôi chùa cổ phát tích thuộc dòng thiền lớn nhất Việt Nam, cũng là nơi Lý Công Uẩn khi xưa thường lui tới tu thiền.
NỘI DUNG
Chùa Kiến Sơ – Nơi phát tích của thiền phái Vô Ngôn Thông
Lịch sử xây dựng và hình thành chùa được lưu truyền rằng:
Khi xưa, đạo Phật đã truyền bá rộng rãi vào hương Phù Đổng huyện Tiên Du thuộc Kinh Bắc xưa (nay là xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội). Trong đó, dấu tích đặc biệt minh chứng là chùa Kiến Sơ, cổ tự tọa lạc bên tả ngạn sông Đuống (tên cổ là Nậm Luống). Ngôi chùa gần sát đền Gióng thuộc xã Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
Xem thêm: Chùa Lý Quốc Sư (Hà Nội) thờ ai? Tổng hợp tất cả thông tin vè cổ tự Lý Quốc Sư
Vào trước năm 820, chùa được một phú hào ở địa phương tên Nguyễn Chí vì mộ đạo Phật nên đã bỏ tiền ra xây dựng. Không lâu sau đó chùa được trụ trì bởi nhà sư Lập Đức. Vào năm Canh Tý (820), thiền sư Vô Ngôn Thông từ Quảng Châu (Trung Quốc) sang Việt Nam, gặp gỡ nhà sư Lập Đức và được nhà sư tôn làm thầy. Nhà sư được thầy truyền pháp và đổi tên là Cảm Thành. Từ đấy, chùa là nơi phát tích và trở thành trung tâm của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Dòng thiền này nhanh chóng phát triển, tạo nên sự ảnh hưởng lớn đối với đời sống văn hóa,tư tưởng của các bậc đế vương triều Đinh, Lê, Lý, Trần. Đồng thời góp phần tạo nên diện mạo văn hóa Việt.
Thiền sư Vô Ngôn Thông được mời làm trụ trì tại chùa cho đến khi ngài viên tịch. Chùa Kiến Sơ trở thành trung tâm Phật giáo lớn của Kinh Bắc cũng như của cả nước Việt ta. Dòng thiền Vô Ngôn Thông truyền được 17 thế hệ với những đại sư mà tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử như: Đa Bảo, Viên Chiếu, Lý Thái Tông, Mãn Giác, Không Lộ… Đây đều là những vị cao tăng đắc đạo, nổi tiếng trong lịch sử không chỉ ở lĩnh vực Phật pháp, mà còn ở lĩnh vực chính trị.
Xem thêm: Có gì đặc biệt tại chùa Vua – ngôi chùa được mệnh danh “cờ miếu” nổi tiếng giữa lòng Thủ Đô
Chùa cũng là nơi khi còn niên thiếu Lý Công Uẩn hay lui tới học và đọc kinh. Say này khi lên làm vua là Lý Thái Tổ (1010 – 1028), nhà vua thường đến thăm chùa. Vua cũng thường thỉnh Thiền sư Đa Bảo (là vị Thiền sư đời thứ 6 của dòng thiền Vô Ngôn Thông) về Kinh đô Thăng Long bàn luận và tiếp đón trọng hậu. Nhà Vua cũng đã xuống chiếu cho trùng tu chùa và đền Phù Đổng nhiều lần.
Khi dòng thiền Vô Ngôn Thông suy thoái, chùa trở thành nơi thờ cả Tam giáo: Phật, Lão, Khổng trong đó thờ Phật là chủ yếu.
Ý nghĩa tên gọi của chùa Kiến Sơ
Ngôi chùa được đặt tên là chùa Kiến Sơ, tức nơi gặp gỡ ban đầu để đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Thiền sư Vô Ngôn Thông và Thiền sư Cảm Thành. Qua đó tạo nên sự phát tích của ngôi chùa đầu tiên thuộc dòng thiền tại Việt Nam.
Chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 21/2/1975.
Kiến trúc ngôi chùa Kiến Sơ
Kiến trúc bên ngoài
Quần thể chùa Kiến Sơ ngày nay khá rộng rãi, bề thế nhưng vẫn giữ được những nét cổ kính, trang nghiêm đúng theo kiến trúc thời Nguyễn.
Cổng tam quan của chùa Kiến Sơ gồm 5 gian chồng diêm 2 tầng. Tại sân chùa có một hồ sen lớn. Trước tiền đường về phía bên trái có một chiếc khánh đá cổ có niên đại gần 400 năm với bề ngang 2,3m, cao 0,60m, dày 0,17m. Về phía bên phải có một tấm bia lớn phủ rêu xanh.

Toà tiền đường rộng 5 gian 2 chái, phía sau là hậu cung và hành lang hai bên sân giữa vây quanh gác chuông rồi đến khu nhà hậu.

Kiến trúc bên trong
Trong chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý như: đồ tế tự, hệ thống bia đá và tượng thờ. Nội điện tôn trí bảy hàng tượng. Lớp trên cùng là tòa điện chính tôn trí bộ Tam Thế Phật được làm từ chất liệu đất thó, sơn son thiếp vàng. Tiếp đến là hàng 2 là tượng A Di Đà, hàng 3 là tượng gồm năm pho tượng (tượng Di Lặc ở giữa), hàng 4 là pho tượng Quan Âm Nam Hải, hàng 5 là tượng Thích Ca niêm hoa tọa lạc, kế đến tượng Ngọc Hoàng, hàng 7 dưới cùng là tòa Cửu Long.
Xem thêm: Chùa Dâu – Lịch sử, kiến trúc độc đáo và kinh nghiệm lễ chùa Dâu
Đặc biệt, tòa Cửu Long dài 8m, cao 3m, dày 2m được tạo bằng đất thó, có tuổi thọ hơn 200 năm. Tác phẩm này được biến thể với tượng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma, tay cầm một chiếc hài; bên trái là tượng Maza trinh nữ, bên phải là Quán Thế Âm ngự trên đầu rồng. Phía sau chùa có gác chuông, bên dưới có điêu khắc hệ thống hang động mô tả cảnh địa ngục.

Ngoài tượng Phật, tưởng Khổng tử, Lão tử, ngôi chùa còn có 3 pho tượng đặc biệt là Tượng thiền sư Vô Ngôn Thông; tượng Thánh mẫu Phạm Thị Ngà – thân mẫu của Vua Lý Thái Tổ và tượng vua Lý Thái Tổ – người từ thời thơ ấu thường theo học tại chùa Kiến Sơ, và sau này là người khai sáng kinh đô Thăng Long.


Hành hương tới chùa Kiến Sơ nên dâng lễ vật gì
Sắm lễ vật dâng chùa
Vào ngày đầu xuân năm mới, ngày lễ Phật giáo trong năm hay ngày hội đền Gióng. chùa Kiến Sơ lại đông đúc du khách hành hương vãn cảnh và chiêm ngưỡng những giá trị tâm linh lâu đời tại nơi đây.
Phật chứng tâm chứ không chứng lễ. Bởi vậy, con hương đệ tử không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Đến với chùa Kiến Sơ, ta chỉ được dâng đặt đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Tuyệt đối không cúng rượu, thịt.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu.


Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng. Oản Tài Lộc cô Tâm có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Lộ trình chuyển tới chùa Kiến Sơ Hà Nội
Chùa Kiến Sơ nằm trong khu di tích Phù Đổng, cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km về phía Đông Bắc. Từ Hà Nội, bạn đi về hướng cầu Chương Dương, qua cầu Chui, cầu Đuống thì rẽ tay phải, men theo bờ tả ngạn sông Đuống khoảng 5 km là đến chùa. Du khách tới hành hương có thể đi theo quốc lộ 1A hoặc đi xe khách, xe bus số 10B (tuyến Lương Yên – Dốc Lã – Trung Mầu) dừng ở bến Phù Đổng.